Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Chuyên gia quân sự, Victor Litovkin - Tổng biên tập tạp chí Tổng quan quân sự độc lập – đã đánh giá cao tầm quan trọng của chiếc tàu ngầm Kilo 636 mà Nga vừa tiến hành bàn giao cho Việt Nam hôm 7/11, mang tên HQ 182 Hà Nội.
Ông Litovkin cho biết: “Thật khó để đánh giá hết tầm quan trọng của những chiếc tàu ngầm này. Việt Nam sẽ có thể sử dụng chúng nhằm bảo vệ một cách hiệu quả hơn lãnh hải, vùng kinh tế biển, hải đảo và các giàn khoan dầu khí của mình.
Hạm đội nổi và hạm đội tàu ngầm sẽ hoạt động phối hợp với nhau. Tàu nổi phải được bảo vệ từ dưới nước, ngược lại, các tàu ngầm hoạt động dưới lòng biển, đặc biệt là ở khu vực gần bờ luôn luôn phải ẩn dưới tàu nổi”.
Hôm 7/11, tại Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở Saint Petersburg, biên bản bàn giao cho Việt Nam chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm Nga lớp “Varshavyanka” đã được ký kết.
Thuật ngữ của NATO gọi tàu này là “Kilo”, còn các chuyên gia phương Tây thì gọi là “hố đen của đại dương” vì độ nhiễu của các tàu ngầm này là cực thấp và chúng khó bị lộ.
Tàu Kilo có thể tìm thấy mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 3-4 lần mà bản thân chúng có thể bị đối phương phát hiện, có thể bắn tên lửa và ngư lôi vào mục tiêu trên không, trên đất, trên biển và có thể đặt mìn.
Ở trạng thái ngập trong nước, tốc độ của tàu lên đến 37 km/giờ. Tàu có thể chìm đến độ sâu 300 mét và bơi tự động trong vòng 45 ngày.
Việc Nga bàn giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm Kilo thể hiện sinh động mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia. Số lượng tàu nổi do Nga chế tạo cho Hải quân tại Việt Nam đang gia tang, trong đó có các tàu tuần tiễu “Svetliak”, được trang bị 2 khẩu pháo, với tốc độ hành trình 30 hải lý/giờ, chúng có thể bơi tự động trong vòng 30 ngày.
Ngoài ta còn có các tàu khu trục tên lửa “Gepard” nhằm đối phó với các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, sử dụng công nghệ đảm bảo xác suất bị phát hiện thấp.
Bên cạnh đó, bờ biển Việt Nam đang được bảo vệ trước các mối đe dọa từ biển bằng tên lửa “Bastion” của Nga. Mỗi tổ hợp gồm 36 tên lửa hành trình “Yakhont”, không có lực lượng hải quân nào trên thế giới có phương tiện đối phó với chúng. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát khu vực biển 200.000 km2.
Đây là những bước đi nhằm xây dựng Hải quân Việt Nam từng bước chính quy, hiện đại, nhằm mục tiêu bảo vệ biên giới lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc.
Chưa có nước nào đánh bại được 3 cường quốc
Trong khi đó, trả lời hãng tin BBC của Anh ngày 7/11/2013, ông Konstantin Makienko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga cho hay, Việc chuyển giao tàu ngầm có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là vì hợp đồng sáu chiếc tàu ngầm này là hợp đồng thuộc loại khổng lồ.
Cho tới thời điểm này thì hải quân Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ, nhưng sau khi có tàu ngầm và cả các chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam đã nhận hàng thì hải quân Việt Nam đã có thể chuyển dịch xa bờ, vượt ra ngoài các ranh giới tác chiến ngày trước.
Điều thứ hai là Việt Nam chưa bao giờ có trong tay tàu ngầm, chưa bao giờ vận hành tàu ngầm, bởi vậy có thể nói gần như nay quân đội Việt Nam đã có một lực lượng vũ trang mới, phức tạp hơn về mặt tổ chức, đòi hỏi cao hơn về mặt tài chính nhưng hùng mạnh hơn gấp bội về mặt quân sự.
