Giáo sư, Thầy thuốc nhân dân, AHLĐ Nguyễn Thiện Thành qua đời

08/10/2013 16:44
Xuân Trung
(GDVN) - Nguồn tin cho hay, vào lúc 4 giờ 15 phút sáng ngày 8/10, GS. Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Nguyên Thiện Thành từ trần tại nhà riêng, hưởng thọ 95 tuổi.

GS. Nguyễn Thiện Thành sinh năm Kỷ Mùi (1919) trong một gia đình có chín anh chị em tại làng Phương Trà, tổng Bình Hóa (nay là xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh). Cha ông là thầy giáo Nguyễn Văn Thọ dạy tại trường tiểu học Trà Vinh. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Thàng làm ruộng và nội trợ.

Năm 6 tuổi ông được đi học trường tiểu học Trà Vinh. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, ông vào College de My-tho (nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu - TP Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang) để học tiếp Thành Chung (tương đương trung học cơ sở ngày nay), rồi vào trường Pétrus Ký (nay là trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong - Thành phố Hồ Chí Minh) để hoàn tất chương trình Tú Tài. Ông đạt bằng Tú tài hạng Ưu, được học bổng du học Pháp nhưng ông từ chối. Ông ra Hà Nội thi vào trường Thuốc (nay là trường Đại học Y khoa Hà Nội).

GS. Nguyễn Thiện Thành trong thời gian cuối đời tại nhà riêng. Ảnh NLĐ
GS. Nguyễn Thiện Thành trong thời gian cuối đời tại nhà riêng. Ảnh NLĐ

Tốt nghiệp trường Thuốc, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Khi Cách mạng tháng 8 nổ ra ngày 09/08/1945, ông tích tực tham gia biểu tình giành chính quyền. Tháng 10 năm 1945, ông trở thành bộ đội cụ Hồ tình nguyện tham gia Nam tiến.

Sự nghiệp khoa học của Giáo sư Giáo sư Nguyễn Thiện Thành bộc lộ những đặc điểm như: ông luôn có sự phấn đấu nỗ lực tự vượt mình, vươn lên tầm cao khoa học. từ lúc thiếu niên đến khi tuổi già nghĩ hưu, lúc nào , nơi nào ông cũng tận dụng thời gian để học tập, nghiên cứu dù đó là lúc ở nhà lao thực dân, chiến trường bom rơi đạn nổ hoặc khi đã là chuyên gia đầu ngành.

Với tinh thần đó, ông luôn nắm bắt với sự nhạy cảm đặc biệt đối với những vấn đề lớn đang và sẽ đặt ra cho nền Y học nước nhà như việc ứng dụng phương pháp Filatov, việc điều trị sốt  rét và di chứng của nó trong điều kiện thực tế của chiến  hoặc vấn đề nó để phục vụ tốt nhất cho Tổ quốc, cho nhân dân mình.

Đối với GS.  Nguyễn Thiện Thành kiến thức mang tính kinh điển và kinh nghiệm điều trị thực tế đều có giá trị. Chính do vậy, bên cạnh việc tích cực trao dồi kiến thức, ông luôn chú trọng kinh nghiệm điều trị lâm sàng. Ông luôn có mặt ở những điểm nóng chiến trường, trực tiếp cứu chữa vad điều trị đẻ đối chiếu, bổ sung cho những kiến thức từ sách vở. khong những thế, Giáo sư Nguyễn Thiện Thảnhất tran trọng đối với những kinh nghiệp của các bậc đàn anh, của các đồng sự lẫn các thế hệ thầy thuốc trẻ sau này.

Là một nhà khoa học chân chính, GS. Nguyễn Thiện Thành rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các dồng sự và các thế hệ thầy thuốc đi sau. Những kiến thức mà ông học tập, nghiên cứu cũng như kinh nghiệpm thực tế mà ông tích lũy được đều được truyền thụ tận tình cho mọi người.

Do vậy, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của những năm chống pháp ở Phân Liên khu miền Tây hay chiến trường Trung ương Cục, ông đều tìm mọi cách, mọi thời gian để mởi lớp đào tạo, bòi dưỡng cán bộ Y tế. Sau này, trong điều kiện hòa bình, nhất là khi đã nghĩ hưu, việc giảng dạy, đào tạo là một phần quan trong trong sự nghiệp của ông. Không những thế, GS. Nguyễn Thiện Thành thường xuyên viết sách, tài liệu nhằm phổ biến kiến thức y học đến với mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

 Vì những cống hiến lớn lao đó, giáo sư Nguyễn Thiện Thành được nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao đọng năm 1985. Năm 1989, ông được Nhà nước tuyên dương danh hiệu thầy thuốc Nhân dân.

Ông từng giữ nhiều cương vị quan trọng như Chủ tịch Hội đồng sức khỏe Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, Giám đốc Trung tâm Tích tuổi học TP HCM…

GS Nguyễn Thiện Thành cũng là thân sinh của ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ.


Xuân Trung