Đường đi của các cơn bão và "bí mật" của những người dự báo thời tiết

18/08/2013 07:34
Viết Cường - Minh Quyết
(GDVN) - Thời tiết thì không ngày nào giống ngày nào, còn công việc 30 năm nay vẫn thế. Có thể nhiều người cho rằng công việc nhàm chán và đơn điệu, nhưng với cô Đào Nguyệt Anh, Trạm trưởng Trạm Khí tượng Láng (Hà Nội), đây là công việc vô cùng thú vị…

Trong căn nhà nhỏ cấp 4 tại ngõ Pháo Đài Láng, tôi gặp cô Oanh khi cô đang chăm chăm nhòm vào chiếc máy đo thông số thời tiết ngoài khu vườn cỏ trước cửa trạm.

Xuất thân từ miền quê nổi tiếng với "con gái đẹp" Tuyên Quang, tuy đã ngoài 50 nhưng nhìn cô còn trẻ và có dáng vẻ của thanh niên lắm. Mở đầu cuộc nói chuyện, tôi có khen, “cô đẹp thế này chắc hồi trẻ nhiều người theo đuổi phải biết”? Cô cười, hồi đấy hơn 20 tuổi mà chưa lấy chồng như cô là thuộc diện "ế ẩm".

Cô Đào Nguyệt Anh - Trạm trưởng Trạm khí tượng Láng - Hà Nội (ảnh Viết Cường)
Cô Đào Nguyệt Anh - Trạm trưởng Trạm khí tượng Láng - Hà Nội (ảnh Viết Cường)

>>> Xem những chiếc máy dùng để "đo thời 

Cô Oanh tâm sự, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học QG Hà Nội, cô vào công tác luôn tại trạm Khí tượng Láng (Hà Nội). Cô đến với nghề tính đến nay đã hơn 30 năm, cô ham mê công việc từ ngày chưa đi học Đại học, thấy những cô chú đi “đo thời tiết” cô đã thích nghề này và quyết tâm thi vào ngành khí tượng.

Nghề nhạt nhẽo…?

Cô Oanh giải thích, khí tượng là thu thập các yếu tố về thời tiết. Cụ thể là đo đạc, quan trắc, ghi chép các thông số qua các máy móc được đặt bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, mưa, nắng, gió.

Ngoài ra, mỗi giờ cán bộ khí tượng phải ra nhìn mây, ví dụ như xem mây này là mây gì, mây đó thì sẽ cho ra mưa thế nào….

Sau khi đã thu thập các thông số, cán bộ khí tượng sẽ phải mã hóa rồi gửi đến trung tâm khí tượng quốc gia, từ đó trung tâm sẽ tổng hợp lại và gửi đến cho khí tượng khu vực. Cô Oanh cho hay: “Ngôn ngữ quốc tế khác nhau nhưng căn cứ vào các con số người ta sẽ biết cụ thể như; nhiệt độ tại trạm Láng, khu vực này vào giờ này là bao nhiêu, lượng mưa đo được thế nào, gió ra làm sao…”

Khu vườn cỏ trước của trạm là nơi đặt các máy "đo thời tiết"
Khu vườn cỏ trước của trạm là nơi đặt các máy "đo thời tiết"

Theo cô Oanh, để có được thông tin về thời tiết, quốc tế sẽ căn cứ vào một múi giờ nhất định. Ví dụ như lúc 0h quốc tế, tất cả các trạm quan trắc trên toàn cầu sẽ cùng làm, khi đó số liệu so sánh mới giống nhau.

Một trạm không thể dự báo được mà cần rất nhiều các trạm khác mới thành một hệ thống thời tiết. Căn cứ vào đó những nhà phân tích sẽ tính, hình thái thời tiết này, có những yếu tố như thế này, tác động như thế này thì thời tiết sẽ thế nào?

Cô Oanh dẫn chứng: “Như đợt vừa rồi mưa liên tục, mưa là do hình thế rãnh thấp kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới và các yếu tố hình thành nên mưa kéo dài như thế”.

Mỗi một tỉnh thành đều có các trạm quan trắc và được phân bố tương đối đồng đều. Về phần máy móc, thiết bị để đo thời tiết chủ yếu đều được đặt bên ngoài, phía dưới là đất, trên trồng cỏ. Ngoài ra có một số nhỏ thiết bị đặt ở trong nhà.

Về tần suất đọc thông số và quan trắc, theo cô Oanh bình thường như trạm Láng sẽ là 4-8 lần/ngày. Trong trường hợp thời tiết có nhiều bất thường thì có thể là 1 tiếng/ lần hoặc 30 phút/lần và phải cập nhật liên tục, như vậy dự báo độ chính xác sẽ cao.