"Tôi muốn nhắc lại rằng quyết định mua một lần sáu tàu ngầm là một quyết định lớn, các quốc gia thông thường chỉ mua hai chiếc hay bốn chiếc, hợp đồng sáu chiếc là hợp đồng ít khi xảy ra. Trước đây tôi nhớ chỉ có hải quân Trung Quốc là từng đặt mua tám chiếc tàu ngầm một lúc".
"Chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ về tới Việt Nam vào tháng 1/2014, thế nhưng chắc chắn là hải quân Việt Nam cần nhiều thời gian hơn để có thể vận hành nó. Đến bao giờ thì ông nghĩ chiếc tàu ngầm này mới có thể được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả và đầy đủ"? Trả lời câu hỏi của BBC, chuyên gia Nga đã nói:
Ông Makienko: "Chắc chắn là mất nhiều thời gian, vì công nghệ tàu ngầm vô cùng phức tạp, có thể nói là một trong các công nghệ quốc phòng phức tạp nhất, khó khăn hơn tàu chiến thông thường nhiều lần. Thêm vào đó, Việt Nam hoàn toàn chưa có kinh nghiệm về tàu ngầm.
Theo chủ quan của tôi thì Việt Nam sẽ cần ít nhất là hai năm nữa mới có thể vận hành tàu ngầm để sẵn sàng chiến đấu. Thế nhưng tôi cũng biết là quân đội Việt Nam có khả năng học hỏi nhanh và kỹ lưỡng, lại có tính kỷ luật cao.
Về mặt quân sự thì Việt Nam đã chứng tỏ khả năng của mình, có lẽ chưa có quốc gia nào trên thế giới đánh bại được ba cường quốc quân sự là Pháp, Mỹ và Trung Quốc như vậy. Thành tựu quốc phòng như vậy thì thực sự là không có nước nào đáng tự hào hơn.
Bởi vậy tôi tin là hải quân Việt Nam sẽ hoàn thành được nhiệm vụ này".
Ông Makienko cho rằng quyết định mua tàu ngầm của Nga là một quyết định sáng suốt của Việt Nam: "Một khi Việt Nam muốn bảo vệ tài nguyên và chủ quyền, nhất là biển đảo, thì không thể không có tàu ngầm. Điều này tôi có thể khẳng định. Bởi vậy tôi cho rằng đây là một quyết định chín chắn của chính phủ Việt Nam."
Ông Litovkin cho biết: “Thật khó để đánh giá hết tầm quan trọng của những chiếc tàu ngầm này. Việt Nam sẽ có thể sử dụng chúng nhằm bảo vệ một cách hiệu quả hơn lãnh hải, vùng kinh tế biển, hải đảo và các giàn khoan dầu khí của mình.
Hạm đội nổi và hạm đội tàu ngầm sẽ hoạt động phối hợp với nhau. Tàu nổi phải được bảo vệ từ dưới nước, ngược lại, các tàu ngầm hoạt động dưới lòng biển, đặc biệt là ở khu vực gần bờ luôn luôn phải ẩn dưới tàu nổi”.
Hình ảnh tàu ngầm Kilo thứ hai mang tên Hồ Chí Minh mà Nga đóng cho Việt Nam |
Hôm 7/11, tại Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở Saint Petersburg, biên bản bàn giao cho Việt Nam chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm Nga lớp “Varshavyanka” đã được ký kết.
Thuật ngữ của NATO gọi tàu này là “Kilo”, còn các chuyên gia phương Tây thì gọi là “hố đen của đại dương” vì độ nhiễu của các tàu ngầm này là cực thấp và chúng khó bị lộ.
Tàu Kilo có thể tìm thấy mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 3-4 lần mà bản thân chúng có thể bị đối phương phát hiện, có thể bắn tên lửa và ngư lôi vào mục tiêu trên không, trên đất, trên biển và có thể đặt mìn.
Ở trạng thái ngập trong nước, tốc độ của tàu lên đến 37 km/giờ. Tàu có thể chìm đến độ sâu 300 mét và bơi tự động trong vòng 45 ngày.
Việc Nga bàn giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm Kilo thể hiện sinh động mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia. Số lượng tàu nổi do Nga chế tạo cho Hải quân tại Việt Nam đang gia tang, trong đó có các tàu tuần tiễu “Svetliak”, được trang bị 2 khẩu pháo, với tốc độ hành trình 30 hải lý/giờ, chúng có thể bơi tự động trong vòng 30 ngày.
