Cách đơn giản giúp chị em "trị" nám và tàn nhang

18/10/2013 10:59
Vnmedia
Nám và tàn nhang là tình trạng phổ biến mà chị em mắc phải. Nám và tàn nhang xuất hiện không những làm mất thẩm mỹ mà còn biểu hiện tình trạng sức khỏe của con người. Vậy điều trị nám thế nào cho hiệu quả?
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng nám da, sạm da, tàn nhang ở phụ nữ là sự suy giảm estrogen hay còn gọi là nội tiết tố nữ- một loại hormone sinh dục nữ do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra. 
Estrogen (danh từ chung cho 3 chất: estron, estradiol và estriol) là một loại hoóc- môn sinh dục nữ do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, bắt đầu có trong cơ thể nữ giới từ lứa tuổi dậy thì đến khi mãn kinh. Nó thường được gọi là nội tiết tố nữ. Estrogen được sản xuất chủ yếu từ các buồng trứng. Gan và thượng thận cũng sản xuất estrogen nhưng với lượng ít hơn.
Estrogen giữ vai trò quyết định các đặc điểm ngoại hình, sinh lý, làm mịn da. Tuy vậy, không phải lúc nào lượng hormone này cũng được duy trì ở một chế độ cân bằng. Estrogen có thể bị suy giảm, rối loạn theo các thời kỳ khác nhau do sự suy thoái buồng trứng của phụ nữ. 
Ở phụ nữ bình thường, estrogen bị suy giảm bắt đầu từ khoảng tuổi 25, rõ rệt ở tuổi 35 (sau khi sinh con) và cao điểm nhất ở thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh. 
Bác sĩ da liễu Phạm Thị Tiến cho biết, điều đáng nói là khi bị suy giảm estrogen thì cũng chính là lúc phụ nữ gặp nhiều vấn đề phiền toái cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Trong đó, không thể không kể đến những ảnh hưởng không tốt đối với làn da của họ: trên da xuất hiện nhiều vết đốm, nám da, tàn nhang khiến không ít phụ nữ cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin hay thậm chí không muốn ra ngoài…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các loại nám da
- Thể nhẹ: Tăng sắc tố nhẹ và tổn thương khu trú ở hai bên gò má.
- Thể trung bình:Tăng sắc tố đậm hơn, tổn thương khu trú hai bên gò má, bắt đầu lan ra các - vị trí khác.
- Thể nặng: Tăng sắc tố đậm, tổn thương lan rộng ra cả thái dương, trán hoặc mũi.
- Thể rất nặng: Tăng sắc tố rất đậm, tổn thương lan rộng ngoài mặt còn có thể xuất hiện ở cánh tay trên.
Dấu hiệu suy giảm estrogenKhi bị suy giảm estrogen, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi cả về hình thức bên ngoài lẫn bên trong. Những dấu hiệu đặc trưng của sự suy giảm estrogen bao gồm: rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tâm tính, giảm ham muốn tình dục, sạm da, rụng tóc…
Đặc biệt, sự suy giảm estrogen có thể thấy rõ nhất khi quan sát làn da. Khi thiếu hụt estrogen,trên da xuất hiện nhiều vết đốm, nám da, tàn nhang, da bị nhăn và lão hóa…Chính vì vậy, việc điều trị để làm cân bằng lượng estrogen là rất quan trọng và cần thiết nhằm xua tan các vết nám, sạm da hay tàn nhang…
Cách đơn giản "trị" nám và tàn nhang
Dưa leo: Dưa leo không chỉ là thần dược cho các loại da mà còn có tác dụng chữa nám hiệu quả. Bạn hãy xay nhuyễn một quả dưa leo cùng 1 quả mướp đắng non rồi vắt lấy nước để trong tủ lạnh. Một ngày thoa 2-3 lần lên mặt, 30 phút sau rửa sạch với nước lạnh, sẽ rất tốt trong điều trị sạm da. Chú ý hỗn hợp này chỉ dùng trong ngày, không để lâu.
