Nhà sư 3 năm làm trụ trì, 7 lần vi phạm bị xã lập biên bản
Theo báo cáo của UBND xã Chàng Sơn số 28/BC – UBND sư thầy Thích Minh Phượng (tức ông Nguyễn Xuân Long) trụ trì chùa Chân Long Tự từ năm 2010 đến nay đã liên tiếp xảy ra vi phạm.
Trong nội dung báo cáo chỉ rõ: ông Nguyễn Xuân Long đã tự ý thuê người về đào đất làm hố bể tự hoại, nhà vệ sinh phục vụ riêng cho cá nhân mình tại chùa chính mà không có ý kiến với ban hộ tự nhà chùa.
Bức tượng cổ được thay thế bằng tượng mới có hình dáng, khuôn mặt gần giống với nhà sư trụ trì chùa. (ảnh do người dân cung cấp). |
Ngoài ra, nhà chùa còn tự ý chuyển một pho tượng Adiđà tại Tam bảo (chùa chính) và thay vào đó một pho tượng Thích ca mới.
Qua kiểm tra nội tự trong chùa, UBND xã còn phát hiện việc nhà chùa đã tự ý đưa thêm mấy pho tượng mới vào để thờ mà không có ý kiến gì với chính quyền địa phương. Cụ thể trên Tam Bảo có một pho tượng chúa đất bằng sứ, dưới nhà tổ để thêm 08 pho tượng ở hai gian bên cạnh, sau khi xác minh ông Nguyễn Xuân Long đã xin chuyển 3 pho tam thế bằng đồng đi nơi khác.
Ông Nguyễn Xuân Long cố tình mang 16 pho tượng phật mới về chùa Chân Long mà không rõ nguồn gốc từ đâu, ngày 16/11/2010 xã đã xác minh sự việc là đúng.
Ngày 13/3/2012 UBND xã đã làm việc và xác minh được rõ dưới khu nhà tổ ông Long lại tự ý chuyển 14 pho tượng mới và bài trí lại các pho tượng trong chùa xếp các pho tượng cũ vào hai bên nhà tổ. Đặc biệt, ông Long tự ý mang ra khỏi chùa một pho tượng cổ Ngọc Hoàng ngồi có chiều cao khoảng 1m2.
Trước đây các vãi trong chùa đã bầu ra 5 vãi vào ban hộ tự để làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức các hoạt động trong chùa từ nhiều năm nay. Thế nhưng ông Nguyễn Xuân Long lại tự ý chủ trù tổ chức họp bầu ban hộ tự mới.
Ông Nguyễn Xuân Long lại tiếp tục xây dựng nhà tắm ở dốc chùa chính ngay trên vị trí đã đình chỉ trước đây. Mặc dù đã có sự can thiệp của UBND xã nhưng ông vẫn cố tình không chấp hành việc tháo dỡ mà vẫn tiếp tục cho đổ mái và hoàn thiện khu nhà tắm.
Bức tượng có hình dáng, khuôn mặt gần giống với nhà sư Thích Minh Phượng - trụ trì chùa Chân Long Tự được bọc rất cẩn thận. Bên cạnh đó, những bức tượng mới không được người dân chấp nhận đặt vào chùa. (ảnh do người dân cung cấp). |
Chùa Chân Long là một ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1992. Năm 2010 ông Nguyễn Xuân Long mới chỉ được phép tạm trú hành lễ tại chùa, đến năm 2011 mới có quyết định được trụ trì chùa. Thế nhưng trong khoảng thời gian đó, ông Long đã thường xuyên vi phạm khiến cho người dân bức xúc.
Nguyên nhân khiến người dân bức xúc, năm 2012 bức tượng cổ nhất ở chính giữa chùa bỗng dưng biến mất. Khi người dân hỏi thì sư trụ trì chùa trả lời rằng đã đem tượng “tắm cho mát” vì tượng bị hư hỏng quá nặng.
