Được biết, bộ đôi album nhạc xưa sở hữu những hình ảnh độc đáo của nam ca sĩ trong khung cảnh của Sài Gòn những năm 1950 - 1960. Đàm Vĩnh Hưng cho biết, “Xóa tên người tình” và “Chờ đông” là các sản phẩm nằm trong dự án "Dạ khúc cho tình nhân". Anh không làm theo phong trào và khẳng định chắc nịch anh là người duy nhất thực hiện nhạc xưa theo dự án bài bản. Anh có những liveshow hoành tráng dành riêng cho dòng nhạc này.
Với “Xóa Tên Người Tình” và “Chờ Đông” lần đầu tiên, Mr Đàm kết hợp với nghệ sỹ Tú Trinh - một trong những tên tuổi nức tiếng của làng cải lương, kịch và phim ảnh. Sở hữu một giọng nói không nhầm lẫn với bất cứ ai cùng những vai đào độc có giọng nói... buốt tận tim xương, nghệ sỹ Tú Trinh được xem là người nghệ sỹ có “giọng nói vàng” lừng danh. Chị sẽ có sự kết hợp độc đáo cùng chủ nhân của album ở những lời bạt mở đầu. Đặc biệt, tất cả những lời bạt này đều do chính tay Mr Đàm viết và đọc cùng giọng nói “ước mơ” của nhiều người.
|
Dự án này được ấp ủ hơn ba năm nay nhưng anh không vội ra mắt. Theo Đàm Vĩnh Hưng, bây giờ mới là lúc chín muồi để anh giới thiệu sản phẩm này đến người nghe. |
Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ, anh in album theo dạng limited (có giới hạn). Theo đó, mỗi album chỉ in đúng 5.000 bản. Tất cả số lượng này đều mang những con số đặc biệt được đánh dấu thứ tự từ 1 đến 5.000 trên tem phía sau bìa CD. Sau một tháng, nam ca sĩ sẽ công bố 9 con số may mắn để trao những phần thưởng đặc biệt cho bất kỳ ai đang giữ trong tay những album có 9 số trùng khớp.
Vào ngày 24/8 vừa qua, Đàm Vĩnh Hưng đã phát hành 1.000 ấn phẩm đặc biệt gồm hai album trong cùng một sản phẩm. Tối cùng ngày, anh tổ chức chương trình Mr. Đàm’s show với chủ đề “Đèn khuya” để giới thiệu những tình khúc hay nhất trong toàn bộ dự án "Dạ khúc cho tình nhân".
|
Nam ca sĩ cho biết, anh làm album nhạc xưa không theo phong trào mà là một kế hoạch dài hơi. |
|
Theo Đàm Vĩnh Hưng bộ hình được thực hiện trong vòng 3 ngày. |
10 đĩa CD của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sẽ dành tặng cho 10 độc giả liên hệ sớm nhất với tòa soạn Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, số 147, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Liễu Phạm