Phải đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh trên khắp vùng Trung Đông, Bắc Phi và châu Á, Nhà Trắng hầu như không còn hướng sự tới Iraq kể từ khi quân đội Mỹ rút lui trong năm 2011.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Hoshyar Zebari tại Washington vào ngày 15 tháng 8 năm 2013 |
Nhưng đất nước đang bị đe dọa bởi hàng loạt vụ đánh bom chết người đã khơi lại ký ức về những ngày đen tối nhất của Iraq, gây lo ngại về sự xuất hiện một cuộc nội chiến mới. Hơn 1.000 người Iraq đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố trong tháng 7, tháng đẫm máu nhất kể từ năm 2008.
Bạo lực đã thúc đẩy Baghdad tìm kiếm viện trợ mới của Mỹ để kiềm các chế mối đe dọa, Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Hoshyar Zebari cho biết. Ông nói rằng, gói viện trợ này của Mỹ có thể bao gồm số lượng hạn chế các nhà cố vấn, nhà phân tích tình báo và giám sát, máy bay không người lái có thể không kích các mục tiêu.
"Ngày càng có nhiều quan chức Iraq nói rằng chính phủ không nên né tránh vấn đề và yêu cầu sự giúp đỡ, hỗ trợ của Mỹ", ông Zebari nói với phóng viên hôm 16/8 tại Washington.
Ông cũng cho biết, Mỹ dường như đang nhận ra sự trỗi dậy của al-Qaeda tại Iraq và gần đây đã bày tỏ sự quan tâm mới tới mức độ nghiêm trọng về tình hình và những thách thức tại đây".
Một quan chức cấp cao Mỹ trong tuần này cho biết số lượng các vụ đánh bom tự sát ở Iraq đã tăng gấp ba so với những tháng trước và tin rằng hầu hết các kẻ tấn công đến từ Syria.
"Tình hình an ninh ở Iraq đang xấu đi nhanh chóng và là mối quan tâm đáng kể", Thượng nghị sĩ Bob Corker của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết sau khi gặp Thủ tướng Nouri al-Maliki và các quan chức cao cấp khác của Iraq nhân chuyến đi tới Baghdad và Irbil, thủ phủ khu tự trị người Kurd ở phía bắc Iraq.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói rằng họ vẫn có vai trò tích cực ở Iraq, và đã âm thầm tăng cường nỗ lực ngoại giao từ tháng 3 khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Baghdad lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình.
Nhưng sự tham gia của Mỹ chỉ tập trung vào việc đảm bảo chính phủ Iraq vẫn còn độc lập với chính phủ người Shiite ở Iran.
Một quan chức cấp cao Mỹ trong tuần này cho biết số lượng các vụ đánh bom tự sát ở Iraq đã tăng gấp ba so với những tháng trước và tin rằng hầu hết các kẻ tấn công đến từ Syria.
"Tình hình an ninh ở Iraq đang xấu đi nhanh chóng và là mối quan tâm đáng kể", Thượng nghị sĩ Bob Corker của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết sau khi gặp Thủ tướng Nouri al-Maliki và các quan chức cao cấp khác của Iraq nhân chuyến đi tới Baghdad và Irbil, thủ phủ khu tự trị người Kurd ở phía bắc Iraq.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói rằng họ vẫn có vai trò tích cực ở Iraq, và đã âm thầm tăng cường nỗ lực ngoại giao từ tháng 3 khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Baghdad lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình.
Nhưng sự tham gia của Mỹ chỉ tập trung vào việc đảm bảo chính phủ Iraq vẫn còn độc lập với chính phủ người Shiite ở Iran.
- Nếu Ấn Độ không chặn từ Biển Đông, TQ sẽ bành trướng ra Ấn Độ Dương
- China Post: Trung Quốc "đã làm quá tốt" để xóa tan mọi hy vọng về COC
- Hoàn Cầu: Nói mồm với Nhật Bản chưa đủ, bắn đạn thật vẫn chưa đủ?!
- Thủ tướng Syria: Sự sụp đổ của phiến quân đang đếm ngược từng giờ
- ASEAN thống nhất cao độ cùng nói chuyện với Trung Quốc về Biển Đông
- al-Qaeda đánh bật phiến quân Syria khỏi căn cứ Raqa để cướp vũ khí
- Trung Quốc dùng "võ mồm" hòng chiếm ưu thế ở Biển Đông
- Tàu chiến, máy bay Mỹ sẽ đóng sát quần đảo Trường Sa
- Iraq chia 3 thành thế chân vạc, Washington bất lực
- Video: Trăn bị chặt đầu tự cắn mình
Nguyễn Hường (nguồn Times of Israel)