Máy bay cảnh báo sớm thế hệ 2 TQ "muốn phân cao thấp" với E2 của Mỹ

09/11/2013 08:21
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết tiết lộ máy bay cảnh báo sớm mới nhất KJ-500 cùng tình hình chế tạo, xuất khẩu của máy bay cảnh báo sớm Trung Quốc hiện nay.
Máy bay cảnh báo sớm mới nhất KJ-500 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo (dân mạng tuyên truyền)
Máy bay cảnh báo sớm mới nhất KJ-500 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo (dân mạng tuyên truyền)

Gần đây trên trang mạng bình luận quân sự nổi tiếng của Mỹ đã xuất hiện một hình ảnh máy bay cảnh báo sớm mới do Trung Quốc tự sản xuất, được dân mạng gọi là Không Cảnh-500 (KJ-500). Máy bay này phát triển trên nền tảng máy bay vận tải Y-9, ngoại hình tương tự máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 mà Trung Quốc bán cho Pakistan, nhưng lắp radar mới, bề ngoài có thể nhìn thấy vị trí trung tâm radar có một chỗ nhô lên rất rõ.

Gần đây, trên mạng liên tiếp xuất hiện hình ảnh máy bay cảnh báo sớm phiên bản xuất khẩu ZDK-03 và máy bay cảnh báo sớm nội địa thế hệ thứ hai do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay Y-9.

Được biết, máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ nhất do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo là máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và KJ-2000, còn máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ hai gồm có máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 dùng để xuất khẩu và máy bay cảnh báo sớm cỡ trung bình thế hệ mới do Trung Quốc sử dụng.

Máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ hai, loại máy bay sắp trang bị cho Không quân và Hải quân Trung Quốc, đã bay thử, nhìn vào các hình ảnh, nó có vẻ thần bí, nhưng khi phân tích kỹ thì loại máy bay cảnh báo sớm mới này đã hé lộ nhiều vấn đề.

Máy bay cảnh báo sớm mới nhất KJ-500 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo (dân mạng tuyên truyền)
Máy bay cảnh báo sớm mới nhất KJ-500 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo (dân mạng tuyên truyền)

Trong hình ảnh có 3 mô hình máy bay cảnh báo sớm, lần lượt là KJ-200, KJ-2000 và loại máy bay cảnh báo sớm bí mật, chiếc máy bay cảnh báo sớm này ban đầu bị gọi nhầm là ZDK-03 xuất khẩu cho Pakistan, nhưng thực ra, máy bay này đã sơn màu của Không quân Trung Quốc, đã sử dụng radar mảng pha chủ động giống như của máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, bởi vì, viền đen của radar giống với KJ-2000, đã dùng radar mảng pha cố định, viền đen 3 khối của nắp chỏm radar hình vòng tròn chính là vật liệu hấp thu sóng.

Radar của máy bay cảnh báo sớm nội địa thế hệ thứ hai Trung Quốc tương tự máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, hoàn toàn khác với radar của máy bay cảnh báo sớm KJ-200.

Theo bài báo, lãnh thổ Pakistan hẹp dài, các đô thị quan trọng như thủ đô Islamabad, thành phố lớn nhất Karachi dều gần biên giới Ấn Độ-Pakistan, thiếu chiều sâu chiến lược; cộng với biên giới Ấn Độ-Pakistan phần lớn là vùng núi, địa hình phức làm gây ra rất nhiều "góc chết" cho radar phòng không mặt đất.

Trong chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần thứ ba, Không quân Ấn Độ chính vì đã sử dụng máy bay cảnh báo sớm Tu-26 thuê của Liên Xô cũ, chỉ huy tấn công các mục tiêu có chiều sâu trong lãnh thổ Pakistan, đã gây ra tổn thất tương đối lớn cho Pakistan.

"Phẫu thuật" máy bay cảnh báo sớm mới nhất KJ-500 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo.
"Phẫu thuật" máy bay cảnh báo sớm mới nhất KJ-500 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo.

Bước vào thế kỷ mới, Không quân Ấn Độ đã có được máy bay cảnh báo sớm Project A-50EHI tiên tiến hơn, máy bay này trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động cảnh báo sớm, có năng lực dò tìm và hướng dẫn chỉ huy tương đối tốt.