Hiện tại, ở khu vườn trước của trạm có các máy đùng để đo mưa, nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, độ bốc hơi

Hơn 30 năm gắn bó với nghề, cho dù nhiều người nghĩ đây là nghề nhàm chán vì thời tiết luôn thay đổi còn công việc ngày nào cũng như ngày nào, cứ đến giờ đó là ra đo đạc, quan trắc rồi về mã hóa, kể cả là ngày lễ, ngày Tết….tuy nhiên với cô Oanh, nghề này lại vô cùng thú vị.

“Nói về kinh tế, cuộc sống của cán bộ khí tượng có phần khó khăn so với các ngành khác. Nhưng các cô ở đây làm thì thấy cũng hay. Hằng ngày mình ra ngắm trời, ngắm đất, biết được thời tiết hôm nay, ngày mai như thế nào, rất thú vị và chưa bao giờ cô có ý định bỏ nghề” – cô Oanh chia sẻ

Nghèo như nghề khí tượng

Cô Oanh nói, làm nghề khí tượng thì không có cái gì để tham ô, tham nhũng. Nhiều lúc cũng muốn đi làm thêm bên ngoài để tăng thêm thu nhập nhưng cũng không ai thuê. Việc này chỉ làm cho nhà nước được chứ bên ngoài ai thuê đi đo thời tiết làm gì.

Chị Vũ Thị May, cán bộ trại trạm khí tượng Láng đang xem thông số trên máy Nhật quang ký dùng để đo thời gian nắng trong ngày (ảnh Viết Cường)
Chị Vũ Thị May, cán bộ trại trạm khí tượng Láng đang xem thông số trên máy Nhật quang ký dùng để đo thời gian nắng trong ngày (ảnh Viết Cường)

Về thời gian làm tại Trạm được chia làm 2 ca, ca sáng và ca đêm. Ca sáng từ 8h đến 17h30, ca đêm từ đó đến sáng hôm sau, không phân biệt nam nữ, ai cũng phải trực như vậy cả. Cô Oanh tâm sự; “Ngày mới đi làm, nhiều hôm phải đi trực đêm mà chỉ có một mình, ở đây khi đó còn vắng vẻ, lúc ra quan trắc trời mưa to tầm tã nghĩ tủi thân lắm, chảy nước mắt. Khó khăn thì nhiều nhưng mình phải khắc phục rồi dần cũng quen”.

Hỏi cô Oanh về việc có khi nào việc dự báo sai sót như trời nắng to thì báo mưa hay trời trời ấm thì báo lạnh…Cô Oanh khẳng định việc sai sót cơ bản như vậy cũng có nhưng rất hiếm. “Đã nói là dự báo chứ không phải là thông báo nên bao giờ dự báo cũng chỉ là tương đối. Dự báo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nếu là hệ thống thời tiết thì dễ dàng hơn hệ thống lớn. Để có được dự báo chính xác đầu tiên phụ thuộc vào các số liệu của các trạm quan trắc”.

Tuy nhiên theo cô Oanh, việc sai số tại các trạm quan trắc là rất ít vì để đo được thời tiết tại một thời điểm, 1 khu vực có nhiều máy đo. Chính vì thế ít sai sót và khi sai có thể dễ dàng phát hiện ra, trừ trường hợp khi đó cán bộ khí tượng không tập trung.

Về nguyên nhân nữa có thể dẫn đến sai sót trong dự báo, cô Oanh cho rằng chủ yếu do các hình thái tác động nên thời tiết. “Có thể dự báo là hôm nay không mưa, nhưng bất ngờ có đám mây giông kéo đến gây mưa thì đó là chuyện bất khả kháng. Còn về dự báo hệ thống lớn như gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới tương đối chuẩn xác…”

Ngoài ra cô Oanh cho biết thêm, về đường đi của cơn bão nhiều lúc cập nhật liên tục nhưng vẫn không chuẩn. Việc này không chỉ xảy ra ở nước mình mà ngay cả các nước trên thế giới cũng khó khăn trong chuyện đó.

“Lí do có thể trong lúc nó di chuyển nhưng lại có một hệ thống thời tiết nào đó tác động đến làm đổi hướng đi, đó là nguyên nhân bão thường chuyển hướng nhanh và đột ngột” – cô Oanh nói.

Hỏi cô Oanh việc, những cơn bão thường được các nước đặt tên theo tên phụ nữ, phải chăng vì người ta ví hướng đi và diễn biến của cơn bão bất ngờ, đột ngột như chính tính cách thất thường, hay thay đổi của phụ nữ? Cô Oanh chỉ cười vì “làm khí tượng hơn 30 năm nhưng đây là làn đầu tiên cô nghe thấy vậy”.

Viết Cường - Minh Quyết