Điều làm dư luận chú ý là các doanh nghiệp lớn có tổng giám đốc, từ chức chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay còn gọi là tập đoàn, công ty tư nhân. Thế nhưng, sự từ chức của họ làm nhiều người phải nghĩ suy rằng giá như những tổng công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước làm ăn thua lỗ, lãnh đạo cũng từ chức thì hay biết mấy. Văn hoá từ chức chỉ có ở những doanh nghiệp tư nhân, hoặc doanh nghiệp vốn nước ngoài thôi sao?
Ngoài lý do cá nhân, là gì?
Chúng ta có thể điểm mặt được cả chục người trẻ từ chức, từ chối lương "khủng" để quay về làm chuyên môn hoặc việc mà mình yêu thích cho hiện tại và tương lai. Theo điều tra của PV thì lương của các CEO này không dưới 80 triệu đồng/tháng. Có doanh nghiệp, lương của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT lên tới gần 200 triệu đồng/tháng. Ngoài lương, họ còn được hưởng những chế độ đãi ngộ khác của người lãnh đạo cao nhất doanh nghiệp. Vì sao, họ vẫn từ chức trong thời buổi kinh tế khó khăn, khó kiếm được lương cao như thế?
Bà Bùi Bích Lân nhận chức tổng giám đốc Mai Linh và điều hành doanh nghiệp này được 8 ngày thì xin từ chức, dù lương tháng là 80 triệu đồng cùng khoản thưởng 200.000 cổ phiếu. Bà Lân không hề hé lộ lý do từ chức liên quan đến công việc mà chỉ đưa ra lý do cá nhân. Thế nhưng, gần đây, thông tin Mai Linh nợ nần, kinh doanh thua lỗ; việc xử lý nợ nần chưa ổn, khiến hình ảnh doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều; những đối thủ cạnh tranh thì liên tục gây áp lực.
Cùng với bà Lân, trước đó một CEO trẻ là Phạm Văn Trung được Hội đồng quản trị công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) chọn giữ cương vị tổng giám đốc. Tuy nhiên, mới đảm đương 18 ngày, ông Trung đã xin từ chức. Lý do xin từ chức cũng là cá nhân.
Việc từ chức của ông Trung đã gây "sóng" khá lớn ở giới doanh nghiệp "chiếu trên" của nền kinh tế, mang tên tập đoàn kinh tế ngoài quốc danh. Bởi, ông Trung gắn bó với HSG ngay từ những ngày đầu thành lập. Khởi đầu là trợ lý Tổng giám đốc, sau đó ông đảm nhiệm nhiều vị trí khác trong tập đoàn. Chắc chắn, ông Trung rất hiểu mọi hoạt động ở tập đoàn, vì thế, chỉ 18 ngày giữ chức tổng giám đốc, ông xin từ chức, điều đó cho thấy, mọi việc không đơn giản như người ngoài nhìn vào là lương "khủng".
Giới làm kinh tế biết đến "tiếng tăm" của ông Trung khá nhiều. Ông cũng được nhiều doanh nghiệp mời gọi về làm quản lý...
Một người tài khác, xin từ chức không thể không nhắc đến, đó là ông Trương Đình Anh. Ông từ nhiệm tổng giám đốc FPT sau hơn một năm điều hành. Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc FPT, ông Anh đã có những thành tích ấn tượng tại công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom).
Với sự điều hành của ông, công ty trở thành nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hàng đầu và là một trong 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển Internet tại Việt Nam. Việc từ nhiệm của ông Anh, xem ra làm xôn xao giới chức nhất. Nhiều người đặt câu hỏi, nhưng lại không tìm được câu trả lời.
Biết mình, hiểu thời thế
Theo tìm hiểu của PV thì ông Anh, ông Trung, bà Đàm Bích Thuỷ, Tổng giám đốc VIB từ chức không phải vì nợ nần của doanh nghiệp, vì làm việc không tốt mà có thể là vì áp lực vô hình nào đó. Những người hiểu chuyện thì cho rằng, ông Anh, ông Trung, bà Thuỷ... rất cầu tiến và giỏi chuyên môn. Có thể, họ đã áp lực với chính mình, vì tự thấy mình cần phải làm một điều gì đó lớn lao hơn nhưng không làm được nên từ chức? Có rất nhiều đồn đoán xung quanh việc những vị CEO của doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ chức. Đây là những CEO mà hệ thống doanh nghiệp Nhà nước khó có thể mời họ về làm việc được, bởi rất nhiều lý do khác nhau.
