Theo ông Khôi, hiện nay có một số trường được phép áp dụng tuyển sinh theo điều 33 quy chế tuyển sinh: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực kế tiếp được phép lớn hơn 0,5 điểm (không quá 1 điểm), giữa hai nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp là 1 điểm.
"Như vậy, thí sinh ở vùng ưu tiên 1 có thể trúng tuyển dù điểm thấp hơn thí sinh ở khu vực 3 tới 5 điểm. Thí sinh trong diện này được 8 điểm cũng có thể đỗ vào đại học ở những trường lấy điểm chuẩn bằng sàn", ông Khôi nói.
ông Ngô Kim Khôi (Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học) thừa nhận, hiện có những thí sinh chỉ đạt 8 điểm nhưng vẫn vào được đại học. |
Tuy nhiên, cũng theo Vụ phó Vụ giáo dục đại học, vấn đề này Bộ Giáo dục đã nghiên cứu rất kỹ và nhận thấy rằng điểm đầu vào chỉ là một cấu phần của quá trình đào tạo. Hơn nữa, đây là chế độ ưu tiên chỉ áp dụng cho những thí sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Theo thông tin ông Khôi cung cấp, hiện nay có 273 trường đại học còn tuyển sinh NV2 trong đó 146 trường không tổ chức thi. Với tổng số 549.300 chỉ tiêu thì các trường đã tuyển được 67,4% NV1, cao hơn 3,5% bình quân 10 năm qua. Một điểm mới trong tuyển sinh nguyện vọng năm nay là Bộ thành lập đoàn thanh tra ngay trong thời gian diễn ra xét tuyển để kịp thời xử lý những trường vi phạm quy chế.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục Bùi Văn Ga khẳng định mùa tuyển sinh 2011 diễn ra tốt đẹp, tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế như các trường thay đổi điểm tuyển sinh khiến thí sinh đỗ thành trượt (hoặc ngược lại). Điển hình là ĐH Y Dược TP HCM thay đổi điểm chuẩn NV1 (vì đã đưa ra điểm chuẩn hệ ngoài ngân sách khi không được phép) làm thí sinh hoang mang. Thứ trưởng Ga cho rằng, khi Bộ giao chỉ tiêu cho các trường chỉ có tổng chỉ tiêu chứ không rạch ròi hệ trong ngân sách hay ngoài ngân sách.
"Với tổng chỉ tiêu là 1.610 em, Bộ yêu cầu ĐH Y Dược TP HCM phải có một mức điểm chung cho các ngành", Thứ trưởng Ga nói. Ông cho biết, kể cả kinh phí đào tạo Bộ cũng giao một khoản cố định chứ không dựa vào số lượng học sinh.
Thứ trưởng Ga phân tích, năm nay Bộ không có đào tạo ngoài ngân sách cho những trường top đầu, nhưng cho phép mở các lớp chất lượng cao. |
Ông Ga phân tích, năm nay Bộ không có đào tạo ngoài ngân sách cho những trường top đầu, nhưng cho phép mở các lớp chất lượng cao, nếu trường muốn thu học phí cao hơn mức quy định thì phải đồng thời với việc nâng cao chất lượng. Nhà trường có nghĩa vụ công khai điều kiện, thí sinh phải đảm bảo trúng tuyển vào trường và tự nguyện lựa chọn với mục tiêu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo.
"Trong điều kiện ngày nay chúng ta không có điều kiện để nâng cao chất lượng cho tất cả các trường, các ngành. Việc có những lớp chất lượng cao sẽ nâng chất lượng đầu ra cho một bộ phận sinh viên, và việc mở lớp chất lượng cao là bình đẳng ở tất cả các trường đại học", Thứ trưởng Ga nói.
Cũng trong buổi gặp mặt chiều nay, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn cho biết Bộ đã nhận được hơn 100 thư gửi về đóng góp việc giảm tải chương trình SGK. Các ý kiến cơ bản đồng thuận chủ trương giảm tải và đưa ra những phương án giảm tải mới. Những đóng góp này đang được tập hợp, trình lên lãnh đạo Bộ rà soát lần cuối. Trước ngày 3/9, Bộ sẽ có công văn hướng dẫn thực hiện giảm tải chương trình SGK. Việc ban hành sẽ cụ thể, rõ ràng, dễ nghiên cứu, triển khai thực hiện. Bộ sẽ gửi đến các Sở thông tin giảm tải để photo phát cho từng giáo viên. Bộ sẽ kiểm tra thường xuyên, chi tiết quá trình thực hiện. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định giảm tải là một giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp hơn, tinh giản hơn, cơ bản hơn hướng tới đánh giá năng lực người học, cách vận dụng được kiến thức, kĩ năng và các giáo viên có điều kiện nâng cao phương pháp dạy học. Quá trình này phải tiếp tục hằng năm và có lộ trình. Ông Hiển cho biết, đề án đổi mới chương trình, nội dung SGK với kinh phí 70.000 tỷ đồng đang tiếp tục được thực hiện, nghiên cứu và hoàn thiện. Đề án này sẽ được ban hành sau khi Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. "Chúng ta có dự kiến chi 70.000 tỷ đồng nhưng không phải chỉ để cho viết sách mà là cho toàn bộ quá trình. Nước ta hiện có khoảng 30.000 trường phổ thông, mỗi trường được hơn 2 tỷ đồng thì cũng không phải nhiều", ông Hiển nói. |