Trong niềm thương tiếc vô hạn trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – một Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người có nhiều chiến công cho sự nghiệp giải phóng dân tộc được nhân dân cả đất nước kính trọng. Bắt đầu từ sáng nay (12/10), cả nước để Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một niềm cảm động bao trùm trong mỗi người dân.
Chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Trần Luyến nghẹn ngào: “Suốt từ hôm biết tin Đại tướng ra đi tôi chỉ biết khóc, sáng tới giờ tôi và bà con nhân dân ở Sơn La rất cảm động trong ngày Quốc tang Đại tướng”.
Chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Trần Luyến nghẹn ngào: “Suốt từ hôm biết tin Đại tướng ra đi tôi chỉ biết khóc, sáng tới giờ tôi và bà con nhân dân ở Sơn La rất cảm động trong ngày Quốc tang Đại tướng”.
Nhân dân cả nước vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Nhớ mãi lời dạy của Đại tướng, nhà giáo Trần Luyến cho biết, Đại tướng lúc nào cũng quan tâm tới thế hệ trẻ, tới thế hệ mầm non của đất nước. Chính vì vậy Đại tướng rất mong mô hình Hội khuyến học này được nhân rộng, trong cách làm Đại tướng cũng chỉ bảo cặn kẽ rằng phải làm sáng tạo như sáng tạo trong cách đánh trận Điện Biên năm xưa mới giành chiến thắng. Chiều tối qua (11/10), Hội khuyến học và bà con dân tộc Sơn La đã tiến hành lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Sơ La, thể hiện tình cảm thương nhớ vô hạn với Đại tướng. “Chúng tôi nguyện sẽ đem hết công sức của mình cho sự nghiệp giáp dục, đối với cá nhân tôi những năm tháng còn sống cuối đời này tôi sẽ ghi nhớ mãi lời dạy của Đại tướng, làm sao cho con em đồng bào các dân tộc được học hành đầy đủ, có như vậy mới giúp cho nhận thức của người dân tiến lên được”, nhà giáo Trần Luyến nói. Qua Báo Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Trần Luyến, học sinh và đồng bảo các dân tộc ở Sơn La trân thành gửi lời chia buồn tới gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhà giáo Trần Luyến cũng khẳng định lại, Đại tướng ra đi không chỉ là sự tiếc thương của gia quyến mà còn là nỗi tiếc thương vô hạn đối với đồng bào các dân tộc trong cả nước. Với những thế hệ trẻ, là sinh viên, nhiều em đã khóc và tiếc thương cho sự ra đi của Đại tướng. Em Lê Quang Anh Khương, sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), có bố là thương bình hạng 4/4 đã rất xúc động khi biết tin Đại tướng qua đời. Trong ngày Quốc tang này, cá nhân Anh Khương rất muốn ra với Hà Nội để một lần được nhìn Đại tướng lần cuối nhưng không có điều kiện. “Đại tướng ra đi đột ngột như thế, em muốn ra Hà Nội để viếng Đại tướng nhưng không có điều kiện, các bạn em trong này cũng hết sức xúc động, chỉ còn biết treo cờ rủ tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Anh Khương cho biết. Chứng kiến Lễ Quốc tang Đại tướng sáng nay, cảm giác buồn, mất mát, em Trần Thị Hạnh, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng trong buổi sáng đã lục lại toàn bộ những thước phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là trận Điện Biên Phủ năm xưa, xem để tưởng nhớ tới vị tướng tài ba của dân tộc ở thời kỳ đương đại. Em Trần Thị Hạnh có bố từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, hiện đang là thương binh, sức khỏe không ổn định; bố mẹ đều làm nông nghiệp, chính vì hoàn cảnh gia đình không được khá giả nên Hạnh quyết tâm phải đi học. Đã từng đọc qua rất nhiều sách lịch sử, cảm nhận của Hạnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp có gì đó thật gần gũi và ngưỡng mộ. Hạnh cũng cho biết, nhà em chỉ cách nhà Đại tướng vài km do ở khác xã nhưng cùng huyện Lệ Thủy, mỗi lần được lên nhà Đại tướng bản thân Hạnh luôn cảm thấy có một điều gì đó gần gũi, ngôi nhà Đại tướng thật giản dị và bình thường nhưng trong đó có một tinh thần lớn, một tình cảm lớn mà không ai có được. “Mặc dù đã biết trước sau con người không thể sống mãi được nhưng tin bác Võ Nguyên Giáp mất sao mà nghe ngỡ ngàng quá, đột ngột quá, em không tin nổi nữa. Mặc dù Đại tướng đã vĩnh viễn ra đi nhưng tinh thần, con người của bác vẫn luôn in đậm trong em, trong nhân dân Quảng Bình”. Trần Thị Hạnh xúc động cho biết. Em Trần Thị Hạnh cũng thừa nhận, bản thân em đã học tập rất nhiều từ Đại tướng, đó chính là đức tính giản dị, mang lợi ích của cộng đồng lên trên để phục vụ, quan tâm tới người khác. Và cũng rất tiếc hiện nay trong xã hội còn có nhiều người lãng phí thời gian và công sức, thậm chí tranh giành nhau vì lợi ích riêng. Em Trần Cao Thành Tâm, sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Đà Lạt xúc động nói: “Đại tướng mất đi, đó là một mất mát lớn cho dân tộc Việt Nam, em cũng như mọi người, cảm thấy rất buồn, không những buồn mà còn cảm thất tiếc cho đất nước. Do em sinh ra quá muộn, không có nhiều cơ hội gặp Đại tướng nhưng qua sách vở và thông tin em sẽ phải học tập và rèn luyện tinh thần của Đại tướng”, sinh viên Tâm khẳng định. Được biết, trong chiều nay tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được mở rộng cho nhân dân cả nước vào viếng trước khi linh cữu Đại tướng được đưa về Quảng Bình vào sáng mai.
Xuân Trung