Ngoài ta còn có các tàu khu trục tên lửa “Gepard” nhằm đối phó với các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, sử dụng công nghệ đảm bảo xác suất bị phát hiện thấp.
Bên cạnh đó, bờ biển Việt Nam đang được bảo vệ trước các mối đe dọa từ biển bằng tên lửa “Bastion” của Nga. Mỗi tổ hợp gồm 36 tên lửa hành trình “Yakhont”, không có lực lượng hải quân nào trên thế giới có phương tiện đối phó với chúng. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát khu vực biển 200.000 km2.
Đây là những bước đi nhằm xây dựng Hải quân Việt Nam từng bước chính quy, hiện đại, nhằm mục tiêu bảo vệ biên giới lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc.
Chưa có nước nào đánh bại được 3 cường quốc
Trong khi đó, trả lời hãng tin BBC của Anh ngày 7/11/2013, ông Konstantin Makienko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga cho hay, Việc chuyển giao tàu ngầm có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là vì hợp đồng sáu chiếc tàu ngầm này là hợp đồng thuộc loại khổng lồ.
Cho tới thời điểm này thì hải quân Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ, nhưng sau khi có tàu ngầm và cả các chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam đã nhận hàng thì hải quân Việt Nam đã có thể chuyển dịch xa bờ, vượt ra ngoài các ranh giới tác chiến ngày trước.
Điều thứ hai là Việt Nam chưa bao giờ có trong tay tàu ngầm, chưa bao giờ vận hành tàu ngầm, bởi vậy có thể nói gần như nay quân đội Việt Nam đã có một lực lượng vũ trang mới, phức tạp hơn về mặt tổ chức, đòi hỏi cao hơn về mặt tài chính nhưng hùng mạnh hơn gấp bội về mặt quân sự.
"Tôi muốn nhắc lại rằng quyết định mua một lần sáu tàu ngầm là một quyết định lớn, các quốc gia thông thường chỉ mua hai chiếc hay bốn chiếc, hợp đồng sáu chiếc là hợp đồng ít khi xảy ra. Trước đây tôi nhớ chỉ có hải quân Trung Quốc là từng đặt mua tám chiếc tàu ngầm một lúc".
"Chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ về tới Việt Nam vào tháng 1/2014, thế nhưng chắc chắn là hải quân Việt Nam cần nhiều thời gian hơn để có thể vận hành nó. Đến bao giờ thì ông nghĩ chiếc tàu ngầm này mới có thể được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả và đầy đủ"? Trả lời câu hỏi của BBC, chuyên gia Nga đã nói:
Ông Makienko: "Chắc chắn là mất nhiều thời gian, vì công nghệ tàu ngầm vô cùng phức tạp, có thể nói là một trong các công nghệ quốc phòng phức tạp nhất, khó khăn hơn tàu chiến thông thường nhiều lần. Thêm vào đó, Việt Nam hoàn toàn chưa có kinh nghiệm về tàu ngầm.
Theo chủ quan của tôi thì Việt Nam sẽ cần ít nhất là hai năm nữa mới có thể vận hành tàu ngầm để sẵn sàng chiến đấu. Thế nhưng tôi cũng biết là quân đội Việt Nam có khả năng học hỏi nhanh và kỹ lưỡng, lại có tính kỷ luật cao.
Về mặt quân sự thì Việt Nam đã chứng tỏ khả năng của mình, có lẽ chưa có quốc gia nào trên thế giới đánh bại được ba cường quốc quân sự là Pháp, Mỹ và Trung Quốc như vậy. Thành tựu quốc phòng như vậy thì thực sự là không có nước nào đáng tự hào hơn.
Bởi vậy tôi tin là hải quân Việt Nam sẽ hoàn thành được nhiệm vụ này".
Ông Makienko cho rằng quyết định mua tàu ngầm của Nga là một quyết định sáng suốt của Việt Nam: "Một khi Việt Nam muốn bảo vệ tài nguyên và chủ quyền, nhất là biển đảo, thì không thể không có tàu ngầm. Điều này tôi có thể khẳng định. Bởi vậy tôi cho rằng đây là một quyết định chín chắn của chính phủ Việt Nam."
Theo Vietnamplus/Tiếng nói nước Nga/BBC