Cà rốt: Cà rốt cắt lát đắp lên mặt hoặc xay nhuyễn cà rốt đắp lên mặt để khô, sau đó dùng bông tẩm dầu ăn thấm vào chỗ bị nám, tàn nhang. Tiếp tục để da mặt khô trong khoảng 20 phút thì rửa sạch mặt với nước vo gạo ấm hoặc nước sạch ấm, nếu bạn thấy sợ nhờn dầu ăn có thể sử dụng sữa rửa mặt để rửa lại. Mỗi tuần làm 2 lần, trong vòng khoảng 1 tháng có thể thấy hiệu quả rõ rệt.
Cà chua: Cà chua rất tốt cho da bởi vì chúng rất giàu vitamin C, mỗi ngày hãy uống 1 cốc nước cà chua hoặc thường xuyên ăn cà chua sẽ có tác dụng rất tốt để trị nám và tàn nhang. Vitamin C có thể ức chế hoạt tính của Tyrosinase trong da, có tác dụng giảm hình thành sắc tố đen, từ đó giúp da trắng, giảm nám đen.
Chuối: Chuối cũng rất giàu vitamin. Hãy trộn 1 quả chuối chín với 1 hộp sữa chua, sau đó đắm lên mặt khoảng 15 phút và rửa mặt với nước lạnh.
Dâu tây: Việc ăn dâu tây thường xuyên cũng rất tốt cho da nám. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế làm mặt nạ bằng cách xay nhuyễn cùng với một muỗng canh lòng trắng trứng gà và một muỗng cà phê nước chanh. Sau khi trộn đều hỗn hợp này, bạn hãy dùng đắp lên mặt và để từ 15 – 20 phút rồi rửa sạch. Bạn có thể đắp từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
Cam (chanh): Cam hoặc chanh có chất axit citric với tác dụng làm sáng da, đặc biệt rất thích hợp để trị nám. Để tăng hiệu quả của mặt nạ này, bạn có thể trộn thêm sữa chua để đắp mặt trong 15 phút. 
Đu đủ: Đu đủ có tác dụng loại bỏ tế bào chết mang lại sự tươi trẻ cho làn da. Lấy 1 trái đu đủ xay nhuyễn trộn cùng 1 muỗng cà phê mật ong và chút nước cốt chanh. Đắp hỗn hợp này lên da để trong 20 phút, sau đó rửa sạch.
Đào: Đào là một loại trái cây rất giàu vitamin A và C, là phương thuốc hữu hiệu dành cho da khô nám. Lấy một trái đào gọt sạch bỏ vỏ, xay nhuyễn trộn cùng một muỗng sữa chua. Rửa sạch mặt sau đó đắp hỗn hợp này lên da khi da còn ẩm trong 20 phút, rồi rửa lại bằng nước mát.

Giấm: Bạn sẽ ngạc nhiên hơn với hiệu quả mà giấm mang lại bởi vì giấm có tác dụng làm trắng da và loại bỏ các vết sạm da nhanh chóng. Trộn một lượng bằng nhau của giấm và nước và nhẹ nhàng bôi lên vùng da bị nám là bạn đã có được
Phòng ngừa bệnh
- Để tránh nám da nên bảo vệ bằng đội mũ rộng vành, đeo kính, áo dài khi ra nắng. Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút.
- Không sử dụng thuốc tránh thai. Điều trị các ổ viêm nhiễm.
- Sử dụng các loại mỹ phẩm có chất lượng tốt, tránh không dùng các mĩ phẩm gây dị ứng cho da.
- Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Tránh uống rượu, bia và các chất kích thích, thực phẩm gây nóng cho cơ thể.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe - phát hiện các rối loạn nội tiết trong cơ thể để chỉnh kịp thời.Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, bia rượu nhiều, không hút thuốc lá, ăn nhiều hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin và khoáng chất. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, các chất tẩy rửa ở mặt./.
Vnmedia