Là một người con sinh ra trên mảnh đất Quảng Bình anh dũng, khi nghe tin Đại tướng ra đi, nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã tìm tới nhà Đại tướng tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình để thắp nén nhang tưởng nhớ Người.
Chứng kiến đoàn người nối tiếp nhau hàng cây số tại nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ mong muốn:
"Năm ngày qua, tại nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, dòng người dài như vô tận đến viếng Người. Dù gia đình và các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực và chu toàn đón tiếp nhân dân (tổ chức nước uống, phát mũ vải chống nắng, có chỗ vệ sinh, phát bánh mỳ, nước uống...) nhưng sau 5 ngày cũng chỉ có được 100 ngàn người vào dâng hoa viếng Đại tướng, 100 ngàn người là con số rất bé so với dòng người viếng Đại tướng vẫn tiếp tục dài ra mãi như chưa bao giờ kết thúc.
Đó là tấm lòng của Nhân dân ngưỡng mộ và sùng kính cuộc đời của Người.
Đó là niềm tự hào và kiêu hãnh của gia đình, dòng họ và cả quê hương.
Đó là niềm kiêu hãnh của cả Đất nước.
Đó là dấu ấn thế kỷ của lịch sử đất nước.
Vì thế, tôi muốn xin gia đình Đại tướng một điều thôi, hãy kéo dài thời gian viếng Đại tướng tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu thêm nhiều ngày nữa, sau 3 ngày tạm nghỉ dành cho Lễ tang, việc viếng Người sẽ lại tiếp tục, có thể lấy mốc kết thúc vào ngày Lễ 100 ngày theo phong tục, để các tầng lớp nhân dân có thêm thời gian, cơ hội được viếng Người.
Sau an táng, việc trực ở bàn thờ có thể thêm cán bộ ở Bộ Quốc Phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, Văn phòng Trung ương, văn phòng Thủ tướng, chắc chắn sẽ nhẹ nhàng hơn.
Theo tục, trong vòng 100 ngày kể từ ngày tạ thế, vong hồn người đã mất vẫn ở lại với gia đình, với bàn thờ, vì thế, mỗi nhánh hoa viếng Người, mỗi nén nhang thắp trên bàn thờ của Người vẫn rất linh thiêng.
Và Quân đội, đoàn thanh niên, chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng hãy hỗ trợ gia đình trong suốt thời gian này.
Làm được thế, số lượng nhân dân tới viếng sẽ giảm tải, và cả gia đình, người tới viếng cũng đỡ sức ép.
Xin gia đình một điều ấy thay mọi người"./.
Chứng kiến đoàn người nối tiếp nhau hàng cây số tại nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ mong muốn:
"Năm ngày qua, tại nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, dòng người dài như vô tận đến viếng Người. Dù gia đình và các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực và chu toàn đón tiếp nhân dân (tổ chức nước uống, phát mũ vải chống nắng, có chỗ vệ sinh, phát bánh mỳ, nước uống...) nhưng sau 5 ngày cũng chỉ có được 100 ngàn người vào dâng hoa viếng Đại tướng, 100 ngàn người là con số rất bé so với dòng người viếng Đại tướng vẫn tiếp tục dài ra mãi như chưa bao giờ kết thúc.
Đó là tấm lòng của Nhân dân ngưỡng mộ và sùng kính cuộc đời của Người.
Đó là niềm tự hào và kiêu hãnh của gia đình, dòng họ và cả quê hương.
Đó là niềm kiêu hãnh của cả Đất nước.
Đó là dấu ấn thế kỷ của lịch sử đất nước.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh tới thắp hương cho Đại tướng tại quê nhà của Người ở Lệ Thủy, Quảng Bình. |
Vì thế, tôi muốn xin gia đình Đại tướng một điều thôi, hãy kéo dài thời gian viếng Đại tướng tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu thêm nhiều ngày nữa, sau 3 ngày tạm nghỉ dành cho Lễ tang, việc viếng Người sẽ lại tiếp tục, có thể lấy mốc kết thúc vào ngày Lễ 100 ngày theo phong tục, để các tầng lớp nhân dân có thêm thời gian, cơ hội được viếng Người.
Hình ảnh Đại tướng trong lần về thăm quê lần cuối cùng khi ông 90 tuổi (Ảnh: Nguyễn Quang Vinh). |
Sau an táng, việc trực ở bàn thờ có thể thêm cán bộ ở Bộ Quốc Phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, Văn phòng Trung ương, văn phòng Thủ tướng, chắc chắn sẽ nhẹ nhàng hơn.
Theo tục, trong vòng 100 ngày kể từ ngày tạ thế, vong hồn người đã mất vẫn ở lại với gia đình, với bàn thờ, vì thế, mỗi nhánh hoa viếng Người, mỗi nén nhang thắp trên bàn thờ của Người vẫn rất linh thiêng.
Và Quân đội, đoàn thanh niên, chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng hãy hỗ trợ gia đình trong suốt thời gian này.
Làm được thế, số lượng nhân dân tới viếng sẽ giảm tải, và cả gia đình, người tới viếng cũng đỡ sức ép.
Xin gia đình một điều ấy thay mọi người"./.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh