Vicofa chỉ ra 3 yếu điểm có thể khiến ngành cà phê VN "đi vào ngõ cụt"

12/08/2013 07:28
Hoàng Lực (Thực hiện)
(GDVN) - Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa), sản xuất cà phê Việt Nam hiện nay đang gặp 3 khó khăn rất lớn và nếu không giải quyết được thì không những người dân, doanh nghiệp mà cả ngành cà phê Việt Nam sẽ đi đến ngõ cụt.
Một tin vui mới đây người trồng cà phê nhận được là mức giá cà phê trên sàn giao dịch tại London đang có xu hướng tăng. Tại sàn NYSE Liffe London, giá cà phê Robusta tiếp tục gia tăng. Kỳ hạn giao tháng 9 tăng 22 USD, tương đương tăng 1,14 %, lên 1.924 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 13 USD, tương đương tăng 0,68 %, lên 1.908 USD/tấn, các mức tăng đáng kể.

Tương tự, tại thị trường New York, giá cà phê Arabica cũng tiếp tục gia tăng.  Kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,65 cent, tức tăng 0,53 % lên 121,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 0,55 cent, tức tăng 0,44 % lên 124,35 cent/lb, các mức tăng khá nhẹ.


Giá cà phê trên thị trường quốc tế tăng trưởng trở lại khiến giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên cũng tăng thêm 300 – 400 đồng, lên đứng quanh mức 40.100 – 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê mới tăng trở lại cấu trúc giá đảo khiến sức mua có dấu hiệu tăng mạnh. Tuy nhiên trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Viết Vinh - Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (nguyên chuyên viên cao cấp Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng": Dù giá cà phê mới tăng nhưng ngành cà phê Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn cần giải quyết.

“Nói chung ngành cà phê Việt Nam trong những năm gần đây đã đóng góp rất nhiều trong nền kinh tế chung. Điều đó bắt nguồn từ những thuận lợi như: Giá cả cà phê trên thế giới và Việt Nam những năm qua tương đối ổn định ở mức trên 2.000 USD/tấn. Chính điều kiện thuận lợi đó, ngành cà phê đã đóng góp tới 3,7 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu chung năm 2012 và đóng góp 3 – 4% GDP” – Ông Nguyễn Viết Vinh đánh giá.

Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (nguyên chuyên viên cao cấp Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng dù giá cà phê mới tăng nhưng ngành cà phê Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn cần giải quyết.
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (nguyên chuyên viên cao cấp Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng dù giá cà phê mới tăng nhưng ngành cà phê Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn cần giải quyết.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Viết Vinh ngành cà phê Việt Nam hiện nay đang gặp phải 3 khó khăn lớn trong sản xuất cà phê.

Giật mình những con số đen trong ngành cà phê Việt

Giật mình những "con số đen" trong ngành cà phê Việt

Hàng loạt DN cà phê đang chết: Người ngoài cười nụ, kẻ trong khóc thầm

Hàng loạt DN cà phê đang chết: Người ngoài cười nụ, kẻ trong khóc thầm

Đặng Lê Nguyên Vũ nói về “Mối nguy ngàn năm, vận hội ngàn năm

Đặng Lê Nguyên Vũ nói về “Mối nguy ngàn năm, vận hội ngàn năm"

Theo đó vấn đề khó khăn nhất của ngành cà phê Việt Nam hiện nay là tái canh lại cây cà phê. Hiện nay lượng cây cà phê già tức là có tuổi đời trên 25 năm chiếm đến 30% trong tổng diện tích 520.000 ha cây cà phê đang khai thác của cả nước như vậy vào khoảng 130.000 ha.

Theo ông Nguyễn Việt Vinh, với diện tích lớn cây cà phê quá tuổi cho năng xuất, sản lượng thấp vì vậy vấn đề tái canh ở đây tức là nói đến việc phải trồng lại các diện tích cà phê già cỗi.

“Đây là việc hết sức quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng của cà phê. Nhìn sang bài học kinh nghiệm của Colombia trước đây do không tập chung ngay từ đầu việc tái canh nên sản lượng giảm rất nhanh. Trong vòng vài năm, trước đây sản lượng trên cùng diện tích là 18 triệu bao nhưng giờ chỉ còn 8 triệu bao” – Ông Vinh cho biết.  

Ông Vinh cũng cho biết, trong số 6 nước đứng đầu về trồng và xuất khẩu cà phê thì Việt Nam hiện nay là một trong những nước có lượng diện tích cà phê già cỗi lớn nhất đây là đặt ra vấn đề bức thiết phải tái canh diện tích cà phê mới.

Thứ hai trong sản xuất cà phê Việt Nam chi phí đầu như phân bón, nông dược (thuốc bảo vệ thực vật - PV) đang tăng lên nhanh chóng. Những chi phí đầu vào này rất quan trọng với nông nghiệp và đặc biệt là với cà phê. Tuy chưa có con số điều tra chính thức nhưng hiện nay chi phí sản xuất 1 kg cà phê của người nông dân khoảng 3.000 đồng, trong khi giá bán ra khoảng 3.800 đồng. Chi phí đầu vào sản xuất cà phê đang tăng lên tạo ra áp lực về giá bán ra gây khó khăn cho ngành sản xuất cà phê.

