Mỹ sẽ triển khai nhiều máy bay F-22, F-35 và B-2 bao quanh Trung Quốc

02/08/2013 07:51
Việt Dũng
(GDVN) - Khu vực triển khai gồm Australia, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia... tạo vòng vây kiềm chế Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Không quân Mỹ sẽ kiểm soát bầu trời châu Á-Thái Bình Dương
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Không quân Mỹ sẽ kiểm soát bầu trời châu Á-Thái Bình Dương

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, quan chức Mỹ tiếp tục tuyên bố, họ không có ý định ngăn chặn Trung Quốc, mà là cùng với Trung Quốc và các quốc gia Thái Bình Dương khác bảo vệ ổn định của khu vực này.

Nhưng, theo bài báo trên tờ "Chính sách ngoại giao" Mỹ ngày 29 tháng 7, sĩ quan chỉ huy cao cấp của Không quân Mỹ cho biết, năm nay, Không quân Mỹ sẽ mở rộng rất lớn sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, triển khai máy bay chiến đấu ở các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Singapore và Australia, tạo thế bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh không quân Thái Bình Dương Mỹ Herbert Carlisle cho biết, Không quân Mỹ sẽ điều rất nhiều máy bay chiến đấu F-22 và F-35 cùng với máy bay ném bom tàng hình B-2 tới khu vực này.

Điều máy bay chiến đấu tiên tiến tới nhiều nước như Australia, Ấn Độ, Philippines, Malaysia

Ngày 29 tháng 7, tại Washington, Tư lệnh Bộ Tư lệnh không quân Thái Bình Dương Mỹ Herbert Carlisle nói với các phương tiện truyền thông cho biết, Không quân Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu ở Australia, vào một thời điểm trong tương lai, còn có thể triển khai máy bay ném bom.

Tướng 4 sao này cho biết, những máy bay chiến đấu này có thể điều đến căn cứ không quân Darwin, Australia vào năm tới, sau đó tiếp tục đóng quân ở căn cứ không quân Tyndall lân cận.

Đây chỉ là sự khởi đầu mở rộng sự hiện diện ở châu Á của Không quân Mỹ. Ngoài Australia, Không quân Mỹ sẽ còn triển khai máy bay chiến đấu ở căn cứ không quân Changi (đông) của Singapore, căn cứ không quân Korat của Thái Lan cùng với Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Malaysia.

Ở Philippines, máy bay Không quân Mỹ có thể triển khai ở căn cứ của cảng Princesa, thủ phủ tỉnh Palawan và một khu vực khác.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ

Bắt đầu thực hiện chiến lược "luân phiên đóng quân" ở châu Á-Thái Bình Dương

"Một trong những nguyên tắc chủ yếu trong chiến lược chúng tôi chính là mở rộng tiếp xúc, hợp tác và phối hợp với quân đội của các bạn bè và đối tác của chúng tôi" - tướng Carlisle nói. "Chúng tôi cùng diễn tập, cùng huấn luyện, chúng tôi xây dựng năng lực cho họ, chúng tôi cũng hiểu rõ họ và môi trường của họ" - Carlisle cho biết, sự hợp tác này "tạo hiệu quả và lợi ích to lớn".

Ông nói, Không quân Mỹ không chuẩn bị xây dựng hạ tầng cơ sở ở Đông Nam Á, mà có kế hoạch di dời những căn cứ không quân hiện có của Mỹ và quân đồn trú Bắc Thái Bình Dương luân phiên đóng ở khu vực này. Carlisle cho biết, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quân Mỹ từng điều các lực lượng luân phiên đóng quân ở các căn cứ của châu Âu, hiện nay bắt đầu thực hiện sách lược này ở châu Á-Thái Bình Dương.

Hiện nay, từ Alaska và Hawaii đến Guam, Nhật Bản và Hàn Quốc, Không quân Mỹ có 9 căn cứ chủ yếu và lớn ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng những căn cứ này đã sớm bố trí đầy đủ máy bay của quân Mỹ, điều này có nghĩa là Không quân Mỹ sẽ bắt đầu định kỳ điều máy bay đến các nước châu Á-Thái Bình Dương khác.

Máy bay ném bom chiến lược B-2 Mỹ trang bị bom B6111
Máy bay ném bom chiến lược B-2 Mỹ trang bị bom B6111

Rất nhiều máy bay F-22, F-35 và B-2 sẽ điều đến châu Á-Thái Bình Dương

Tướng Carlisle cho biết, Không quân Mỹ sẽ điều rất nhiều máy bay chiến đấu F-22, F-35 và máy bay ném bom tàng hình B-2 tới khu vực này.

Ông chỉ ra, một nửa máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, căn cứ nước ngoài vĩnh viễn đầu tiên của máy bay chiến đấu F-35 Mỹ cũng sẽ ở khu vực Thái Bình Dương, máy bay trinh sát không người lái Global Hawk cũng sẽ điều tới khu vực này.

Tờ "Chính sách ngoại giao" cho rằng, đối với Không quân Mỹ, tư tưởng đằng sau chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ rất đơn giản: sử dụng lực lượng vũ trang của Mỹ và đồng minh bao vây Trung Quốc, giống như phương Tây đã làm đối với Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ cũng sớm bắt đầu chuyển dịch tới châu Á, quân Mỹ triển khai tàu chiến ở Singapore, lực lượng Thủy quân lục chiến ở Australia. Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ còn đang sửa chữa những sân bay cũ ở các hòn đảo trên Thái Bình Dương trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm sử dụng những sân bay này khi các căn cứ chính của họ bị tên lửa đạn đạo nước ngoài tấn công.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 bay trên bầu trời Guam năm 2009
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 bay trên bầu trời Guam năm 2009
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 trang bị tên lửa không đối không AIM-120
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 trang bị tên lửa không đối không AIM-120
Máy bay chiến đấu F-22 cơ động trên không
Máy bay chiến đấu F-22 cơ động trên không
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22A Raptor tiếp dầu trên không
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22A Raptor tiếp dầu trên không
Đuôi máy bay chiến đấu tàng hình F-22
Đuôi máy bay chiến đấu tàng hình F-22
Máy bay F-22 mở khoang bụng
Máy bay F-22 mở khoang bụng
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ tiếp dầu trên không
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ tiếp dầu trên không
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2S ném bom
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2S ném bom
Máy bay trinh sát không người lái Global Hawk Mỹ
Máy bay trinh sát không người lái Global Hawk Mỹ
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng