Tác dụng chữa gout, cao huyết áp hiệu quả của rau cần tây

12/08/2013 11:29
Theo VnMedia
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tuỳ theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng
Cần tây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như các amino a-xít, boron, can-xi, folate, sắt, ma-giê, man-gan, phốt-pho, kali, selen, kẽm, vitamin A, một số loại vitamin B (như B1, B2 và B6), vitamin C, vitamin K và chất xơ. Nhờ vậy mà cần tây có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm.

Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tuỳ theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.

Bệnh gout

Kiềm trong cần tây có tác dụng trung hoà các chất axít, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do axít tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gout.

Rau cần tây có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao rất hiệu quả.
Rau cần tây có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao rất hiệu quả.

Các rối loạn về máu

Cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và càrốt mỗi ngày, rất hiệu quả

Những loại thực phẩm giúp tăng cường thị lực

Những loại thực phẩm giúp tăng cường thị lực

13 công dụng chữa bệnh không ngờ của rau mồng tơi

13 công dụng chữa bệnh không ngờ của rau mồng tơi

Bí ngồi, loại quả chống lão hóa cực kỳ hiệu quả

Bí ngồi, loại quả chống lão hóa cực kỳ hiệu quả

Tác dụng thật sự của hạt sen

Tác dụng thật sự của hạt sen

trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…

Bệnh đường hô hấp

Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.

Ngừa sỏi thận


Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Mất ngủ

Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.

Giúp xương khỏe mạnh

Loại rau gia vị này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều can-xi và ma-giê - rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.

Lợi tiểu


Hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.

Táo bón

Từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.

Chống ung thư

Những hợp chất như phthalide và polyacetylene giúp loại khử các chất sinh ung thư. Coumarin giúp ngăn chặn những tổn hại ở các tế bào do các gốc tự do gây ra. Acetylenics ngăn ngừa sự phát triển của các khối u. A-xít phenolic có khả năng khóa chặt sự hoạt động của các prostaglandin (vốn là tác nhân kích thích sự phát triển của các tế bào ở khối u). Nhờ đó, sẽ ngăn không cho các khối u phát triển.

Lưu ý:
Những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây. Không cất giữ rau cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần vì chất furanocoumarin trong cần tây sẽ tăng gấp 25 lần, có thể gây ung thư. Đặc biệt, đàn ông không nên lạm dụng quà vì rau cần tuy giúp giữ vững phong độ của các đấng mày râu nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hiệu quả ngược với mong muốn.
Theo VnMedia