Máy bay cảnh báo sớm A-50EHI triển khai ở biên giới Ấn Độ-Pakistan có thể do thám tình hình trên không và bố trí tác chiến của khu vực sâu hàng trăm km của Pakistan, từ đó chỉ huy cho máy bay chiến đấu của Ấn Độ tận dụng những chỗ mỏng yếu trong phòng thủ của Pakistan, phát động tấn công, đã nới rộng khoảng cách năng lực tác chiến giữa không quân hai nước Ấn Độ-Pakistan. Trong tình hình đó, Không quân Pakistan (PAF) buộc phải xây dựng hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không của họ.

Năm 2004, Không quân Pakistan đã mua 6 máy bay cảnh báo sớm SAAB-2000 trang bị radar cảnh báo sớm PS-890 của Thụy Điển, hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD, sau này Không quân Pakistan đã cắt giảm số lượng mua, trị giảm giảm xuống còn khoảng 900 triệu USD.

Chiếc máy bay cảnh báo sớm SAAB-2000 đầu tiên bàn giao vào cuối tháng 12 năm 2009, radar PS-890 của máy bay này là radar mảng pha quét điện tử chủ động, kích thước dây ăng ten là 8 m x 0,6 m, làm việc ở sóng ngắn S (S band), có 200 mô đun T/R.

Độ cao tuần tra của máy bay cảnh báo sớm SAAB-2000 là 7.000 m, khoảng cách dò tìm tối đa các mục tiêu trên không cỡ lớn là 300 km, máy bay chiến đấu cỡ nhỏ là 200 m, tên lửa hành trình là 100 km.

Máy bay này còn có liên kết dữ liệu có thể trực tiếp tiến hành hướng dẫn chỉ huy đối với máy bay tác chiến, hoặc truyền thông tin về tình hình trên không cho trung tâm chỉ huy phòng không mặt đất, có năng lực dò tìm, cảnh báo, chỉ huy tương đối tốt, đồng thời giá cả và chi phí sử dụng cũng tương đối thấp.

Nhưng, Không quân Pakistan hoàn toàn không hài lòng, họ cho rằng, máy bay SAAB-2000 do thân khá nhỏ, không gian bên trong có hạn, vì vậy số lượng nhân viên và màn hình hiển thị trong máy bay không đủ, năng lực hướng dẫn chỉ huy hạn chế, đồng thời hành trình, thời gian ở lại trên không của máy bay cũng không đủ, hạn chế phạm vi bao quát của một máy bay, đây là một điểm yếu không nhỏ đối với Không quân Pakistan.

Vì vậy, Không quân Pakistan cần có một loại máy bay lớn hơn, có thể trực ở khu vực biên giới với thời gian dài hơn, đồng thời hết sức cố gắng có thể chỉ huy nhiều máy bay hơn để ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ của đối phương.

Máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 do Trung Quốc chế tạo, trên máy bay đã trang bị hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động. Tháng 12 năm 2010, đài truyền hình Pakistan tuyên bố chiếc máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 đầu tiên mà Không quân Pakistan mua của Trung Quốc đã xuất xưởng. Khác với máy bay KJ-200 của Trung Quốc, máy bay này hoàn toàn không lắp ráp radar mảng pha "cầu thăng bằng", mà đã sử dụng radar hình tròn.

Năm 2007, có tin cho biết, máy bay cảnh báo sớm Project ZDK-03 Trung Quốc đến căn cứ không quân Pakistan tiến hành kiểm tra thực địa, nền tảng của máy bay này là máy bay vận tải Y-9, trải qua nhiều lần kiểm tra và cải tiến, cuối cùng đã nhận được sự cho phép của Không quân Pakistan, hai bên đã ký hợp đồng mua 4 máy bay cảnh báo sớm loại này.

Máy bay cảnh báo sớm ZDK-03, Trung Quốc bán cho Pakistan
Máy bay cảnh báo sớm ZDK-03, Trung Quốc bán cho Pakistan

Theo bài báo, Không quân Pakistan mua 4 máy bay cảnh báo sớm ZDK-03, trị giá chưa đến 300 triệu USD, cho dù máy bay ZDK-03 sử dụng radar quét cơ giới thì đây vẫn là giá rất ưu đãi, phản ánh mối quan hệ "hữu nghị, vững chắc" của hai bên.

