Hành trình "biến mất" của Western Bank và PVFC

29/08/2013 13:10
Liễu Phạm (Tổng hợp)
(GDVN) - Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) sẽ biến mất sau đại hội cổ đông thành lập ngân hàng hợp nhất tổ chức vào ngày 8/9 tới đây, thay vào đó là một cái tên mới – NHTMCP Đại Chúng (Pvcombank).
Ngày 8/9 tới đây, đại hội cổ đông thành lập ngân hàng hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) sẽ chính thức được tổ chức. Theo đó, sau khi đại hội cổ đông diễn ra, hai cái tên PVFC và Western Bank sẽ biến mất thay vào đó là một cái tên mới – Ngân hàng TMCP Đại Chúng (Pvcombank).

Như vậy sau Habubank, PVFC và Western Bank là những cái tên sắp biến mất khỏi ngành ngân hàng. Hãy cùng nhìn lại chặng đường hình thành, phát triển và "cáo chung" của những cái tên này.

Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, thành lập từ  gày 19/6/2000 với phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)”.

Năm 2008, PVFC chính thức chuyển thành Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Đây là bước chuyển mình từ công ty 100% vốn Nhà nước lên Tổng Công ty cổ phần. 

PFVC và Western Bank hợp nhất thành ngân hàng mới mang tên Pvcombank.
PFVC và Western Bank hợp nhất thành ngân hàng mới mang tên Pvcombank.

Theo mô hình công ty đại chúng, hiện nay PVFC có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, trong đó, PVN nắm giữ 78% cổ phần, cổ đông chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley (MSIHI) nắm giữ 10% cổ phần, còn lại là các cổ đông pháp nhân và thể nhân trong nước.

 Nợ xấu ngân hàng đang ở đâu?

Nợ xấu ngân hàng đang ở đâu?

TGĐ thành nhân viên đòi nợ: Quyết định chưa từng xảy ra ở Habubank

TGĐ thành nhân viên đòi nợ: Quyết định chưa từng xảy ra ở Habubank

Khoảnh khắc cuối cùng của Habubank

Khoảnh khắc cuối cùng của Habubank

Với việc tham gia của cổ đông MSIHI, PVFC là tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam sau khi cổ phần hoá đã lựa chọn được cổ đông chiến lược nước ngoài. Đây là một thành công khẳng định sự tín nhiệm của thương hiệu Tài chính Dầu khí.

Đến thời điểm này, PVFC hiện có 10 chi nhánh và 15 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, 3 công ty con hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ, kinh doanh chứng khoán, du lịch...

Với sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn cho PVN, PVFC đã chủ động hợp tác với các tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước; xây dựng và triển khai kế hoạch, thu xếp vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho PVN và các đơn vị thành viên triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng của ngành Dầu khí.

Thời gian qua, PVFC đã tham gia với tư cách là đơn vị tư vấn cổ phần hóa thành công cho các đơn vị lớn trong và ngoài ngành Dầu khí. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo của PVFC đã lần lượt ra đời, trở thành những sản phẩm đặc trưng, góp phần tạo nên nét riêng của PVFC trên thị trường.

Trong khi đó Western Bank, tiền thân là Ngân hàng Cờ Đỏ được thành lập từ cuối năm 1988. Cơ quan chủ quản là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Western Bank. 

Ngân hàng TMCP Phương Tây hoạt động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ với số vốn điều lệ nhỏ ban đầu là 320 triệu đồng và chính thức chuyển đổi mô hình sang ngân hàng đô thị từ tháng 6/007.  

Với định hướng phát triển ổn định và bền vững để từng bước xây dựng ngân hàng bán lẻ dựa trên công nghệ hiện đại, sau hơn 5 năm chuyển đổi mô hình với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng, Western Bank đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ về tài chính, nhân sự và mạng lưới hoạt động.

Cụ thể, nếu tính đến 31/12/2009 vốn điều lệ của Western Bank đạt 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 10.000 tỷ đồng, thì đến ngày 18/2/2011, Western Ban có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng cùng 78 chi nhánh/phòng giao dịch trên cả nước tính từ tháng 7/2011 đến nay.

Western Bank là ngân hàng duy nhất sử dụng công nghệ vân tay trong giao dịch ngân hàng. Đồng thời, là ngân hàng duy nhất có trang web riêng dành cho sinh viên.

Thừa hưởng mạng lưới chi nhánh của PVFC và Western Bank, Pvcombank sau khi sáp nhập sẽ có tổng cộng 102 điểm giao dịch.
Thừa hưởng mạng lưới chi nhánh của PVFC và Western Bank, Pvcombank sau khi sáp nhập sẽ có tổng cộng 102 điểm giao dịch.

Bên cạnh đó, Western Bank còn sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Ernst&Young Việt Nam khi mới chuyển đổi mô hình (2007) và liên tiếp trong các năm tiếp theo với ý kiến chấp nhận toàn phần.

Western Bank đã được VietnamReport xếp trong top 500 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2011 và xếp trong top 1.000 Doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất năm 2011. Western Bank cũng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp hạng A trong 3 năm liền (2009, 2008, 2007), đứng thứ 1 trong tổng số 22 ngân hàng thương mại tại Việt Nam về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (ICT Index 2007)…


Theo tài liệu vừa được PVFC công bố phục vụ cho ĐHCĐ ngày 8/9 tới, ngân hàng hợp nhất giữa PVFC và Western Bank sẽ có tên NHTMCP Đại chúng Việt Nam (Pvcombank). Những hoạt động chính của nhà băng sau hợp nhất vẫn sẽ tập trung vào: huy đọng vốn, cấp tín dụng, kinh doanh và cung ứng các dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phái sinh, các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Với số vốn điều lệ thành lập ban đầu là 9.000 tỷ đồng, Pvcombank cũng đặt mục tiêu sẽ nâng số vốn này lên 12.000 tỷ đồng vào năm 2015. Nhà băng sau hợp nhất cũng đặt mục tiêu sẽ đạt lợi nhuận được 96 tỷ đồng lợi nhuận trong năm đầu tiên sáp nhập; giai đoạn năm 2013 – 2015 mục tiêu lợi nhuận của Pvcombank dự kiến đạt lần lượt là 420 tỷ đồng, 756 tỷ đồng và 1.235 tỷ đồng.


Liễu Phạm (Tổng hợp)