Ngoài ra mấy chục bát hương cổ cũng được thay bằng bát hương mới mà người dân không hề được hỏi ý kiến. Tuy nhiên, đến ngày 5/11 vừa rồi, nhiều người biết sư trụ trì Thích Minh Phượng sẽ tổ chức lễ hô thần nhập tượng để đưa tượng mới đặt vào vị trí tượng cổ đã bị mất. Về vóc dáng, khuôn mặt của bức tượng mới lại rất giống với sư trụ trì Thích Minh Phượng.
Trước đó, những sai phạm trong chùa Chân Long Tự cũng đã được nhiều người dân tố cáo như việc tự ý chặt cây cổ thụ, xây nhà vệ sinh, nhà để ô tô trong khuôn viên chùa. Thậm chí, việc đi lễ tại chùa và các khoản thu khó hiểu do nhà chùa đặt ra cũng khiến người dân Chàng Sơn bức xúc.
Cần có biện pháp giải quyết triệt để!
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, một lãnh đạo UBND xã Chàng Sơn cho biết, Nhà sư Thích Minh Phượng đã không chấp hành theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND xã nên gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân. Bởi, nhà sư đã vi phạm nhiều lần, chẳng hạn như việc tháo dỡ nhà để xây dựng nhà để ô tô, xây dựng nhà tắm.
Nhiều điểm rất giống nhau giữa ảnh trụ trì Thích Minh Phượng và bức tượng. |
Trước đó nhà sư Phượng đã tự ý mang một pho tượng bằng đồng, cao khoảng 1m3 nặng khoảng 350kg, có khuôn mặt và vóc dáng gần giống với mình vào ngôi chùa chính. "Về vóc dáng, khuôn mặt của bức tượng mới lại rất giống với sư trụ trì Thích Minh Phượng. Tôi là thợ chạm đồ truyền thống cũng xin khẳng định là giống đến 90%”. Một người dân địa phương khẳng định.
Sau đó nhân dân bức xúc, ông Phượng mới ra trình báo với xã là người dân cung tiến để đặt vào chùa. Khi UBND xã vào xác minh sự việc là nhà sư có mang pho tượng vào chùa đặt. Sau đó, nhà sư đã thống nhất, đồng ý với xã là di dời pho tượng này ra khỏi chùa.
Sau đó nhân dân bức xúc, ông Phượng mới ra trình báo với xã là người dân cung tiến để đặt vào chùa. Khi UBND xã vào xác minh sự việc là nhà sư có mang pho tượng vào chùa đặt. Sau đó, nhà sư đã thống nhất, đồng ý với xã là di dời pho tượng này ra khỏi chùa.
Ngày 5/11, nhiều người dân và chính quyền địa phương đã có mặt đưa bức tượng mới ra khỏi chùa trước khi nhà chùa kịp tổ chức buổi lễ.
"Hôm đó mọi người đến rất đông, người dân địa phương đã thấy rất nhiều lần trụ trì mang tượng ra khỏi chùa nên người dân rất bức xúc kéo đến và chặn lại mới xảy ra tình trạng nhốn nháo. Vì vậy, UBND xã mong muốn các cấp lãnh đạo phối hợp với địa phương để giải quyết dứt điểm sự việc trên tại chùa Chân Long để ổn định lòng dân". Vị lãnh đạo UBND xã cho biết.
"Hôm đó mọi người đến rất đông, người dân địa phương đã thấy rất nhiều lần trụ trì mang tượng ra khỏi chùa nên người dân rất bức xúc kéo đến và chặn lại mới xảy ra tình trạng nhốn nháo. Vì vậy, UBND xã mong muốn các cấp lãnh đạo phối hợp với địa phương để giải quyết dứt điểm sự việc trên tại chùa Chân Long để ổn định lòng dân". Vị lãnh đạo UBND xã cho biết.
Ông Trương Minh Tiến (Phó giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội) cho biết Sở đang cử người tìm hiểu thêm sự việc. Phía Ban quản lý di tích và thắng cảnh Hà Nội khẳng định có sự việc người dân đưa tượng mới ra khỏi chùa nhưng chưa rõ cụ thể vụ việc thế nào. Hiện, Ban quản lý đang cho người đi kiểm tra để làm rõ vụ việc.
Đình Hường