Sau một thời gian dài lỗ nặng, hãng viễn thông của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN Telecom) đã bị khai tử và được sáp nhập vào Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) bắt đầu từ ngày 1/1/2012 theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 5/12/2011.
Theo đó, toàn bộ các nguồn vốn, toàn bộ tài sản, trang thiết bị hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin thuộc EVN Telecom sẽ được chuyển sang Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trong đó bao gồm cả bộ máy cán bộ công nhân viên của EVN Telecom.
Theo đó, toàn bộ các nguồn vốn, toàn bộ tài sản, trang thiết bị hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin thuộc EVN Telecom sẽ được chuyển sang Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trong đó bao gồm cả bộ máy cán bộ công nhân viên của EVN Telecom.
Viettel giải quyết bài toán nhân sự cũ của EVN Telecom như thế nào? |
Khi tiếp nhận EVN Telecom, Viettel phải đứng ra giải quyết rất nhiều vấn đề:
Thứ nhất là công nghệ, thực tế thiết bị đầu cuối CDMA 450 MHz của EVN Telecom rất ít nhà sản xuất và chủ yếu là các hãng nhỏ của Trung Quốc, muốn mua thiết bị đầu cuối phải đặt hàng trước và giá thiết bị đầu cuối rất đắt lên đến vài triệu mỗi máy, nhưng mẫu mã cũng không phong phú và chất lượng thiết bị đầu cuối kém.Đây là lý do Tập đoàn Viettel phải bỏ công nghệ CDMA 450 MHz sau khi tiếp nhận EVN Telecom.
Thứ hai,tiếp nhận EVN Telecom, Viettel đã phải tiếp nhận khoản nợ 7.600 tỷ của EVN Telecom và gần 2.500 tỷ nguồn vốn EVN đã đầu tư vào EVN Telecom cộng với hơn 1.000 tỷ EVN đã đầu tư vào tuyến cáp quang biển liên Á.
Khó khăn nhất đối với Viettel là việc chuyển đổi dịch vụ điện thoại cố định không dây E-com của EVN Telecom sang sử sụng điện thoại HomePhone của Viettel. Theo thống kê, lượng khách hàng này của EVN Telecom chiếm tới 70% tổng số khách hàng của mạng này, trong khi cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng lại thiếu chuẩn xác. Giải quyết vấn đề này không có cách nào khác ngoài việc đi xác minh đối với từng đối tượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ.
Lãnh đạo Viettel cũng đau đầu về việc các hộ gia đình cho các Công ty Điện lực thuê mặt bằng lắp đặt cột anten và nhà trạm.
Thứ tư đó là việc tiếp nhận cán bộ công nhân viên, lao động từ EVN Telecom sang Viettel. Khó khăn nhất cho việc sáp nhập là vấn đề con người, vấn đề văn hóa doanh nghiệp, thói quen làm việc… Theo đúng kế hoạch, việc chuyển giao sẽ hoàn tất vào quý I năm 2013, tuy nhiên, đây là công việc hoàn toàn không đơn giản.
Để đảm bảo cho việc sáp nhập diễn ra theo đúng dự kiến, Viettel phải giải quyết việc làm cho 2.000 nhân viên của EVN Telecom. Cụ thể, về nhân sự Viettel chỉ nhận 2.000 nhân sự thuộc EVN Telecom quản lý, số nhân sự còn lại (khoảng 2.000 người), ngành điện phải tự lo. Số nhân sự 2.000 người đã nhận, hiện Viettel đang bố trí vào những vị trí thích hợp hoặc cho thi tuyển vào những bộ phận, công ty con thuộc tập đoàn Viettel.
Đau đầu nhất là việc bố trí cho nhân sự đang làm quản lý EVN Telecom. Theo quan điểm của Tập đoàn Viettel “muốn làm sếp phải bị ném vào chỗ chết”. Không thể tự nhiên lại bố trí lãnh đạo EVN Telecom làm sếp tại các đơn vị của Viettel được và nếu như có bố trí làm sếp thì nhân viên Viettel không phục.