Tiến sỹ tâm lý học Phan Thanh Vân - hội Tâm lý học Việt Nam phân tích: "Những người biết từ chức vụ, từ bỏ những khoản lương, bổng lớn, vì thấy không hợp với mình là người thức thời, hiểu thời thế chứ không phải lỗi thời như nhiều người nghĩ. Họ biết từ bỏ những gì không thuộc về họ, trong khi cơ hội những cái thuộc về họ phía trước rất lớn, nhiều khi lợi nhuận gấp nhiều lần những thứ trước mắt. Có người cho rằng, họ thiếu dũng cảm, không dám đương đầu, nhưng tôi cho rằng, họ không cần phải đương đầu với đống nợ, với áp lực vô hình, khó thay đổi. Họ dám đương đầu với thử thách mới, tự xây dựng lên thì đáng trọng hơn. Họ chỉ cần hiệu quả công việc, không cần sỹ diện hão, danh hão, đấy mới là hiểu thời thế".
Đàn ông có thể làm lại, làm mới công việc nhưng đàn bà, để có được vị trí CEO không dễ dàng, đôi khi phải đổi cả hạnh phúc riêng tư, gia đình, sao người như bà Lân, bà Thuỷ lại từ chức, trong khi nhiều người vẫn cứ "té nước theo mưa" để hưởng lương "khủng", bổng lộc khác từ chức vụ? Tiến sỹ Vân cho biết: "Đó là những phụ nữ khôn ngoan chứ không dại như nhiều người nghĩ. Họ biết buông những gì không chắc thuộc về mình để tìm bến đỗ bình yên cho cuộc sống và công việc tiếp theo. Với sự năng động, giỏi về chuyên môn, họ hoàn toàn có thể tạo dựng được thương hiệu CEO mang tên chính mình mà không phải "dọn" hay chịu áp lực vô hình cũ. Họ là những người sáng suốt, biết mình là ai, không khoa trương, ảo tưởng bản thân...".
“Người tài không cúi lưng cho vừa cổng”
Trao đổi với PV về vấn đề CEO từ chức, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Thang Văn Phúc cười mà rằng: "Tôi có theo dõi thời sự, có biết việc một số CEO tuổi đời dưới 50, thậm chí dưới 40, có thành tích chuyên môn, quản lý ấn tượng, nhưng lại từ chức sớm sau điều hành doanh nghiệp lớn. Với góc độ cá nhân, tôi tuyên dương những người trẻ này, họ biết mình là ai, biết vì sao lại từ chức. Tôi cứ băn khoăn, sao lãnh đạo nhiều doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn, làm ăn thua lỗ nhiều năm, không từ chức mà cứ "ôm chức" để làm gì? Sao các CEO trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước không học tập CEO doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỉ?".
Trả lời câu hỏi, có ý kiến cho rằng, họ từ chức là cách tiếp thị tên tuổi nhanh nhất, hiệu quả nhất, gây sự chú ý nhất, sao lại bảo từ chức không mục đích? Ông Phúc cho rằng: "Nhìn nhận như thế là thiển cận. Bản thân họ đã nổi tiếng, giỏi chuyên môn, thạo quản lý rồi, họ tự tạo dựng được thương hiệu cho mình, chẳng cần phải tiếp thị. Họ là người được trọng vọng chứ không phải cúi lưng cho vừa cái cổng. Họ là người xây cổng cho vừa cái lưng của mình".
Ông Phúc kể rằng, trong đời làm cán bộ, ông chứng kiến khá nhiều tổng giám đốc doanh nghiệp Nhà nước bị ê chề, thậm chí "dính" vòng lao lý vì không dám từ chức bởi sức hấp dẫn của lương bổng và chức vụ. Họ không đủ trình độ chuyên môn để quản lý nhưng vẫn điều hành, dẫn đến "hổng chỗ này, vỡ chỗ khác". Khi bị truy tố, xét xử, thậm chí hết thời hạn thi hành án, họ mới "ngộ" ra rằng, ngày đó dũng cảm từ chối thì vợ con không khổ, không mang tiếng có chồng, cha tù tội...
Ngoài lý do cá nhân, là gì?
