Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ sẽ làm cho các nước ASEAN được lợi?

10/08/2013 07:54
Đông Bình
(GDVN) - Các nước ASEAN có thể vừa hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn với TQ, vừa duy trì liên minh an ninh với Mỹ, và được Trung-Mỹ ngầm đồng ý.
Hải quân Trung Quốc muốn vươn ra đại dương, đồng thời ra sức răn đe các nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ.
Hải quân Trung Quốc muốn vươn ra đại dương, đồng thời ra sức răn đe các nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ.

Ngày 8 tháng 8, trang mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản có bài viết cho rằng, một số nước nhỏ yếu châu Á như các nước ASEAN lo ngại nếu Trung-Mỹ rơi vào cục diện Chiến tranh Lạnh sẽ đe dọa đến lợi ích của họ, họ sẽ bị ép buộc phải "lựa chọn đứng về một bên".

Nhưng, bài viết cho rằng, đây là một sự hiểu lầm, Trung-Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh trái lại sẽ làm cho những nước nhỏ châu Á này được lợi.Dưới đây là góc nhìn của bài viết:

Theo bài viết, một số người cho rằng cục diện Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ sẽ đe dọa đến lợi ích quốc gia của họ, đã lấy Chiến tranh Lạnh Mỹ-Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai làm ví dụ, chỉ ra hai siêu cường khi đó hầu như chia thế giới thành 2 phạm vi ảnh hưởng hoàn toàn đối lập, nếu Trung-Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh, họ cũng sẽ bị Trung-Mỹ ép buộc phải lựa chọn một phe.

Nhưng, bài viết cho rằng, đây là sự hiểu sai về Chiến tranh Lạnh Mỹ-Xô, cũng là hiểu sai về tình hình châu Á-Thái Bình Dương hiện nay. Trên thực tế, những nước nhỏ châu Á này mới là những người được lợi hàng đầu trong cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ.

Bài viết lấy NATO làm ví dụ cho rằng, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vẫn cho rằng họ là một người theo "chủ nghĩa cô lập" mạnh, cho nên đối với họ, khởi động "Kế hoạch Marshall" phục hưng châu Âu là quyết định rất khó khăn, còn phê chuẩn "Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương" đã gây ra tranh cãi to lớn.

Mỹ tích cực thúc đẩy thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, tạo thế bao vây, kiềm chế Trung Quốc
Mỹ tích cực thúc đẩy thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, tạo thế bao vây, kiềm chế Trung Quốc

Đối mặt với mối đe dọa của Liên Xô, một số nước châu Âu đã cùng ký kết "Hiệp ước Brussels" và muốn liên minh với Mỹ, vì vậy, trên thực tế, hoàn toàn không phải là Mỹ ép buộc các nước châu Âu lựa chọn đứng về một phe, trái lại là châu Âu muốn tìm cách để gắn kết chặt chẽ Mỹ với họ.

Mặt khác, do sự kiểm soát của Liên Xô đối với châu Âu yếu, một số nước châu Âu cũng đã đoạt lại quyền tự chủ chiến lược mà trước đây giao cho Mỹ và "Liên minh xuyên Đại Tây Dương" Âu-Mỹ. Ngoài ra, một số quốc gia chưa chịu mối đe dọa an ninh nghiêm trọng trái lại được lợi từ cuộc cạnh tranh Mỹ-Xô, đặc biệt là một số nước châu Phi và Trung Đông. Mỹ-Xô muốn tăng cường vai trò ảnh hưởng ở những khu vực này để có được sự ủng hộ, đành phải có sự nhượng bộ lớn hơn đối với những quốc gia ở khu vực này.

Nhìn lại tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay, bài viết cho rằng, nếu Trung-Mỹ rơi vào Chiến tranh Lạnh sẽ đem lại lợi ích trên hai phương diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thứ nhất, đối với những nước coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, như Nhật Bản và Philippines có thể sẽ tìm kiếm cam kết mạnh mẽ hơn từ Mỹ hoặc bên thứ ba. Tuy Mỹ rất có thể sẽ vì lợi ích tự thân mà giảm cam kết, nhưng họ chắc chắn sẽ không buộc Nhật Bản và Philippines đối đầu với Trung Quốc, trái lại hai nước Nhật Bản, Philippines có thể sẽ buộc Mỹ thống nhất một chiến tuyến với họ.

Thứ hai, đối với những nước coi Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp, như các nước ASEAN và Hàn Quốc, rất có thể dựa vào ưu thế của mình đóng vai trò "phe hai mặt" giữa hai nước Trung-Mỹ. Những nước này sẽ không lựa chọn một phe nào trong số đó, cho nên vừa có thể tìm kiếm hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn từ Trung Quốc, vừa có thể duy trì liên minh an ninh với Mỹ.

Trong khi đó, để không mất đi vai trò ảnh hưởng đối với những nước này, hai nước Trung Quốc và Mỹ rất có thể sẽ ngầm thuận theo những hành vi này.

Tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz lớp Hamilton vừa đến vịnh Subic, Philippines ngày 6 tháng 8 năm 2013
Tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz lớp Hamilton vừa đến vịnh Subic, Philippines ngày 6 tháng 8 năm 2013
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình