Bỏ dạy tiếng Anh tiểu học, bỏ thi tiếng Anh để "cứu" tiếng Trung Quốc

12/09/2013 07:34
Hồng Thủy
(GDVN) - "Tiếng Trung Quốc và các nhân vật của nó đang dần dần bị gạt ra ngoài lề...Đó là một biện pháp thực tế để bảo vệ tiếng Trung Quốc bằng cách hủy bỏ hoặc giảm bài học tiếng Anh và khuyến khích tăng nhiệt tình cho việc nghiên cứu tiếng Trung Quốc".
Trẻ em Trung Quốc.
Trẻ em Trung Quốc.
Vương Húc Minh, một cựu phát ngôn viên Bộ giáo dục Trung Quốc cho rằng các chương trình dạy tiếng nước ngoài đang làm tổn hại khả năng học tiếng mẹ đẻ của trẻ em Trung Quốc gây ra những cuộc tranh luận nóng trên các diễn đàn giáo dục tại quốc gia này. Ông Minh hiện tại là Chủ tịch của hội Ngôn ngữ và văn hóa báo chí đã viết trên blog cá nhân Sina của mình cho rằng Trung Quốc phải bãi bỏ các lớp học tiếng Anh trong trường tiểu học và các trường học tiếng Anh thương mại cho trẻ em, thay vào đó cần tăng cường số tiết học về ngôn ngữ, văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc hiện nay đang không thể sử dụng đúng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. "Chúng ta phải giải thoải cho trẻ em và cứu tiếng Trung Quốc", Vương Húc Minh viết. Từ năm 2002 Bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu các trường tiểu học trên cả nước dạy tiếng Anh bắt đầu từ lớp 3, nhưng bây giờ tiếng Anh đang được dạy phổ biến ở tất cả các cấp học.
Vương Húc Minh.
Vương Húc Minh.
Vương Húc Minh cũng tham gia những chương trình bình luận thời sự trực tiếp để bảo vệ quan điểm của mình: "Tiếng Trung Quốc và các nhân vật của nó đang dần dần bị gạt ra ngoài lề...Đó là một biện pháp thực tế để bảo vệ tiếng Trung Quốc bằng cách hủy bỏ hoặc giảm bài học tiếng Anh và khuyến khích tăng nhiệt tình cho việc nghiên cứu tiếng Trung Quốc". Ông kêu gọi cơ quan giáo dục cấm học tiếng Anh trong trường tiểu học, loại bỏ các bài kiểm tra tiếng Anh trong các kỳ thi tuyển sinh trung hoạc và đại học đồng thời tăng các kỳ thi tiếng Trung Quốc. Có nhiều người ủng hộ quan điểm của Vương Húc Minh, nhưng cũng không ít người phản đối. Tào Sa, một giáo sư tâm lý học phát triển thuộc Phòng thí nghiệm Trọng điểm quốc gia về khoa học thần kinh nhận thức và học tập tại đại học Bắc Kinh cho biết, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy học một ngôn ngữ thứ 2 sẽ làm tổn hại khả năng tiếp thu nghiên cứu tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, khoa học chứng minh rằng việc học một ngôn ngữ thứ 2 ngay từ nhỏ sẽ giúp con người tìm hiểu và tiếp thu dễ đàng hơn. "Chỉ đơn giản là học từ nhỏ thì dễ dàng hơn. Bạn sẽ ngạc nhiên trước những kỹ năng ngôn ngữ của trẻ em", Tào Sa cho biết.

Hồng Thủy