Tàu ngầm Trung Quốc. |
Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/10 có bài xã luận sặc mùi hiếu chiến nhận xét, Trung Quốc "chẳng còn gì để nói, cần chuẩn bị cho khả năng nổ ra xung đột" khi đề cập tới căng thẳng với Nhật Bản xung quanh vấn đề chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.
Hoàn Cầu cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ngày 29/10 phát biểu trước báo giới, hành động Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku đã đẩy khu vực vào trạng thái chông chênh giữa hòa bình và chiến tranh được xem như đã đẩy căng thẳng Trung - Nhật leo thang lên một nấc mới. "Trung Quốc và Nhật Bản chẳng còn gì để đàm phán nữa, có chăng chỉ là công kích và cảnh cáo lẫn nhau. Hiện tại hai bên đều đang củng cố lập trường cứng rắn của mình, một bên đang thăm dò thận trọng giới hạn chịu đựng của đối phương, một bên đang chuẩn bị cho khả năng xấu nhất, xung đột quân sự", Hoàn Cầu nhấn mạnh. Mỹ được tờ báo này xem như "kẻ đứng sau giật dây" Nhật Bản "khiêu khích" Trung Quốc, tuy nhiên theo Hoàn Cầu Tokyo hiện không hề nắm chắc việc Mỹ sẽ chi viện cho mình như thế nào một khi nổ ra xung đột. Mặt khác Washington không muốn đánh mất vai trò cân bằng ở Đông Á, cho dù nổ ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản thì việc lựa chọn phương thức can thiệp nào đối với Mỹ cũng là một lựa chọn khó.
Hoàn Cầu cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ngày 29/10 phát biểu trước báo giới, hành động Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku đã đẩy khu vực vào trạng thái chông chênh giữa hòa bình và chiến tranh được xem như đã đẩy căng thẳng Trung - Nhật leo thang lên một nấc mới. "Trung Quốc và Nhật Bản chẳng còn gì để đàm phán nữa, có chăng chỉ là công kích và cảnh cáo lẫn nhau. Hiện tại hai bên đều đang củng cố lập trường cứng rắn của mình, một bên đang thăm dò thận trọng giới hạn chịu đựng của đối phương, một bên đang chuẩn bị cho khả năng xấu nhất, xung đột quân sự", Hoàn Cầu nhấn mạnh. Mỹ được tờ báo này xem như "kẻ đứng sau giật dây" Nhật Bản "khiêu khích" Trung Quốc, tuy nhiên theo Hoàn Cầu Tokyo hiện không hề nắm chắc việc Mỹ sẽ chi viện cho mình như thế nào một khi nổ ra xung đột. Mặt khác Washington không muốn đánh mất vai trò cân bằng ở Đông Á, cho dù nổ ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản thì việc lựa chọn phương thức can thiệp nào đối với Mỹ cũng là một lựa chọn khó.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera. |
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, chỉ cần Mỹ không công khai ủng hộ Nhật Bản giao chiến với Trung Quốc thì Bắc Kinh cần bỏ qua thái độ của Washington để tập trung vào việc "chế áp khiêu khích của Tokyo". Tờ báo này cho rằng, mặc dù Nhật Bản khá mạnh miệng, nhưng thực tế lại sợ hãi trong lòng?! Nếu không các quan chức cao cấp Nhật Bản không việc gì ngày nào cũng phải "khiêu khích" Trung Quốc như vậy. Lâu nay giới chức cấp cao Trung Quốc tránh ra mặt với phía Nhật Bản, mọi vấn đề giao thiệp trực tiếp hầu như chỉ thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, ngược lại với cách tiếp cận vấn đề của Nhật Bản khi Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera phải xuất đầu lộ diện. Hoàn Cầu cho rằng khống chế thực tế của Nhật Bản đối với nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư đã bị Trung Quốc phá vỡ với thế liên tục tấn công khiến Tokyo biểu hiện ngày càng thụ động, bối rối. Và cái gọi là "công nhận hiện trạng tranh chấp Senkaku" mà Bắc Kinh đưa ra với Tokyo được Hoàn Cầu lý giải rằng chỉ vì hiện nay chưa phải thời cơ để Trung Quốc "đoạt về" nhóm đảo này, để tránh va chạm nên mới có đề xuất ấy. Tuy nhiên Nhật Bản khẳng định Senkaku là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của họ và chẳng có tranh chấp nào ở đó.
Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng Hoa Xuân Oánh, đồng nghiệp bên Bộ Ngoại giao được chỉ định ra mặt phản ứng với Nhật Bản. |
Động thái phản ứng của Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc rằng sẽ lập tức phản kích nếu UAV của Bắc Kinh bị Nhật Bản bắn rơi theo Hoàn Cầu là một bước "làm giá" để nâng cao yêu cầu thỏa hiệp của phía Trung Quốc. Nhật Bản không thừa nhận tranh chấp ở Senkaku thì Trung Quốc cứ cho tàu tuần tra xâm nhập thường xuyên, liên tục, vào hẳn phạm vi 12 hải lý theo Hoàn Cầu thì Tokyo cũng chỉ còn nước mắt nhắm mắt mở trông coi. Thời báo Hoàn Cầu nói, nếu cứ tiếp tục thế này Trung - Nhật sẽ thành kẻ thù chiến lược, nhưng Trung Quốc và Mỹ thì không thể vì chuyện Senkaku mà trở thành kẻ thù chiến lược của nhau bởi 2 nước có quá nhiều lĩnh vực hợp tác trên toàn cầu. Tờ báo khích bác Nhật Bản "chỉ là con tốt" trong thế cờ của Mỹ chứ không có chuyện biến Mỹ thành con cờ trong tay mình. Tuy nhiên, kết luận bài báo sặc mùi hiếu chiến, Hoàn Cầu cho rằng Bắc Kinh không nên quá đề cao mục tiêu "dạy cho Nhật Bản một bài học" bởi như thế Trung Quốc sẽ tự đẩy mình vào thế bí. Theo Thời báo Hoàn Cầu, các quan chức cấp cao Nhật Bản muốn nói cứ để họ nói, còn Trung Quốc tiếp tục siết chặt vòng vây áp lực đối với Nhật Bản, thể hiện sức mạnh và bộ mặt nước lớn đồng thời kiềm chế và tỉnh táo thì sẽ "phá tan ý đồ của Nhật Bản".
- Video: Phe nổi dậy bắn sượt máy bay quân đội Syria gần Damascus
- Tư lệnh cụm tàu sân bay Mỹ: Sẽ có mặt ở Biển Đông nếu xảy ra xung đột
- Nhật Bản sẽ không tha việc dùng vũ lực thay đổi hiện trạng khu vực
- Ảnh: Xe jeep lao vào đám đông ở Thiên An Môn phát nổ làm 3 người chết
- Video: 4 chú rắn hổ mang canh chừng giấc ngủ cho 1 em bé
- 15 chiến binh Hezbollah bị giết tại Damascus
- Phe Assad bao vây để "nhổ tận gốc" phiến quân Syria ở ngoại ô Damascus
- Phe Assad giết 200 chiến binh nổi dậy Syria tại Idlib
- Ảnh: Cụm tàu sân bay USS George Washington hiện diện trên Biển Đông
- Phiến quân Syria tuyên bố tịch thu "thiết bị gián điệp" của Israel
Hồng Thủy