Nga đã bị Trung Quốc vượt mặt về lĩnh vực máy bay không người lái?

13/10/2013 07:00
Việt Dũng
(GDVN) - Nga vẫn còn lạc hậu về UAV do kinh tế khó khăn, quy hoạch sai lầm, chưa hoàn thiện động cơ pít-tông, chưa có nhiều vật liệu và thiết bị chuyên môn.
Theo mạng "Đài tiếng nói nước Nga", chuyên gia Vasili Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, trong lĩnh vực máy bay không người lái, Trung Quốc đã có khả năng vượt Nga, nhưng lạc hậu so với thành quả tiên tiến của Mỹ. Nội dung bài viết như sau:

Truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ hệ thống công nghiệp quân sự cho biết, việc kiểm tra lần đầu tiên đối với mẫu máy bay tấn công không người lái Nga có trọng lượng cất cánh 20 tấn sẽ được tiến hành vào năm 2018.

Trong khi đó, việc kiểm tra lần đầu tiên đối với máy bay không người lái nguyên mẫu có trọng lượng 5 tấn (nhẹ hơn) sẽ tiến hành vào khoảng thời gian năm 2015-2016. Điều đáng chú ý là, bất kể là Nga hay phương Tây, chương trình khoa học công nghệ quân sự phức tạp như vậy thường bị gây khó trong khi thực hiện.

Nhưng, cho dù những chương trình này có thể được thực hiện toàn diện, cũng sẽ có nghĩa là lĩnh vực máy bay không người lái của Nga lạc hậu so với Trung Quốc.

Máy bay không người lái Nga tại triển lãm hàng không
Máy bay không người lái Nga tại triển lãm hàng không

Theo bài báo, máy bay tác chiến không người lái hạng nặng Lợi Kiếm của Trung Quốc xuất hiện vào đầu năm 2013, đồng thời đã tiến hành kiểm tra. Đây hoàn toàn không phải là máy bay không người lái có đặc trưng radar giảm duy nhất - người Trung Quốc cũng đã chế tạo máy bay không người lái tương tự RQ-170 Sentinel của Mỹ.

Ngoài ra, ngay từ năm 2011 đến năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay tấn công không người lái nhẹ hơn, đó là máy bay Dực Long, loại máy bay này nặng 1.200 kg. Về tính năng, nó tương tự máy bay không người lái Predator của Mỹ. Hiện nay, loại máy bay không người lái này đã bán cho vài nước, trong đó có một nước Trung Đông.

Trung Quốc đã phát triển nhiều loại vũ khí hơn cho máy bay không người lái Dực Long, gồm có tên lửa dẫn đường laser và bom chỉnh cỡ nhỏ. Trong khi đó, hiện nay, Nga chưa có lô máy bay không người lái nào có thể mang theo vũ khí.

Sự chậm chạp của Nga có nguyên nhân khách quan và sai lầm về quy hoạch có liên quan. Công nghệ sản xuất máy bay không người lái đã là yêu cầu quan trọng hàng đầu vào cuối thập niên 1990 và đầu thế kỷ 20.

Máy bay không người lái Lợi Kiếm, Trung Quốc
Máy bay không người lái Lợi Kiếm, Trung Quốc

Trong thời kỳ kinh tế Nga và công nghiệp quốc phòng Nga khó khăn nhất, công nghiệp quốc phòng luôn phải vất vả để sinh tồn. Sau đó, sau khi có vốn, điều quan tâm hơn là thiết bị điện tử của máy bay không người lái chứ không phải hệ thống khác. Như vậy đã sai lầm một thời gian.

Nga có thể dựa vào kinh nghiệm nghiên cứu chế tạo máy bay có người lái phong phú của mình để nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái. Nhưng, ở Nga còn chưa sản xuất hoàn thiện động cơ máy bay kiểu pít-tông cần thiết cho máy bay không người lái, cũng chưa có nhiều vật liệu và sản xuất thiết bị chuyên môn.

Một phần của vấn đề là Nga tìm cách hợp tác với doanh nghiệp của Israel và các nước Tây Âu để giải quyết vấn đề, nhưng loại hợp tác này lệ thuộc rất cao vào lập trường chính trị của Mỹ.

Theo bài báo, cùng với sự tăng trưởng của thị trường máy bay không người lái thế giới, Trung Quốc sẽ có cơ hội đứng vững, cũng không phải lo ngại sự cạnh tranh của Nga trên lĩnh vực này.
Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc
Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc
Việt Dũng