ZDK-03 phát triển trên nền tảng máy bay vận tải Y-9?

Nhìn vào hình ảnh máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 đầu tiên do Pakistan công bố, sự khác biệt lớn nhất chính là sử dụng Y-9 thay thế cho máy bay vận tải Y-8F-400 vốn có. Y-9 đã sử dụng động cơ WJ-6C do Trung Quốc tự sản xuất, công suất tăng lên hơn 5.000 mã lực, mạnh hơn động cơ WJ-6 (trên 4.000 mã lực), đồng thời đã đổi sang trang bị cánh quạt vật liệu composite 6 lá tự sản xuất, nâng hiệu suất động cơ, đã giảm tiêu hao nhiên liệu và tiếng ồn.

Việc nâng cao công suất động cơ, nâng cao tính năng bay, cất/hạ cánh và tuần tra của máy bay vận tải ZDK-03, đặc biệt là tính năng tác chiến của khu vực cao nguyên, điều này tương đối có lợi cho tác chiến ở khu vực cao so với mặt nước biển như Kashmir.

Ngoài ra, máy bay Y-9 đã sử dụng bình nhiên liệu tách rời ở cánh máy bay, dầu mang theo trong máy bay tăng lên khoảng 20 tấn, hành trình tăng trên 5.000 km (so với trên 3.000 km của máy bay Y-8F400), thời gian ở lại trên không tăng 8 giờ đồng hồ trở lên.

Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 hiện có của Không quân Trung Quốc
Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 hiện có của Không quân Trung Quốc

Đối với máy bay cảnh báo sớm, nó cần ở lại trên không thời gian dài để duy trì cảnh giới đối với khu vực mục tiêu, vì vậy thời gian ở lại trên không tăng lên đã làm giảm số lần luân phiên máy bay, đã tránh khoảng trống tạo ra khi luân phiên máy bay, tăng cường năng lực nắm chắc tình hình trên không khu vực mục tiêu.

Còn có một điểm tương đối quan trọng là thân máy bay Y-9 dài 36 m, dài hơn Y-8F-400 (33 m), điều này có nghĩa là ZDK-03 có thể lắp nhiều màn hình hiển thị, mang theo nhân viên nhiều hơn, tiến hành thay phiên trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời có thể đem lại nơi nghỉ ngơi cho nhân viên tổ lái, giảm cường độ làm việc cho nhân viên trực, giúp nâng cao năng lực định hướng chỉ huy của máy bay.

Tự tin quá đà: "Tính năng radar của ZDK-03 tương đương E-2C"

Báo chí TQ thì tự tin đánh giá rằng "nhìn vào các hình ảnh công khai, máy  bay cảnh báo sớm ZDK-03 vẫn sử dụng nắm chỏm radar kiểu hình tròn, nhìn vào hình ảnh bên trên, radar của ZDK-03 là radar quét cơ giới, sử dụng ăng ten tương tự như radar APY-1 của máy bay cảnh báo sớm E-3A Mỹ, phương thức hoạt động dự kiến cũng tương tự, phương vị áp dụng quét cơ giới, cao thấp áp dụng quét điện tử".

Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn KJ-2000 Trung Quốc
Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn KJ-2000 Trung Quốc

Hiện nay, cả Trung Quốc và Pakistan đều ít tiết lộ thông tin về loại radar này, so sánh giữa máy bay nguyên mẫu và nắm chỏm radar, có thể suy đoán được nắm chỏm radar của ZDK-03 có đường kính 8,5 m, dày khoảng 1,5 m; các kích thước này nhỏ hơn nắm chỏm radar của E-3A, nắm chỏm radar của E-3A hơn 9 m, dày gần 2 m, vì vậy kích cỡ ăng ten của radar máy bay ZDK-03 nhỏ hơn APY-1.