Chúng ta có thể điểm mặt được cả chục người trẻ từ chức, từ chối lương "khủng" để quay về làm chuyên môn hoặc việc mà mình yêu thích cho hiện tại và tương lai. Theo điều tra của PV thì lương của các CEO này không dưới 80 triệu đồng/tháng. Có doanh nghiệp, lương của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT lên tới gần 200 triệu đồng/tháng. Ngoài lương, họ còn được hưởng những chế độ đãi ngộ khác của người lãnh đạo cao nhất doanh nghiệp. Vì sao, họ vẫn từ chức trong thời buổi kinh tế khó khăn, khó kiếm được lương cao như thế?
Theo tìm hiểu của PV, bà Đàm Bích Thuỷ, Tổng giám đốc VIB từ chức có thể là vì áp lực vô hình nào đó. |
Bà Bùi Bích Lân nhận chức tổng giám đốc Mai Linh và điều hành doanh nghiệp này được 8 ngày thì xin từ chức, dù lương tháng là 80 triệu đồng cùng khoản thưởng 200.000 cổ phiếu. Bà Lân không hề hé lộ lý do từ chức liên quan đến công việc mà chỉ đưa ra lý do cá nhân. Thế nhưng, gần đây, thông tin Mai Linh nợ nần, kinh doanh thua lỗ; việc xử lý nợ nần chưa ổn, khiến hình ảnh doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều; những đối thủ cạnh tranh thì liên tục gây áp lực.
Nữ TGĐ từ nhiệm sau 8 ngày nhậm chức: Khó khăn bủa vây Mai Linh?
Những ngân hàng đang biến động mạnh về nhân sự
Bán gần hết cổ phiếu, rộ tin đồn ông Trương Đình Anh sắp rời khỏi FPT
Vậy có phải bà Lân không chịu được áp lực từ sự nợ nần của doanh nghiệp cũng như chưa tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp để vực doanh nghiệp nên từ chức? Có nhiều giả thuyết đặt ra, thế nhưng, người ta vẫn cho rằng, việc từ chối khoản tiền lương lớn/tháng như vậy, bà Lân thật dũng cảm.Cùng với bà Lân, trước đó một CEO trẻ là Phạm Văn Trung được Hội đồng quản trị công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) chọn giữ cương vị tổng giám đốc. Tuy nhiên, mới đảm đương 18 ngày, ông Trung đã xin từ chức. Lý do xin từ chức cũng là cá nhân.
Việc từ chức của ông Trung đã gây "sóng" khá lớn ở giới doanh nghiệp "chiếu trên" của nền kinh tế, mang tên tập đoàn kinh tế ngoài quốc danh. Bởi, ông Trung gắn bó với HSG ngay từ những ngày đầu thành lập. Khởi đầu là trợ lý Tổng giám đốc, sau đó ông đảm nhiệm nhiều vị trí khác trong tập đoàn. Chắc chắn, ông Trung rất hiểu mọi hoạt động ở tập đoàn, vì thế, chỉ 18 ngày giữ chức tổng giám đốc, ông xin từ chức, điều đó cho thấy, mọi việc không đơn giản như người ngoài nhìn vào là lương "khủng".
Giới làm kinh tế biết đến "tiếng tăm" của ông Trung khá nhiều. Ông cũng được nhiều doanh nghiệp mời gọi về làm quản lý...
Một người tài khác, xin từ chức không thể không nhắc đến, đó là ông Trương Đình Anh. Ông từ nhiệm tổng giám đốc FPT sau hơn một năm điều hành. Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc FPT, ông Anh đã có những thành tích ấn tượng tại công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom).
Với sự điều hành của ông, công ty trở thành nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hàng đầu và là một trong 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển Internet tại Việt Nam. Việc từ nhiệm của ông Anh, xem ra làm xôn xao giới chức nhất. Nhiều người đặt câu hỏi, nhưng lại không tìm được câu trả lời.
Biết mình, hiểu thời thế
Theo tìm hiểu của PV thì ông Anh, ông Trung, bà Đàm Bích Thuỷ, Tổng giám đốc VIB từ chức không phải vì nợ nần của doanh nghiệp, vì làm việc không tốt mà có thể là vì áp lực vô hình nào đó. Những người hiểu chuyện thì cho rằng, ông Anh, ông Trung, bà Thuỷ... rất cầu tiến và giỏi chuyên môn. Có thể, họ đã áp lực với chính mình, vì tự thấy mình cần phải làm một điều gì đó lớn lao hơn nhưng không làm được nên từ chức? Có rất nhiều đồn đoán xung quanh việc những vị CEO của doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ chức. Đây là những CEO mà hệ thống doanh nghiệp Nhà nước khó có thể mời họ về làm việc được, bởi rất nhiều lý do khác nhau.
