Tìm hiểu qua nhiều cửa hàng, siêu thị bán lẻ thì từ khăn mặt, bàn chải đánh răng, ga trải giường đến đồ lót đều được giới thiệu là sản xuât theo công nghệ Nano với khả năng sát khuẩn đến 99.9%, diệt hơn 650 loại vi khuẩn và nấm mốc, giúp khử mùi hiệu quả, chống viêm lợi (với bán chải đánh rằng –PV).
Đặc biệt theo lời giới thiệu, những loại bình sữa Nano có hiệu quả cực lớn trong việc loại bỏ vi khuẩn E.coli gây rối loạn tiêu hóa, đáng nói là phần lớn những sản phẩm này đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có chứng nhận chất lượng đi kèm.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, đơn vị sản xuất những mặt hàng này có thể dùng bạc là đơn vị pha trộn khi tiếp xúc với nước một lượng i-on bạc được giải phóng sẽ tạo ra hiệu quả diệt khuẩn và nấm mốc nhất định. Tuy nhiên lượng bạc được sử dụng là rất nhỏ, thời gian diệt khuẩn ngắn và khả năng diệt khuẩn cũng có giới hạn.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về các sản phẩm nano bạc có mặt trên thị trường, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cũng gửi mẫu bàn chải Nano để thử nghiệm thành phần bạc trong bàn chải bằng phương pháp AOAC 2010 (990.08) - ICP. Kết quả cho thấy, hàm lượng bạc trong bàn chải < 1mg/kg. Như vậy, trong bàn chải hầu như không có hàm lượng bạc; vì bạc nano và bạc ion phân tích giống nhau nên có thể kết luận: Bàn chải không có nano bạc kháng khuẩn.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng phòng Vật liệu mới và Vật liệu cấu trúc nano (Viện Vật lý TPHCM) cho rằng, công nghệ nano bạc làm dễ hơn titan (TiO2) nhưng thời gian sống để diệt khuẩn không cao bằng. Lý do vì nó dễ bị ăn mòn hoặc oxy hóa trong quá trình sử dụng.
“Hơn nữa, để sản phẩm có chứa thành phần diệt khuẩn này phát huy tác dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng nano bạc vào vật liệu là bao nhiêu? Cách pha trộn thế nào, phủ bên ngoài sản phẩm hay trộn vào vật liệu làm thành phẩm” PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết.
Do nhiều nguyên nhân nền chỉ sau một thời gian sử dụng, những sản phẩm này sẽ không còn tác dụng diệt khuẩn như quảng cáo nữa.
Đặc biệt theo lời giới thiệu, những loại bình sữa Nano có hiệu quả cực lớn trong việc loại bỏ vi khuẩn E.coli gây rối loạn tiêu hóa, đáng nói là phần lớn những sản phẩm này đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có chứng nhận chất lượng đi kèm.
Bàn chải đánh răng quảng cáo làm với nano bạc được trưng bày một góc riêng tại một cửa hàng trên đường Lê Hồng Phong (Q.10) |
Theo đánh giá của các nhà khoa học, đơn vị sản xuất những mặt hàng này có thể dùng bạc là đơn vị pha trộn khi tiếp xúc với nước một lượng i-on bạc được giải phóng sẽ tạo ra hiệu quả diệt khuẩn và nấm mốc nhất định. Tuy nhiên lượng bạc được sử dụng là rất nhỏ, thời gian diệt khuẩn ngắn và khả năng diệt khuẩn cũng có giới hạn.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về các sản phẩm nano bạc có mặt trên thị trường, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cũng gửi mẫu bàn chải Nano để thử nghiệm thành phần bạc trong bàn chải bằng phương pháp AOAC 2010 (990.08) - ICP. Kết quả cho thấy, hàm lượng bạc trong bàn chải < 1mg/kg. Như vậy, trong bàn chải hầu như không có hàm lượng bạc; vì bạc nano và bạc ion phân tích giống nhau nên có thể kết luận: Bàn chải không có nano bạc kháng khuẩn.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng phòng Vật liệu mới và Vật liệu cấu trúc nano (Viện Vật lý TPHCM) cho rằng, công nghệ nano bạc làm dễ hơn titan (TiO2) nhưng thời gian sống để diệt khuẩn không cao bằng. Lý do vì nó dễ bị ăn mòn hoặc oxy hóa trong quá trình sử dụng.
“Hơn nữa, để sản phẩm có chứa thành phần diệt khuẩn này phát huy tác dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng nano bạc vào vật liệu là bao nhiêu? Cách pha trộn thế nào, phủ bên ngoài sản phẩm hay trộn vào vật liệu làm thành phẩm” PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết.
Do nhiều nguyên nhân nền chỉ sau một thời gian sử dụng, những sản phẩm này sẽ không còn tác dụng diệt khuẩn như quảng cáo nữa.
Hoàng Lực (TH)