Như vậy, tần suất radar này tương đối cao, bước sóng tương đối ngắn, kích cỡ tương đối của ăng ten (tỷ lệ kích cỡ thực tế và bước sóng của ăng ten) khá lớn, đồng thời công suất tăng của ăng ten cũng tương đối cao, như vậy có nghĩa là radar có khoảng cách dò tìm tương đối lớn.

Xét đến vấn đề cường độ tín hiệu truyền trong không khí giảm, radar của máy bay ZDK-03 phải làm việc ở sóng ngắn S (S-band), tính năng tầm xa của sóng ngắn S tuy nhỏ hơn sóng ngắn L, nhưng độ chính xác của nó khá tốt, là sóng ngắn chính của radar dò tìm đối không và dẫn đường hiện nay.

Căn cứ vài tư liệu có liên quan, mức búp sóng phụ (sidelobe level, SLL) của ăng ten radar máy bay cảnh báo sớm Trung Quốc thấp - 40DB, gần với mức của APY-1 (-50DB); máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 có không gian và tải trọng khá lớn, nên có thể lắp động cơ và nguồn điện công suất lớn; vì vậy tính năng của máy bay này tuy không thể so sánh với máy bay cảnh báo sớm như E-3A, nhưng đã có thể "phân cao thấp với máy bay cảnh báo sớm thông thường như E-2C"!.

Máy bay cảnh báo sớm nội địa Ấn Độ xuất hiện trong một Triển lãm hàng không vào tháng 2 năm 2013 của nước này.
Máy bay cảnh báo sớm nội địa Ấn Độ xuất hiện trong một Triển lãm hàng không vào tháng 2 năm 2013 của nước này.

Điều cần chỉ ra là, radar của máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 là radar cảnh báo sớm trên không thế hệ thứ hai do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ trước (radar thế hệ thứ nhất là radar trang bị cho máy bay cảnh báo sớm Tu-4), radar này chủ yếu giải quyết điểm yếu năng lực của thế hệ thứ nhất, áp dụng cơ chế Doppler xung. Trung Quốc đã sớm lựa chọn radar mảng pha quét điện tử chủ động cho máy bay cảnh báo sớm, đồng thời đưa ra thị trường quốc tế, được Không quân Pakistan sử dụng.

Điều kỳ lạ là, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 và KJ-200 của Không quân Trung Quốc đều sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động, trong khi đó, Trung Quốc và Pakistan là quan hệ hữu nghị "trong mọi điều kiện thời tiết", việc mua máy bay cảnh báo sớm KJ-200 hầu như không có trở ngại về chính trị hoặc tài chính, nhưng tại sao máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 mà Không quân Pakistan mua lần này lại trang bị radar quét cơ giới "lạc hậu"?

Radar "cầu thăng bằng" có điểm mù dò tìm

Trước hết, những máy bay cảnh báo sớm như KJ-200, SAAB-2000 sử dụng ăng ten "cầu thăng bằng", bởi vì, bước sóng điện từ càng dài, cường độ tín hiệu truyền trong không khí giảm càng thấp, vì vậy khoảng cách dò tìm tương đối cũng càng xa, nhưng bước sóng có lợi và không có lợi cho tăng khoảng cách dò tìm.

Máy bay cảnh báo sớm Phalcon tại căn cứ không quân Ấn Độ
Máy bay cảnh báo sớm Phalcon tại căn cứ không quân Ấn Độ

Trước có nói, bước sóng càng dài, trong tình hình diện tích ăng ten nhất định, các chỉ tiêu như kích thước tương đối và công suất tăng của ăng ten càng thấp; điều này có nghĩa là năng lượng bức xạ của radar có tỷ lệ càng thấp trong búp chính, trái lại ảnh hưởng đến khoảng cách dò tìm của radar, biện pháp giải quyết chính là tăng diện tích ăng ten.

Nhưng, tăng diện tích ăng ten radar sẽ làm tăng trọng lượng hệ thống và lực cản không khí cho máy bay cảnh báo sớm; với máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn thì nằm trong phạm vi chấp nhận được; còn đối với máy bay cảnh báo sớm cỡ vừa và nhỏ có tính năng khá thấp, thì kích thước và trọng lượng ăng ten có thể chấp nhận được đều có hạn.

