Sáng ngày 15/10/2013, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ngân hàng châu Á (ADB), Chương trình bảo tồn WWF khu vực, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực “Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái và quá trình xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học”.
Theo đó, trong hai ngày 15 và 16/10, Hội thảo chia sẻ các kết quả cũng như kinh nghiệm về lồng ghép các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) vào quá trình xây dựng chính sách tại Việt Nam.
Tham gia Hội thảo có đại diện các Bộ, ngành Trung ương và một số địa phương phía Bắc; các nhà khoa học trong và ngoài nước; đại diện các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia…
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe giới thiệu về các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ứng phó với BĐKH, lập bản đồ hệ sinh thái, đánh giá tính dễ bị tổn thương và lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái cho quy hoạch bảo tồn ĐDSH, kinh nghiệm về thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái ở tỉnh Sóc Trăng (Việt Nam), …
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: Hội thảo “Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái vào quá trình xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (EBA)”, nhằm chia sẻ các kết quả, cũng như kinh nghiệm về lồng ghép các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng chính sách tại Việt Nam. Hội thảo cũng sẽ dành thời gian để trao đổi và thảo luận về các cơ hội hợp tác giữa các nước thuộc Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái.
Giới thiệu về các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu, bà Raji Dhital, cán bộ Chương trình bảo tồn WWF khu vực cho rằng: Biến đổi khí hậu có tác động tiềm tàng đến đa dạng sinh học. Ở Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng sẽ có từ 133 đến 2.835 loài thực vật và 10 đến 213 loài động vật xương sống có thể bị tuyệt chủng. Nếu muốn thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái, thì cần phải phục hồi rừng ngập mặn và phát triển lâm nghiệp bền vững. Giảm thiểu tác nhân gây ra biến đổi khí hậu bằng cách dựa vào hệ sinh thái. Vì hệ sinh thái có thể hấp thụ và tích tụ carbon, duy trì lượng carbon hiện tại và trong đại dương. Mặt khác thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sạch.
Đại biểu các nước tham dự Hội thảo cũng đã trao đổi về kinh nghiệm về phương pháp, cơ chế khung cho việc lồng EBA thích ứng với biến đổi khí hậu, các công cụ tài chính để duy trì và tăng chất lượng dịch vụ hệ sinh thái… Tiêu biểu như tham luận Kinh nghiệm của Trung Quốc về việc xây dựng Chiến lược và kế hoạch hành động đa dạng sinh học; Thực trạng hệ sinh thái tại Lào; Quản lý môi trường ở Campuchia - bài học và kinh nghiệm; Thực trạng EBA ở Thái Lan…
Trong hai ngày diễn ra, Hội thảo sẽ tập trung vào các vấn đề chính: Chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (EBA) thích ứng với biến đổi khí hậu vào xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam; Chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ở các nước thuộc Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS); Kinh nghiệm quốc tế về các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu; Cơ chế, khung cho việc lồng EBA thích ứng với biến đổi khí hậu và các công cụ tài chính để duy trì, tăng cường chất lượng dịch vụ hệ sinh thái./.
Theo đó, trong hai ngày 15 và 16/10, Hội thảo chia sẻ các kết quả cũng như kinh nghiệm về lồng ghép các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) vào quá trình xây dựng chính sách tại Việt Nam.
Tham gia Hội thảo có đại diện các Bộ, ngành Trung ương và một số địa phương phía Bắc; các nhà khoa học trong và ngoài nước; đại diện các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia…
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe giới thiệu về các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ứng phó với BĐKH, lập bản đồ hệ sinh thái, đánh giá tính dễ bị tổn thương và lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái cho quy hoạch bảo tồn ĐDSH, kinh nghiệm về thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái ở tỉnh Sóc Trăng (Việt Nam), …
PGS, TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc hội thảo. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: Hội thảo “Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái vào quá trình xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (EBA)”, nhằm chia sẻ các kết quả, cũng như kinh nghiệm về lồng ghép các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng chính sách tại Việt Nam. Hội thảo cũng sẽ dành thời gian để trao đổi và thảo luận về các cơ hội hợp tác giữa các nước thuộc Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái.
Giới thiệu về các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu, bà Raji Dhital, cán bộ Chương trình bảo tồn WWF khu vực cho rằng: Biến đổi khí hậu có tác động tiềm tàng đến đa dạng sinh học. Ở Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng sẽ có từ 133 đến 2.835 loài thực vật và 10 đến 213 loài động vật xương sống có thể bị tuyệt chủng. Nếu muốn thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái, thì cần phải phục hồi rừng ngập mặn và phát triển lâm nghiệp bền vững. Giảm thiểu tác nhân gây ra biến đổi khí hậu bằng cách dựa vào hệ sinh thái. Vì hệ sinh thái có thể hấp thụ và tích tụ carbon, duy trì lượng carbon hiện tại và trong đại dương. Mặt khác thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sạch.
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm. |
Đại biểu các nước tham dự Hội thảo cũng đã trao đổi về kinh nghiệm về phương pháp, cơ chế khung cho việc lồng EBA thích ứng với biến đổi khí hậu, các công cụ tài chính để duy trì và tăng chất lượng dịch vụ hệ sinh thái… Tiêu biểu như tham luận Kinh nghiệm của Trung Quốc về việc xây dựng Chiến lược và kế hoạch hành động đa dạng sinh học; Thực trạng hệ sinh thái tại Lào; Quản lý môi trường ở Campuchia - bài học và kinh nghiệm; Thực trạng EBA ở Thái Lan…
Trong hai ngày diễn ra, Hội thảo sẽ tập trung vào các vấn đề chính: Chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (EBA) thích ứng với biến đổi khí hậu vào xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam; Chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ở các nước thuộc Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS); Kinh nghiệm quốc tế về các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu; Cơ chế, khung cho việc lồng EBA thích ứng với biến đổi khí hậu và các công cụ tài chính để duy trì, tăng cường chất lượng dịch vụ hệ sinh thái./.
LIỄU PHẠM