Tàu ngầm AIP mới của Trung Quốc |
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
Theo bài viết, năm 2012, tổng chi tiêu quân sự của các nước châu Á lần đầu tiên vượt châu Âu. Vấn đề biển của châu Á đang có biểu hiện hình thái “đưa các nước lớn vào cuộc chạy đua vũ trang”. Tại hội nghị ASEAN sắp được tổ chức ở Brunei, điều này có thể trở thành một vấn đề chủ yếu.
Truyền thông Nhật Bản cho rằng, vào đầu tháng 8 vừa qua, 1 chiếc tàu hộ vệ đã đến vịnh Subic ở đảo Luzon, Philippines. Đây là "vũ khí mới" nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiến hành kiểm soát thực tế Biển Đông, nhưng thực ra là một tàu cũ đã được Mỹ sử dụng tới 46 năm. Đối với vấn đề này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nhấn mạnh, tuyệt đối không chịu khuất phục kể cả trong điều kiện bất lợi.
Bài báo cho biết, để tiến hành hiện đại hóa hải quân, Chính phủ Aquino có kế hoạch trước năm 2017 đầu tư 1,8 tỷ USD. Nhưng, chi tiêu quân sự của Trung Quốc mỗi năm lên tới khoảng 100 tỷ USD. Mặc dù Philippines cũng yêu cầu Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra, nhưng muốn đối đầu với Trung Quốc là điều không thể.
Tàu ngầm chủ lực của Trung Quốc (nguồn: Thời báo Hoàn Cầu, ngày 6 tháng 10 năm 2013) |
Hiện nay, Philippines đang tìm kiếm các biện pháp đối phó với Trung Quốc, đó là tìm kiếm sử dụng hình thức “Hải quân Mỹ điều tàu chiến luân phiên đóng ở Philippines” để "tăng cường quân bị". Tháng 8, Philippines và Mỹ bắt đầu thảo luận về hiệp định quân sự mới, đồng thời có kế hoạch nhanh chóng ký kết văn kiện.
Giống như Philippines, Việt Nam cũng đang tăng cường sức mạnh hải quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình. Năm 2012, máy bay trinh sát Việt Nam bắt đầu tuần tra Biển Đông.
Trong khi đó, xuất phát từ góc độ tự do hàng hải, Singapore lo ngại Trung Quốc có vai trò ảnh hưởng quá lớn. Bắt đầu từ tháng 4, tàu tuần duyên Mỹ (USS Fredom) đã bắt đầu triển khai luân phiên tại Singapore.
Ngoài ra, là một nước lớn của châu Á, vào giữa tháng 8, Ấn Độ đã hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên của họ, đồng thời đang tiếp tục chế tạo tàu ngầm hạt nhân nội địa để đối phó với Trung Quốc.
Tàu ngầm Trung Quốc tuần tra Biển Đông (nguồn Thời báo Hoàn Cầu ngày 6 tháng 10 năm 2013) |
Mặt khác, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân lấy tàu sân bay làm trung tâm. Ngày 25 tháng 9, trong thời điểm tàu sân bay Liêu Ninh tròn 1 năm đi vào hoạt động, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã sử dụng cụm từ "đơn vị tàu sân bay" trong một chương trình. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch chế tạo tàu sân bay nội địa, dự định sẽ đưa nó vào sử dụng vào năm 2020.
Theo bài báo, Trung Quốc sở hữu 270 tàu chiến trở lên, trong đó có các tàu chiến mới nhất như tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu Aegis phiên bản Trung Quốc.
Ở đảo Hải Nam, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân "ngầm" không dễ bị vệ tinh phát hiện, đồng thời phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược có thể sử dụng tên lửa tấn công lãnh thổ Mỹ, nhằm bảo đảm năng lực răn đe đối với Mỹ. Tham vọng của Trung Quốc không chỉ ở Biển Đông, mà cả Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tàu ngầm Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu ngày 6 tháng 10 năm 2013) |
Biên đội tàu ngầm Hải quân Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu ngày 6 tháng 10 năm 2013) |
Tàu ngầm Hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận (ảnh tư liệu) |
Tàu ngầm Trung Quốc tuần tra Biển Đông (nguồn Thời báo Hoàn Cầu ngày 6 tháng 10 năm 2013) |