1. Cung cấp nhiều vitamin
Củ cải đường chứa rất nhiều vitamin C, vitamin A (đặc biệt là ở lá), vitamin B9, sắt, kali, magiê, axit folic và betaine... Củ cải đường có tác dụng rất tốt cho tim mạch, giảm viêm nhiễm, đặc biệt tại các động mạch như chi, thái dương...
2. Chống ung thư
Củ cải đường chứa nhiều chất chống oxy hóa, như beta-carotene và betacyanins. Các nhà khoa học đã chứng minh, các chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn khối u phát triển và giám sát sự phát triển của tế bào bất thường. Nó đặc biệt có tác dụng trong việc phòng chống ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết và ung thư thận.
3. Giúp giải độc tố
Củ cải đường giúp gan loại bỏ độc tố, đóng vai trò quan trọng việc hồi phục sức khỏe của con người. Một số hợp chất trong củ cải đường giúp trung hòa các độc tố và thải độc trong nước tiểu.
Củ cải đường có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Ảnh: Muramur. |
4. Tăng hiệu suất thể thao
Nước ép củ cải đường có thể giúp vận động viên cải thiện hiệu suất thi đấu của họ. Nhiều vận động viên ưu tú (phần lớn là các tay đua xe chuyên nghiệp) đã uống nước từ củ cải mỗi ngày.
5. Kích thích tình dục
Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã thường xuyên ăn củ cải đường để làm tăng hưng phấn, và có được sức khỏe tốt trong chuyện chăn gối. Khoa học hiện đại gần đây cũng đã tìm ra lý do củ cải đường chứa liều lượng của một hóa chất gọi là bo, đóng vai trò trực tiếp trong việc sản xuất hormone tình dục ở người.
Một vài công thức chữa bệnh với củ cải đường:
- Nước ép củ cải đường với cà rốt: Thức uống rất tốt cho việc giải độc cơ thể.
- Nước củ cải tươi hoặc ép (có thể thêm chút gừng): Chữa khản giọng, viêm nhiệt miệng.
- Bánh nhân củ cải (bột mì, bột ngọt, muối tiêu, thịt trộn, dầu cải, dầu vừng với củ cải để làm nhân bánh): Giảm ho, lợi khí.
- Củ cải, lê, gừng, sữa, mật ong... Cho hỗn hợp lên nồi khuấy, nguội bỏ ra hộp để mỗi ngày uống ngày 2 lần: Giảm ho suy nhược.
- Củ cải xào tỏi: Chống táo bón.
- Củ cải đường với 2 trái cam: Món salad tuyệt vời cho mùa lạnh./.