Ông Trương Đình Anh. |
Tiến sỹ tâm lý học Phan Thanh Vân - hội Tâm lý học Việt Nam phân tích: "Những người biết từ chức vụ, từ bỏ những khoản lương, bổng lớn, vì thấy không hợp với mình là người thức thời, hiểu thời thế chứ không phải lỗi thời như nhiều người nghĩ. Họ biết từ bỏ những gì không thuộc về họ, trong khi cơ hội những cái thuộc về họ phía trước rất lớn, nhiều khi lợi nhuận gấp nhiều lần những thứ trước mắt. Có người cho rằng, họ thiếu dũng cảm, không dám đương đầu, nhưng tôi cho rằng, họ không cần phải đương đầu với đống nợ, với áp lực vô hình, khó thay đổi. Họ dám đương đầu với thử thách mới, tự xây dựng lên thì đáng trọng hơn. Họ chỉ cần hiệu quả công việc, không cần sỹ diện hão, danh hão, đấy mới là hiểu thời thế".
Đàn ông có thể làm lại, làm mới công việc nhưng đàn bà, để có được vị trí CEO không dễ dàng, đôi khi phải đổi cả hạnh phúc riêng tư, gia đình, sao người như bà Lân, bà Thuỷ lại từ chức, trong khi nhiều người vẫn cứ "té nước theo mưa" để hưởng lương "khủng", bổng lộc khác từ chức vụ? Tiến sỹ Vân cho biết: "Đó là những phụ nữ khôn ngoan chứ không dại như nhiều người nghĩ. Họ biết buông những gì không chắc thuộc về mình để tìm bến đỗ bình yên cho cuộc sống và công việc tiếp theo. Với sự năng động, giỏi về chuyên môn, họ hoàn toàn có thể tạo dựng được thương hiệu CEO mang tên chính mình mà không phải "dọn" hay chịu áp lực vô hình cũ. Họ là những người sáng suốt, biết mình là ai, không khoa trương, ảo tưởng bản thân...".
“Người tài không cúi lưng cho vừa cổng”
Trao đổi với PV về vấn đề CEO từ chức, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Thang Văn Phúc cười mà rằng: "Tôi có theo dõi thời sự, có biết việc một số CEO tuổi đời dưới 50, thậm chí dưới 40, có thành tích chuyên môn, quản lý ấn tượng, nhưng lại từ chức sớm sau điều hành doanh nghiệp lớn. Với góc độ cá nhân, tôi tuyên dương những người trẻ này, họ biết mình là ai, biết vì sao lại từ chức. Tôi cứ băn khoăn, sao lãnh đạo nhiều doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn, làm ăn thua lỗ nhiều năm, không từ chức mà cứ "ôm chức" để làm gì? Sao các CEO trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước không học tập CEO doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỉ?".
Trả lời câu hỏi, có ý kiến cho rằng, họ từ chức là cách tiếp thị tên tuổi nhanh nhất, hiệu quả nhất, gây sự chú ý nhất, sao lại bảo từ chức không mục đích? Ông Phúc cho rằng: "Nhìn nhận như thế là thiển cận. Bản thân họ đã nổi tiếng, giỏi chuyên môn, thạo quản lý rồi, họ tự tạo dựng được thương hiệu cho mình, chẳng cần phải tiếp thị. Họ là người được trọng vọng chứ không phải cúi lưng cho vừa cái cổng. Họ là người xây cổng cho vừa cái lưng của mình".
Ông Phúc kể rằng, trong đời làm cán bộ, ông chứng kiến khá nhiều tổng giám đốc doanh nghiệp Nhà nước bị ê chề, thậm chí "dính" vòng lao lý vì không dám từ chức bởi sức hấp dẫn của lương bổng và chức vụ. Họ không đủ trình độ chuyên môn để quản lý nhưng vẫn điều hành, dẫn đến "hổng chỗ này, vỡ chỗ khác". Khi bị truy tố, xét xử, thậm chí hết thời hạn thi hành án, họ mới "ngộ" ra rằng, ngày đó dũng cảm từ chối thì vợ con không khổ, không mang tiếng có chồng, cha tù tội...
Theo Người đưa tin