Thứ ba, sản xuất cà phê Việt Nam thiếu yếu tố ổn định về giá kể cả trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Mặt hàng nông sản nói chung và đặc biệt là mặt hàng cà phê chịu tác động rất nhiều của giá cả quốc tế, đặc biệt phụ thuộc vào thị trường Luân Đôn và thị trường NewYork. Lúc ở mức giá cao nhưng có khi giá lại xuống thấp có năm xuống cả vài trăm USD.

Theo ông Nguyễn Viết Vinh, dù Tổ chức Cà phê quốc tế (IOC) đánh giá Việt Nam đã vượt qua Brazil để trở thành nhà xuất khẩu cà phê số 1 trên thế giới nhưng hiện nay nhìn vào cuộc sống của người dân trồng cà phê, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam thì lại hoàn toàn tương phản với danh hiệu kia. Nguyên nhân của việc này, ông Vinh cho rằng do Việt Nam  chưa làm được việc bình ổn giá cà phê nói riêng và giá mặt hàng nông sản nói chung nên gây khó khăn cho người trồng chế biến nông sản đặc biệt là cà phê.

Muốn bình ổn được giá cà phê, theo ông Vinh phải có một quỹ riêng phát triển ngành cà phê. Trước đây theo Quyết định 110 của Thủ tướng Chính phủ giao cho mỗi hiệp hội ngành hàng thành lập quỹ Bảo hiểm ngành hàng.

Nói về vị trí số 1 trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại đã cho rằng: "Ở thời điểm Việt Nam vào chính vụ thu hoạch cà phê nên xuất khẩu cao hơn Brazil, chứ không phải Việt Nam là số một về cà phê trên thế giới. Hơn nữa nhìn vào giá một cốc cà phê thế giới 2-3 USD, Việt Nam bán 1kg cà phê nhân 2 USD, mà 1 kg cà phê nhân chế biến 50 cốc cà phê như vậy đặt ra vấn đề rất lớn là cần phải đầu tư mạnh vào khâu chế biến để nâng giá trị"

“Thế nhưng Quỹ bảo hiểm ngành hàng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu thực chất nhà nước bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu nhưng hiện nay không còn chính sách bù lỗ nữa vì vậy quỹ Bảo hiểm ngành hàng không còn phù hợp nữa. Hiệp hội đang tính kiến nghị Chính phủ thành lập quỹ Phát triển ngành hàng cà phê, điều này sẽ gắn cả vấn đề sản xuất chứ không chỉ lo cho xuất khẩu như quỹ Bảo hiểm ngành hàng trước đây” – ông Vinh phân tích.

Ông Vinh cho rằng nếu quỹ Phát triển ngành cà phên được thành lập sẽ bao gồm giải quyết được nhiều vấn đề: Với sản xuất thì phải có nguồn tài chính hỗ trợ về giống cà phê để tái canh 130.000 ha cà phê già. Song song với quỹ này phải xây dựng một Đề án quốc gia về tái canh cây cà phê. Mục đích thứ hai của quỹ này là hỗ trợ lãi suất cho vay những năm qua ngành cà phê phải chịu mức lãi suất cao từ 18-20%.

“Hỗ trợ lãi suất là điều cực kỳ cần thiết vì nếu giá cà phê thế giới biến động dưới giá thành hoặc là giảm xuống thấp thậm chí giảm xuống dưới mức lãi xuất 30% của người nông dân thì cần phải có hỗ trợ để hạ lãi xuất. Còn về trước mắt cần phải có hỗ trợ về dự trữ như dự trữ lúa gạo” – ông Vinh cho biết thêm.

Theo ông Vinh, hiện nay chúng ta cần phải có chính sách dự trữ cà phê, kinh nghiệm học từ chính Brazil khi nước này cho xây dựng các Phăn cà phê (quỹ dự trữ cà phê – PV). Vừa qua Brazil đưa ra mức hỗ trợ 1.4 tỷ USD để mua vào lượng cà phê của người dân để dự trữ. Nếu đưa cà phê ra thị trường lúc này theo quy luật cung vượt quá cầu hiện nay giá cà phê sẽ xuống thấp.

Trước đây, năm 2009 Chính phủ đã có quyết định 481 đề ra vấn đề tạm trữ cà phê, khi đó dự tính dự trữ 200.000 tấn nhưng mới mua được trên 60.000 tấn thì giá cà phê tăng từ 26.000 – 27.000 đồng/kg lên 36.000 đến 37.000 đồng/kg cà phê. Việc thu mua dự trữ cà phê sẽ là đà thúc đẩu giá cà phê tăng trở lại.

Được biết hiện Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam vẫn đang đề nghị Chính phủ nên có một cơ chế tạm trữ cà phê một cách thường xuyên đặc biệt trong giai đoạn giá cà phê xuống thấp như hiện nay. 
Hoàng Lực (Thực hiện)