Lãnh đạo Tập đoàn Viettel muốn công bằng đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV) Viettel và CBCNV EVN Telecom. Văn hoá ứng xử của Tập đoàn Viettel trong đó có phần “muốn làm sếp thì viết đơn xin thi tuyển, sếp không hoàn thành nhiệm vụ thì tự động viết đơn xin từ chức chuyển qua làm lính”.
Lãnh đạo Tập đoàn Viettel đã tạo điều kiện cho lãnh đạo EVN Telecom thể hiện năng lực bằng cách điều động đến các vùng “nóng”, nếu không lãnh đạo EVN Telecom có thể thi tuyển vào các vị trí của Viettel. Lý do không chịu nổi sức “nóng” tại Tập đoàn Viettel, nhiều lãnh đạo EVN Telecom đã viết đơn xin nghỉ việc.
Hiện nay 2.000 nhân viên của EVNTelelecom đã được Tập đoàn Viettel được bố trí làm các công việc đơn giản và sau quá trình thử thách sẽ được cân nhắc. Nếu như nhân viên EVN Telecom nào thấy mình có khả năng có thể thi tuyển các vị trí thích hợp tại các đơn vị của Viettel. Tuy nhiên nhiều nhân viên EVN Telecom không chấp nhận phương châm tại Viettel “nước muốn trong phải chảy” và cũng đã viết đơn xin nghỉ việc.
Cũng về nhân sự của EVN Telecom, theo đánh giá thì chỉ có nhân viên EVNIT chất lượng tốt nhất, là tinh hoa công nghệ thông tin của Tập đoàn EVN và Tập đoàn EVN đã tốn kém chi phí để đào tạo bài bản nguồn nhân lực này. EVNIT là nơi sản xuất các phần mềm Tập đoàn EVN đang sử dụng như chương trình quản lý khách hàng CMIS, chương trình quản lý nhân sự, chương trình quản lý vật tư, chương trình quản lý tài chính. Tập đoàn Viettel đã điều chuyển nhân viên thuộc EVNIT qua Trung tâm Công nghệ thông tin Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Theo đánh giá, bộ máy nhân sự của EVN Telecom quá cồng kềnh mà vào lúc cao điểm lên tới 13.000 nhân viên (năm 2010) nhưng hiệu quả công việc lại thấp. Nhiều người tiếc cho EVN Telecom, giá như “văn hoá từ chức” tại Tập đoàn Viettel được áp dụng trong EVN Telecom sớm hơn có lẽ đơn vị này đã không lỗ nặng dẫn đến phải bị khai tử khỏi thị trường viễn thông.
VNPT "tụt dốc": Có thể trở thành EVN Telecom thứ 2?
EVN Telecom bị khai tử, hệ lụy còn đến bây giờ
Thứ ba là quá trình chuyển đổi khách hàng EVN sử dụng dịch vụ CDMA 450 MHz sang mạng Viettel. Khi chuyển đổi qua mạng Viettel, khách hàng sử dụng dịch vụ di động E-Mobile chỉ cần mua một máy GSM do Viettel sản xuất có giá 350.000 đồng và một sim trắng 29.000 đồng, khách hàng sử dụng dịch vụ cố định không dây E-COM chỉ cần mua một máy Homphone do Viettel sản xuất có giá 250.000 đồng, nhưng Viettel đã tặng cho khách hàng viễn thông EVN số tiền 500.000 đồng trong tài khoản và trừ dần vào cước hàng tháng.Khó khăn nhất đối với Viettel là việc chuyển đổi dịch vụ điện thoại cố định không dây E-com của EVN Telecom sang sử sụng điện thoại HomePhone của Viettel. Theo thống kê, lượng khách hàng này của EVN Telecom chiếm tới 70% tổng số khách hàng của mạng này, trong khi cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng lại thiếu chuẩn xác. Giải quyết vấn đề này không có cách nào khác ngoài việc đi xác minh đối với từng đối tượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ.
Lãnh đạo Viettel cũng đau đầu về việc các hộ gia đình cho các Công ty Điện lực thuê mặt bằng lắp đặt cột anten và nhà trạm.
