Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. |
Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị đã bắt đầu chuyến công du 2 ngày tới Campuchia, một nhà phân tích nói với Bưu điện Hoa Nam rằng chuyến đi nhằm thúc đẩy quan hệ với một đồng minh quan trọng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á trong bối cảnh Washington đã "xoay trục chiến lược" sang châu Á - Thái Bình Dương.
Tập Cận Bình hứa rót tiền, Campuchia ủng hộ "lợi ích chiến lược" TQ
Ông Nghị sẽ gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen và hội đàm với người đồng cấp Hor Namhong. Chuyến công du diễn ra chỉ sau vài ngày khi Bắc Kinh công bố món quà trị giá 14 triệu USD dành cho đồng minh của mình, 4 chiếc máy quét container để sử dụng tại các cửa khẩu biên giới. Campuchia từ lâu đã là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc trong khu vực và nhận được gần 3 tỉ USD viện trợ phát triển từ Bắc Kinh trong 2 thập kỷ qua. Mối quan hệ này càng được củng cố khi Mỹ và các nước phương Tây đang ngày một quan tâm tới Đông Nam Á. Đổi lại, Phnom Penh đã hỗ trợ chủ yếu cho Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với các nước láng giềng ASEAN. Nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng Campuchia phải cẩn thận không để lặp lại bài học của Myanmar, nơi công chúng ngày càng nghi ngờ những ý định thực sự của Bắc Kinh.
Học giả Heng Pheakdey. |
"Trong thực tế mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia đang rất gần gũi nên có những lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đang bao trùm Campuchia", Heng Pheakdey, Giám đốc sáng lập Viện Phát triển bền vững cho biết.
Philippines: Sẽ trục xuất Đại sứ Campuchia nếu tiếp tục cáo ốm
"Tiền Trung Quốc luôn đi kèm với một chuỗi những (đòi hỏi) hình thức kinh doanh và ủng hộ chính trị. Campuchia cần tiền Trung Quốc để tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cần Campuchia vì những lý do chiến lược và chính trị", Heng Pheakdey phân tích. Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Campuchia và là đối tác thương mại quan trọng của quốc gia Đông Nam Á này. Các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Campuchia chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên và năng lượng mặc dù vấp phải sự chỉ trích về nhân quyền cũng như các nhà hoạt động môi trường. Trong tháng 12, công ty Hóa dầu Campuchia và Trung Quốc sẽ công bố kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Campuchia dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.
"TQ viện trợ 19 triệu USD cho Campuchia để giảm căng thẳng biển Đông"
Heng Pheakdey cho biết nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia đặc biệt trong các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và năng lượng thường có chất lượng kém và "thiếu xem xét đến các tác động xã hội và môi trường." Đó cũng là thách thức của Trung Quốc để xây dựng hình ảnh 1 đối tác tốt bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững. Bernt Berger, Giám đốc chương trình châu Á thuộc Viện An ninh và chính sách phát triển cho biết chuyến thăm của Vương Nghị tới Campuchia không có khả năng tạo ra nhiều bước phát triển mới. Tuy nhiên ông cho rằng mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Phnom Penh là khá mạnh mẽ và ít có nguy cơ bị suy yếu bởi sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực so với các nước khác như Myanmar.
- Quân đội Syria diệt phiến quân, phá hủy vũ khí hạng nặng tại Aleppo
- "Đừng mơ Trung Quốc chấp nhận nuốt trái đắng!"
- Thường Vạn Toàn: Đừng đánh giá thấp TQ bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ"?!
- Kyodo News: Quân đội Trung Quốc uy hiếp nghiêm trọng Senkaku
- Video: Quân đội Syria giành quyền kiểm soát quê hương Assad
- Video: Dân thành Homs đổ xuống đường ủng hộ quân đội Syria
- Muốn có lòng tin Trung Quốc phải thể hiện không "thống trị láng giềng"
- Tướng Trung Quốc đi Mỹ thăm dò chiến lược của Washington ở Biển Đông
- 10 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản hộ tống nhóm thuyền tiếp cận Senkaku
- "Hezbollah đang lãng phí xương máu người Li-băng vào nội chiến Syria"
Hồng Thủy