Ngân hàng Nhà nước đã cho phép mức cấp tín dụng tối đa vượt 25% vốn tự có của 4 ngân hàng thương mại nhà nước đối với EVN và người có liên quan.
Dư nợ của các tổ chức tín dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 118.840 tỷ đồng, mức dư nợ lớn nhất của hệ thống ngân hàng dành cho một tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Đây là con số được cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/7/2013.
Theo Vụ Tín dụng, thực hiện chủ trương của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nắm bắt nhu cầu vốn của EVN và tìm hướng tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án điện.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại, đặc biệt 4 ngân hàng thương mại nhà nước bố trí đủ vốn để cho vay các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, trong đó nổi bật là hai dự án thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu.
Tổng số tiền các ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank đã cam kết tài trợ lên tới 17.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư của dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn hỗ trợ rất lớn về ngoại tệ để dự án thủy điện Sơn La nhập khẩu thiết bị nước ngoài, cũng như phối hợp với các bộ, ngành tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù áp dụng riêng cho dự án này.
Đối với dự án thủy điện Lai Châu, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Vietcombank là đầu mối thu xếp đủ 14.500 tỷ đồng; nếu tính cả 6.000 tỷ đồng vốn ủy thác thông qua VietinBank thì tổng số tiền mà các ngân hàng thương mại cho vay đối với dự án là 20.500 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng hai dự án trên, số vốn các ngân hàng huy động để cho vay đã là 38.000 tỷ đồng.
Tính chung đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép mức cấp tín dụng tối đa vượt 25% vốn tự có của 4 ngân hàng thương mại nhà nước đối với EVN và người có liên quan với tổng số tiền 96.452 tỷ đồng.
“Việc giải quyết vốn cho các dự án điện luôn được Ngân hàng Nhà nước đặt lên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu điện của nền kinh tế”, Vụ Tín dụng cho biết.
Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, dự kiến đến năm 2020 nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện khoảng 929.700 tỷ đồng, tương đương 48,8 tỷ USD. Tính bình quân mỗi năm ngành điện cần khoảng 4,9 tỷ USD.
Đầu mối đầu tư phát triển ngành điện phần lớn do EVN và các đơn vị thành viên thực hiện. Tuy nhiên, vốn tự có của tập đoàn này và các đơn vị thành viên chỉ có thể thu xếp được khoảng từ 20 - 30% tổng mức đầu tư cho các dự án điện, còn lại chủ yếu là vốn vay.
Dư nợ của các tổ chức tín dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 118.840 tỷ đồng, mức dư nợ lớn nhất của hệ thống ngân hàng dành cho một tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Đây là con số được cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/7/2013.
Theo Vụ Tín dụng, thực hiện chủ trương của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nắm bắt nhu cầu vốn của EVN và tìm hướng tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án điện.
Ngân hàng Nhà nước đã cho phép mức cấp tín dụng tối đa vượt 25% vốn tự có của 4 ngân hàng thương mại nhà nước đối với EVN và người có liên quan. |
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại, đặc biệt 4 ngân hàng thương mại nhà nước bố trí đủ vốn để cho vay các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, trong đó nổi bật là hai dự án thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu.
Tổng số tiền các ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank đã cam kết tài trợ lên tới 17.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư của dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn hỗ trợ rất lớn về ngoại tệ để dự án thủy điện Sơn La nhập khẩu thiết bị nước ngoài, cũng như phối hợp với các bộ, ngành tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù áp dụng riêng cho dự án này.
Đối với dự án thủy điện Lai Châu, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Vietcombank là đầu mối thu xếp đủ 14.500 tỷ đồng; nếu tính cả 6.000 tỷ đồng vốn ủy thác thông qua VietinBank thì tổng số tiền mà các ngân hàng thương mại cho vay đối với dự án là 20.500 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng hai dự án trên, số vốn các ngân hàng huy động để cho vay đã là 38.000 tỷ đồng.
Tính chung đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép mức cấp tín dụng tối đa vượt 25% vốn tự có của 4 ngân hàng thương mại nhà nước đối với EVN và người có liên quan với tổng số tiền 96.452 tỷ đồng.
“Việc giải quyết vốn cho các dự án điện luôn được Ngân hàng Nhà nước đặt lên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu điện của nền kinh tế”, Vụ Tín dụng cho biết.
Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, dự kiến đến năm 2020 nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện khoảng 929.700 tỷ đồng, tương đương 48,8 tỷ USD. Tính bình quân mỗi năm ngành điện cần khoảng 4,9 tỷ USD.
Đầu mối đầu tư phát triển ngành điện phần lớn do EVN và các đơn vị thành viên thực hiện. Tuy nhiên, vốn tự có của tập đoàn này và các đơn vị thành viên chỉ có thể thu xếp được khoảng từ 20 - 30% tổng mức đầu tư cho các dự án điện, còn lại chủ yếu là vốn vay.
Theo VnEconomy