Tàu ngầm thông thường lớp Lada, Nga |
Tờ "Kanwa Defense Review" Canada tháng 8 đưa tin, quan chức cấp cao của Cục thiết kế Rubin Nga đã tiết lộ những chi tiết về việc Nga xuất khẩu tàu ngầm lớp Amur/Lada cho Trung Quốc.
Trung-Nga hợp tác phát triển tàu ngầm thế hệ mới
Bài viết cho biết, trước hết, Trung-Nga hiện nay chỉ ký kết một thỏa thuận mang tính chất như “bản ghi nhớ” sơ bộ.
Quan chức uy tín của giới công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, Nga sẽ áp dụng công nghệ của Trung Quốc trên nền tảng của tàu ngầm lớp Amur/Lada, gồm công nghệ AIP, nghiên cứu chế tạo lại tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ tiếp theo phiên bản Trung Quốc, nó sẽ có sự khác biệt rất lớn so với Lada.
Hiện nay hoàn toàn không xác định Lada phiên bản Trung Quốc sẽ sử dụng thiết bị "con" nào, ngoài AIP, tàu ngầm lớp Lada của Nga có kế hoạch trang bị pin nhiên liệu, trong khi đó tàu ngầm do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo trang bị động cơ Stirling.
Vì vậy, bài viết cho rằng, cách gọi "xuất khẩu Lada cho Trung Quốc" không phải rất chính xác. Tàu ngầm thông thường tiên tiến thế hệ tiếp theo (ANGSS) do Trung-Nga cùng nghiên cứu chế tạo đã có sự khác biệt to lớn so với lớp Lada.
Tàu ngầm thông thường lớp Amur (Lada) Type 677, Hải quân Nga |
Thứ hai, bài viết dẫn nguồn tin nêu trên cho biết, "có rất nhiều hệ thống, gồm có thiết bị định vị thủy âm (sonar) mũi nhọn, hệ thống tác chiến điện tử, công nghệ liên kết dữ liệu là cơ mật tối cao của Quân đội Nga, đương nhiên sẽ không xuất khẩu cho Trung Quốc, vì vậy hợp đồng thực sự mặc dù được ký kết, cũng sẽ được hoàn thành mang tính giai đoạn". Tức là, quan chức cấp cao Nga lần đầu tiên cho hay, sonar có tính năng cao của tàu ngầm lớp Lada sẽ không nằm trong phạm vi xuất khẩu cho Trung Quốc.
Quan chức cấp cao của Cục thiết kế Rubin cho biết, hiện nay họ còn chưa bàn với Trung Quốc về chi tiết công nghệ cụ thể của tàu ngầm lớp Lada phiên bản Trung Quốc. Theo đó, bài viết cho rằng, kế hoạch hợp tác nghiên cứu chế tạo tàu ngầm tiên tiến thế hệ tiếp theo giữa Trung-Nga chỉ đang ở giai đoạn ban đầu.
Theo bài viết, các cuộc đàm phán hiện nay thực sự bắt đầu đạt được tiến triển nhất định chính là các cuộc đàm phán tiến hành với Hải quân Algeria và Ấn Độ. Hai nước này đều quan tâm tới tàu ngầm lớp Lada. Trong bước cải tiến tiếp theo, yêu cầu 6 ống phóng ngư lôi của tàu ngầm lớp Lada có thể đồng thời phóng tên lửa dòng Club-S.
Tàu ngầm lớp Amur Type 677 Nga |
Tại sao Trung Quốc muốn nhập khẩu tàu ngầm lớp Lada?
Theo bài viết, nguồn tin từ giới đóng tàu Trung Quốc cho biết: Tàu ngầm Type S20 mà Trung Quốc đang xuất khẩu sẽ không trang bị hệ thống AIP, đương nhiên nếu khách hàng cần thì có thể thương lượng.
Lấy những hình ảnh vệ tinh để tiến hành so sánh, phán đoán, kích cỡ của tàu ngầm lớp Nguyên (039B) và tàu ngầm S20 phiên bản xuất khẩu của Trung Quốc có khác biệt, tàu S20 hầu như chính là tàu ngầm lớp Nguyên đã bỏ đi khoang AIP.
Bài viết dẫn lời một nguồn tin tiếp cận giới công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cho biết: Chủ yếu là tính tới yếu tố nước nông của biển Hoa Đông, biển Bột Hải, vì vậy cần một loại tàu ngầm cỡ nhỏ và trung bình. Thứ hai, kế hoạch hợp tác nghiên cứu chế tạo lần này, thiết bị của Trung Quốc rốt cuộc chiếm tỷ lệ bao nhiêu còn đang bàn bạc, có người cho là chiếm 50%.
Nhưng, bài viết không đồng ý với quan điểm này, bởi vì tàu ngầm lớp Lada có lượng giãn nước cơ bản tương đương với tàu ngầm lớp S20 xuất khẩu ra nước ngoài của Trung Quốc, nếu tính năng kỹ thuật của S20 đủ tốt, thì làm gì cần tới Lada?
Bài viết dẫn lời nguồn tin từ công nghiệp quốc phòng Nga cho rằng, tàu ngầm thông thường lớp Nguyên Trung Quốc chính là bản sao của tàu ngầm Type 636 Kilo, Nga có thể không hài lòng đối với vấn đề này. Vì vậy để thỏa hiệp, trong điều kiện tiếp tục cung cấp linh kiện của tàu ngầm 636 Kilo, Trung Quốc có thể buộc phải mua tàu ngầm lớp Lada.
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên 039B của Hải quân Trung Quốc |
Theo bài viết, tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất lặn không đủ sâu, không đạt tiêu chuẩn bình thường là 300 m.
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook