Tổng thống Nga Vladimir Putin thị sát trụ sở Tổng cục tình báo quân sự Liên bang Nga |
Nga là một trong những quốc gia làm công tác phòng chống ăn cắp bí mật tốt nhất thế giới, đặc biệt là sau khi xảy ra "sự kiện Snowden", sự thành công của cơ chế chống ăn cắp bí mật của Nga khiến cho dư luận rất tò mò.
Tờ "Izvestia" Nga vừa cho biết, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Gerasimov ký mệnh lệnh, quy định cho phép quân nhân có liên quan đến bí mật của Nga và nhân viên công tác tại Bộ Quốc phòng có thể nghỉ ngơi ở 39 quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, những quy định như vậy có thể nhận biết sơ bộ về tính hệ thống và tầm nhìn xa của công tác bảo mật an ninh Nga.
Trên thực tế, Bộ Quốc phòng Nga cứ vài năm lại điều chỉnh và công bố danh sách tương tự, lần trước là vào năm 2011. So với danh sách lần trước, lần này những nước có liên quan nhiều hơn, nhưng Ai Cập và Israel do tình hình trong nước không ổn định nên đã bị loại khỏi danh sách lần này.
Danh sách mới còn có một đặc điểm là, trong các nước Trung Á chỉ có Kazakhstan được xếp vào những nước cho phép, còn các nước như Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Turkmenistan và những nước thuộc Liên Xô cũ như Estonia, Latvia, Lithuania Gruzia đều không nằm trong danh sách.
Trong mệnh lệnh này, yêu cầu sĩ quan khi ký lệnh đồng ý cho cấp dưới nghỉ phép phải "xét tới tình hình chính trị, quân sự và tội phạm ở nước đến nghỉ ngơi" và không thể để cho những quân nhân có liên quan đến bí mật để những nước mà Bộ Ngoại giao Nga không khuyến khích công dân Nga đến.
Cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden |
Những quốc gia cho phép quân nhân có liên quan đến bí mật được phép đến nghỉ ngơi gồm: Abkhazia, Azerbaijan, Andorra, Áo, Armenia, Bulgaria, Belarus, Bỉ, Việt Nam, Hungary, Hy Lạp, Đan Mạch, Dominicana, Ấn Độ, Indonesia, Jordan, Italy, Malta, Morocco, Moldova Slovenia, Slovakia, Ba Lan, Ukraine, Na Uy, Oman, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Cuba, Cyprus, Kazakhstan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Phần Lan, Pháp, Croatia, Montenegro, Czech và Thụy Sĩ. Những quân nhân có liên quan đến bí mật chỉ được phép đến nghỉ ngơi ở những quốc gia nói trên.
Phó viện trưởng thứ nhất Học viện các vấn đề địa-chính trị Nga Sivkov cho rằng, đưa ra lệnh cấm quân nhân đến các nước không ổn định là rất kịp thời, bởi vì nếu họ đã đến những khu vực bất ổn, rất có thể rơi vào các phần tử vũ trang, mà trong số họ, rất có thể có người sẽ tiết lộ bí mật đã biết, huống hồ hiện nay còn có rất nhiều thủ đoạn như “chất hướng thần”, mỹ nhân kế, tiền bạc có thể làm cho họ tiết lộ bí mật.
Năm 2006, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga khi đó là Baluyevskiy đã ký một danh sách các quốc gia cho phép nhân viên có liên quan đến bí mật để nghỉ ngơi, tổng cộng có 21 quốc gia, trong số đó có: Armenia, Azerbaijan, Andorra, Belarus, Bulgaria, Hy Lạp, Hungary, Ai Cập, Tây Ban Nha, Italy, Cyprus, Trung Quốc, Latvia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Ukraine, Phần Lan, Croatia, Czech.
Nữ quân nhân Nga |
Sau này, những quy định ra nước ngoài của các nhân viên có liên quan đến bí mật của Quân đội Nga ngày càng nghiêm ngặt. Năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đó là Serdyukov quyết định cấm nhân viên biết bí mật ra nước ngoài, nhưng do vấn đề pháp lý, tài liệu có liên quan không được thông qua.
Năm 2011, Serdyukov ký mệnh lệnh, chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng có quyền cho phép sĩ quan ra nước ngoài. Ngày 24 tháng 12 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng hiện nay Shoigu trao quyền cho Thứ trưởng Quốc phòng và lãnh đạo cơ quan cấp dưới của Bộ Quốc phòng cho phép quyền lợi ra nước ngoài của những sĩ quan có thể tiếp xúc với các tài liệu "tuyệt mật", còn quyền phê duyệt cho những quân nhân có thể tiếp xúc với các tài liệu đặc biệt quan trọng đó ra nước ngoài nghỉ ngơi vẫn thuộc quyền của bản thân ông và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga.
Sĩ quan hải quân hai nước Trung-Nga giao lưu |