Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ trên Thái Bình Dương. |
Tờ "Hoàn Cầu" ngày 16 tháng 8 dẫn các nguồn tin cho rằng, không có bất cứ ai đoán trước được mỗi tàu chiến cỡ lớn đều sẽ đưa vào chiến đấu trong tương lai gần. Mặc dù vậy, Nhật Bản phát triển tàu sân bay (hoặc nói là tàu khu trục) hầu như thực sự là để ứng phó với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, người Nhật Bản hành sự cẩn thận, không tiến hành tuyên truyền quá nhiều về tàu sân bay Izumo, chiếc tàu có thể sẵn sàng hành động trong 2 năm tới. Nhưng, Nhật Bản chế tạo thành công một chiếc tàu chiến như vậy có lẽ có thể làm suy yếu thách thức của Trung Quốc đối với quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với đảo tranh chấp.
Trong khi đó, Ấn Độ lại "quảng cáo rùm beng" không kém về tàu Vikrant có lượng giãn nước 37.500 tấn, nói đây là tàu sân bay nội địa đầu tiên của họ. Tàu sân bay Vikrant hoàn toàn được thiết kế và chế tạo tại Ấn Độ, nhưng còn lâu mới được đưa vào sử dụng.
Trên thực tế, Ấn Độ muốn làm cho tàu sân bay Vikrant có thể tác chiến thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nếu không có tàu khu trục hộ tống, không có tàu cung ứng và tàu tiếp tế để tiếp tế nhiên liệu và cung cấp thực phẩm đầy đủ cho 1.500 thủy thủ thì tàu Vikrant sẽ không thể tham chiến.
Bài viết cho rằng, nếu tàu sân bay của Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tham chiến vào một ngày nào đó, có thể khẳng định tàu sân bay USS George Washington và USS Ronald Reagan có lượng giãn nước đều gần 100.000 tấn của Mỹ sẽ có uy phong lớn ở khu vực này, càng chưa cần phải nói đến siêu tàu sân bay thế hệ mới mà USS Gerald Ford là đại diện sắp hạ thủy trong năm nay.