Vậy nếu không vào được Đại học thì phải làm sao để có thể thành công và Đại học có phải là con đường duy nhất hay không?
Để giúp cho các bạn học sinh có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, Ban biên tập “Sống trẻ” đã tìm đến Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech. Đây là đơn vị Đào tạo Công nghệ thông tin (CNTT) xuất sắc nhất Việt Nam nhiều năm liền, nơi ươm mầm cho các tài năng Công nghệ thông tin và là lựa chọn nghề nghiệp số 1 của các bạn trẻ hiện nay.
Sau quá trình học tập tại đây, rất nhiều Lập trình viên đã thành đạt và có một chỗ đứng trong nghề. Với tư cách là chuyên gia lâu năm trong công tác tư vấn hướng nghiệp, Ông Chu Tuấn Anh - Giám đốc Aprotrain-Aptech đã chia sẻ với các bạn trẻ nhiều thông tin hữu ích.
Trong buổi tọa đàm, ông Chu Tuấn Anh đã chia sẻ: đúng là khi nhận được kết quả trượt Đại học thì có hai luồng tư duy rất rõ ràng.
Thứ nhất là rất đau buồn vì tại Việt Nam hiện nay, việc thi Đại học là cực kỳ quan trọng và hàng năm chúng ta vẫn chứng kiến có một số bạn tuyệt vọng đến mức tìm đến những kết cục rất xấu cho mình khi trượt Đại học.
Thứ hai là các bạn tìm cho mình những lựa chọn khác để từ đó vững bước cho cuộc sống. Bản thân việc thi vào Đại học với chúng ta chỉ là thắng lợi ban đầu và không thể quyết định việc thành công cuối cùng. Cụ thể nhất là khi xem các Lễ trao bằng tốt nghiệp thì những thủ khoa tốt nghiệp Đại học lại không phải là những thủ khoa đầu vào. Điều đó chứng tỏ rằng vào được Đại học, các bạn mới chỉ có thành công ban đầu và để có được thành công cuối cùng thì đòi hỏi các bạn phải có sự nỗ lực, bền bỉ trong một thời gian dài.
Nhưng đại học không phải là con đường duy nhất
Theo ông Chu Tuấn Anh: Thứ nhất, chúng ta phải thấy là trong suốt thời kỳ phong kiến, bất cứ một điển hình nào về thành công trong xã hội đều phải gắn liền với việc thi cử và rạng danh trong một kỳ thi nào đó. Qua một thời gian quá dài như vậy khiến cho toàn bộ dân tộc chúng ta thấm nhuần một tư tưởng là thành công phải đi đôi với việc phải có một tấm bằng, học vị hoặc một kết quả nào đó trong học tập như: bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ… Đó chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc hiện nay tại Việt Nam chúng ta có một cái gọi là “văn hóa bằng cấp” thấm đẫm trong mỗi con người.
Lý do thứ hai là Việt Nam có một thời gian dài sống trong thời kỳ bao cấp và công việc “cao giá” là làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Và để được vào làm việc tại đó thì quan trọng là chúng ta phải có bằng Đại học. Tuy nhiên, khi Xã hội chúng ta dần dần thay đổi đến mức người ta ghi nhận sự đóng góp thực sự chứ không phải là bằng cấp thì quan điểm này cũng phải thay đổi theo.
Tham gia buổi tọa đàm còn có bạn Ngô Văn Tư-một bạn trẻ chưa từng bước vào giảng đường Đại học nhưng hiện đang vững bước thành công trên con đường mà mình đã chọn. Chia sẻ với chương trình, bạn Ngô Văn Tư cho biết:
Mình cũng từng dự thi khóa 2006 vào trường Đại học Thương mại. Nhưng khi đó mình không đủ điểm đỗ nguyện vọng 1.
Thực sự lúc nhận được thông tin mình cũng rất buồn. Cả quá trình học tập kéo dài rất lâu mà kết quả lại không được như mình mong muốn.
Sau đó mình có tìm kiếm nguyện vọng vào các trường phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Và cuối cùng mình quyết định theo học Lập trình viên ở Aprotrain-Aptech.
Theo mình nghĩ thì cánh cửa Đại học chưa phải là cái đích cuối cùng mà mục tiêu của chúng ta là công việc và cuộc sống sau này. Bởi vậy, bạn có thể đi bằng con đường này hoặc con đường khác. Đó chỉ là những cách để bạn thu lượm kiến thức cho những ứng dụng sau này. Chỉ cần bạn có đam mê thì bằng con đường nào bạn cũng có thể đi đến thành công.
Những nỗ lực trong suốt thời gian 12 năm đèn sách của những thí sinh giờ đây chỉ trong thoáng chốc mà tan tành thì đó là một sự thất vọng và rất khó để vượt qua. Nỗi buồn ấy không chỉ của bạn mà là của cả gia đình và nó như một dòng sông nước chảy rất xiết. Chúng ta không thể ngay lập tức chặn đứng dòng nước đó mà hãy dần dần lái nó hiền hòa đi theo hướng mà mình muốn.
Và nếu như hiện nay các bạn đang cảm thấy rất thất vọng và buồn thì các bạn hãy tự cho mình buồn hết sức trong 2-3 ngày để rồi sau đó hiểu rằng nếu chìm đắm trong nỗi buồn đó cũng không giải quyết được vấn đề gì rồi từ đó tự động viên và lấy lại tinh thần cho mình.
Các bạn có thể coi việc trượt Đại học không phải là thất bại mà đó là một cơ hội mở ra những sự lựa chọn mới phù hợp hơn cho mình. Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công.
Tùng Linh