Như vậy, làm thế nào để trang bị ăng ten tương đối lớn cho máy bay tương đối nhỏ? Kích thước mặt bên của máy bay phải lớn hơn nhiều hình chiếu mặt chính, lực cản không khí của mặt bên ăng ten cũng nhỏ hơn nhiều lực cản không khí của mặt chính, đây chính là nguyên nhân xuất hiện cầu thăng bằng.

Trên thực tế, radar PS-890 cũng được gọi là radar cảnh báo sớm trên không "nhìn nghiêng" (SLAR), loại bố trí ăng ten này phần nào giải quyết vấn đề "bố trí ăng ten khá lớn trên thân máy bay khá nhỏ", tính giới hạn của nó cũng rất rõ, ăng ten không thể quay, trước và sau máy bay sẽ có góc chết nhất định.

Máy bay cảnh báo sớm A-50EHI Ấn Độ
Máy bay cảnh báo sớm A-50EHI Ấn Độ

Còn có một vấn đề không thể coi nhẹ chính là vấn đề mảng pha phẳng, do giảm khu chiếu khẩu độ, dẫn đến các vấn đề như công suất tăng bị ảnh hưởng, độ rộng chùm sóng tăng lên, góc quét ăng ten trên 60 độ sẽ giảm mạnh tính năng, vì vậy muốn bao quát được toàn bộ trên không, ít nhất cần có ba mặt sóng. Trong khi đó, mặt "cầu thăng bằng" chỉ có một ăng ten đối với khu vực mục tiêu, vì vậy khi máy bay cảnh báo sớm bay khỏi khu vực mục tiêu, do góc qyét ăng ten tăng lên, tính năng của radar sẽ giảm mạnh. Trái lại, radar truyền động cơ giới có thể quay, luôn "chăm chú theo dõi" khu vực mục tiêu, tương đối ít hạn chế.

Vì vậy, ở góc độ này, máy bay cảnh báo sớm "cầu thăng bằng" khắc phục điểm mù ở tầng trời thấp, hỗ trợ cho hệ thống hướng dẫn chỉ huy phòng không mặt đất. Còn đối với Không quân Pakistan, họ cần một loại máy bay có thể ở lại trên không lâu dài tại khu vực biên giới Ấn Độ-Pakistan để tiến hành cảnh báo sớm, đồng thời có thể trực tiếp chỉ huy máy bay chiến đấu tiến hành đáp trả các mục tiêu xâm phạm trong trường hợp khẩn cấp. Ở góc độ này, máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 rõ ràng phù hợp hơn với yêu cầu của Không quân Pakistan so với máy bay "cầu thăng bằng".

Máy bay cảnh báo sớm SAAB-2000 do Thụy Điển chế tạo
Máy bay cảnh báo sớm SAAB-2000 do Thụy Điển chế tạo

Ý nghĩa sâu sắc hơn của máy  bay ZDK-03 đối với Không quân Pakistan ở chỗ: Ở Không quân Pakistan, hình thành một hệ thống tác chiến trên không hoàn chỉnh độc lập với hệ thống vũ khí phương Tây, sẽ có ý nghĩa chiến lược sâu xa đối với một quốc gia từng bị phương Tây nhiều lần cấm vận như Pakistan.

Bài báo cho biết, máy bay cảnh báo sớm KJ-200 là máy bay cảnh báo sớm đã thực hiện nội địa hóa toàn bộ về máy bay, hệ thống trên máy bay và động cơ, điều này có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với việc duy trì tính hoàn chỉnh và tính tự chủ về năng lực tác chiến của Không quân Trung Quốc.

Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 cũng đã sử dụng phiên bản nâng cấp của máy bay vận tải Y-8, tức là máy bay Y-9, là loại máy bay cảnh báo sớm ra đời sớm, radar của máy bay này rất giống vói radar mảng pha Erieye do Công ty L.M.Ericsson Thuỵ Điển nghiên cứu chế tạo.

Máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye trên tàu sân bay USS Nimitz, Hải quân Mỹ
Máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye trên tàu sân bay USS Nimitz, Hải quân Mỹ
Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn E-3A do Mỹ chế tạo
Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn E-3A do Mỹ chế tạo
Đông Bình