Thứ tư đó là việc tiếp nhận cán bộ công nhân viên, lao động từ EVN Telecom sang Viettel. Khó khăn nhất cho việc sáp nhập là vấn đề con người, vấn đề văn hóa doanh nghiệp, thói quen làm việc… Theo đúng kế hoạch, việc chuyển giao sẽ hoàn tất vào quý I năm 2013, tuy nhiên, đây là công việc hoàn toàn không đơn giản.
Để đảm bảo cho việc sáp nhập diễn ra theo đúng dự kiến, Viettel phải giải quyết việc làm cho 2.000 nhân viên của EVN Telecom. Cụ thể, về nhân sự Viettel chỉ nhận 2.000 nhân sự thuộc EVN Telecom quản lý, số nhân sự còn lại (khoảng 2.000 người), ngành điện phải tự lo. Số nhân sự 2.000 người đã nhận, hiện Viettel đang bố trí vào những vị trí thích hợp hoặc cho thi tuyển vào những bộ phận, công ty con thuộc tập đoàn Viettel.
Đau đầu nhất là việc bố trí cho nhân sự đang làm quản lý EVN Telecom. Theo quan điểm của Tập đoàn Viettel “muốn làm sếp phải bị ném vào chỗ chết”. Không thể tự nhiên lại bố trí lãnh đạo EVN Telecom làm sếp tại các đơn vị của Viettel được và nếu như có bố trí làm sếp thì nhân viên Viettel không phục.
Lãnh đạo Tập đoàn Viettel muốn công bằng đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV) Viettel và CBCNV EVN Telecom. Văn hoá ứng xử của Tập đoàn Viettel trong đó có phần “muốn làm sếp thì viết đơn xin thi tuyển, sếp không hoàn thành nhiệm vụ thì tự động viết đơn xin từ chức chuyển qua làm lính”.
Lãnh đạo Tập đoàn Viettel đã tạo điều kiện cho lãnh đạo EVN Telecom thể hiện năng lực bằng cách điều động đến các vùng “nóng”, nếu không lãnh đạo EVN Telecom có thể thi tuyển vào các vị trí của Viettel. Lý do không chịu nổi sức “nóng” tại Tập đoàn Viettel, nhiều lãnh đạo EVN Telecom đã viết đơn xin nghỉ việc.
Hiện nay 2.000 nhân viên của EVNTelelecom đã được Tập đoàn Viettel được bố trí làm các công việc đơn giản và sau quá trình thử thách sẽ được cân nhắc. Nếu như nhân viên EVN Telecom nào thấy mình có khả năng có thể thi tuyển các vị trí thích hợp tại các đơn vị của Viettel. Tuy nhiên nhiều nhân viên EVN Telecom không chấp nhận phương châm tại Viettel “nước muốn trong phải chảy” và cũng đã viết đơn xin nghỉ việc.
Cũng về nhân sự của EVN Telecom, theo đánh giá thì chỉ có nhân viên EVNIT chất lượng tốt nhất, là tinh hoa công nghệ thông tin của Tập đoàn EVN và Tập đoàn EVN đã tốn kém chi phí để đào tạo bài bản nguồn nhân lực này. EVNIT là nơi sản xuất các phần mềm Tập đoàn EVN đang sử dụng như chương trình quản lý khách hàng CMIS, chương trình quản lý nhân sự, chương trình quản lý vật tư, chương trình quản lý tài chính. Tập đoàn Viettel đã điều chuyển nhân viên thuộc EVNIT qua Trung tâm Công nghệ thông tin Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Theo đánh giá, bộ máy nhân sự của EVN Telecom quá cồng kềnh mà vào lúc cao điểm lên tới 13.000 nhân viên (năm 2010) nhưng hiệu quả công việc lại thấp. Nhiều người tiếc cho EVN Telecom, giá như “văn hoá từ chức” tại Tập đoàn Viettel được áp dụng trong EVN Telecom sớm hơn có lẽ đơn vị này đã không lỗ nặng dẫn đến phải bị khai tử khỏi thị trường viễn thông.
>> Tra cứu điểm thi ĐH - CĐ tại đây: http://diemthi.giaoduc.net.vn/
Hoàng Lực (TH)