Sử dụng chữ ký số
Theo Quyết định số 2341/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành lộ trình triển khai sử dụng chữ ký số công cộng trong thủ tục hải quan điện tử, kể từ ngày 01/11/2013, người khai hải quan thực hiện sử dụng chữ ký số đã đăng ký với cơ quan hải quan khi thực hiện TTHQĐT theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 87/2012/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư số 196/2012/TT-BTC.
Theo đó, để đăng ký sử dụng chữ ký số, DN phải có chữ ký được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Sau đó, DN sẽ đăng ký tại dịch vụ trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Chữ ký số có thể dùng để làm thủ tục hải quan điện tử ở tất cả các cục hải quan trong cả nước.
Tổng cục Hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn người khai hải quan thực hiện sử dụng chữ ký số công cộng trong TTHQĐT.
Quy định mới về mức phạt vi phạm hành chính về giá, phí, lệ phí, hóa đơn
Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn có nhiều quy định mới. Theo nghị định, nếu người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách sẽ bị phạt tiền đến 4 triệu đồng.
Mức phạt theo quy định mới đã giảm so với trước đây là 5 triệu đồng tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Nghị định cũng quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn là 50 triệu đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150 triệu đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/11/2013 và thay thế Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; Nghị định số 84/2011/NĐ-Cp ngày 20/9/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và Chương V Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Thực hiện bình ổn giá sữa
Theo Thông tư 30/2013/TT-BYT của Bộ Y tế đã ban hành quy định về Danh mục sữa dành cho trẻ em thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.
Theo đó, danh mục sẽ bao gồm: Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành; Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 06 tuổi nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định trên.
Định kỳ hàng tháng, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế sẽ công bố danh mục chi tiết sữa nói trên. Thông tư có hiệu lực từ 20/11/2013.
Theo Quyết định số 2341/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành lộ trình triển khai sử dụng chữ ký số công cộng trong thủ tục hải quan điện tử, kể từ ngày 01/11/2013, người khai hải quan thực hiện sử dụng chữ ký số đã đăng ký với cơ quan hải quan khi thực hiện TTHQĐT theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 87/2012/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư số 196/2012/TT-BTC.
Từ ngày 9/11, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá sẽ chịu mức phạt tiền tối đa là 150 triệu đồng. Nguồn: internet |
Theo đó, để đăng ký sử dụng chữ ký số, DN phải có chữ ký được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Sau đó, DN sẽ đăng ký tại dịch vụ trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Chữ ký số có thể dùng để làm thủ tục hải quan điện tử ở tất cả các cục hải quan trong cả nước.
Tổng cục Hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn người khai hải quan thực hiện sử dụng chữ ký số công cộng trong TTHQĐT.
Quy định mới về mức phạt vi phạm hành chính về giá, phí, lệ phí, hóa đơn
Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn có nhiều quy định mới. Theo nghị định, nếu người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách sẽ bị phạt tiền đến 4 triệu đồng.
Mức phạt theo quy định mới đã giảm so với trước đây là 5 triệu đồng tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Nghị định cũng quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn là 50 triệu đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150 triệu đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/11/2013 và thay thế Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; Nghị định số 84/2011/NĐ-Cp ngày 20/9/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và Chương V Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Thực hiện bình ổn giá sữa
Theo Thông tư 30/2013/TT-BYT của Bộ Y tế đã ban hành quy định về Danh mục sữa dành cho trẻ em thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.
Theo đó, danh mục sẽ bao gồm: Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành; Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 06 tuổi nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định trên.
Định kỳ hàng tháng, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế sẽ công bố danh mục chi tiết sữa nói trên. Thông tư có hiệu lực từ 20/11/2013.
Theo Thời báo Tài chính Việt Nam