Tận thu
Trước khi chính thức tăng 40% cước 3G kể từ tháng 11, các nhà mạng đã nhiều lần lên tiếng việc họ chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng bởi các dịch vụ nhắn tin miễn phí (OTT). Và vì thế, việc tăng cước 3G được coi như một cách để bù đắp nguồn thu. Tuy nhiên, sau khi tăng cước 3G thành công, người dùng một lần nữa thêm “lao đao” trước thông tin nhà mạng chặn dịch vụ miễn phí.
Trên rất nhiều diễn đàn, thậm chí các báo chính thống cũng đăng tải nhiều ý kiến phàn nàn của người dùng về việc sử dụng OTT gặp trục trặc như gọi khó, nhắn tin chậm hoặc gửi đi nhưng không tới… Điều này làm dấy lên nghi án các dịch vụ OTT đang bị bóp băng thông từ phía các nhà mạng.
Khi được hỏi, hầu hết các nhà mạng đều cho rằng họ không chặn các dịch vụ nhắn tin miễn phí nhưng với dự kiến khách hàng phải sử dụng các gói cước chuyên biệt mới được dùng OTT thì có thể đoán được điều gì đang xảy ra.
Việc tăng mạnh giá cước 3G đi kèm với nghi án bóp băng thông các dịch vụ miễn phí, nhiều ý kiến cho rằng nhà mạng đang tung “liên hoàn cước” với túi tiền của người dùng trong thời buổi kinh tế khó khăn. Câu hỏi được khá nhiều người đặt ra là tại sao họ phải trả tiền thêm cho các dịch vụ OTT trong khi đã phải thanh toán chi phí 3G đắt đỏ cho nhà mạng để được sử dụng tất cả các dịch vụ miễn phí trên Internet?
Ai sẽ bảo vệ quyền lợi khách hàng?
Những hành động của nhà mạng trong thời gian qua đã gây không ít bức xúc cho dư luận. Với người dùng di động, ngoài việc sử dụng 3G để đọc báo mạng, lướt facebook thì nhắn tin, gọi điện miễn phí với các ứng dụng OTT đang là một trào lưu mới. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, người dân phải “thắt lưng buộc bụng” thì sự ra đời của các OTT giúp giảm thiểu cước liên lạc được xem như một thành tựu hữu ích của công nghệ.
Chỉ cần dạo nhanh qua các trang tin công nghệ, diễn đàn, Facebook là có thể bắt gặp vô vàn ý kiến bày tỏ quan điểm bất đồng tình với cách hành xử của nhà mạng với khách hàng.
“Lý do đưa ra có vẻ hợp lý khi so sánh với giá cước của nước bạn, tuy nhiên nhìn lại chất lượng băng thông, 3G xài toàn chữ E không thì người dùng có hài lòng với giá tiền 70 ngàn một tháng hay không? Hay phải chăng là vì app nhắn tin gọi điện miễn phí phát triển bành trướng ảnh hưởng đến doanh thu mà các nhà mạng tăng giá, lén lút chặn viber, tango, zalo,… vậy thì tiếng nói của người dùng ở đâu khi giá cả không đi kèm với chất lượng, có phải không công bằng với hàng triệu user mobile của VN khi không được sử dụng app OTT một cách bình thường không?” - Bạn Hoàng Nga ở Hà Nội bức xúc bày tỏ quan điểm trên báo ICTNews.
Mặc cho những bức xức, kêu ca của người dùng từ phía người dùng từ vụ tăng mạnh cước 3G, nghi án chặn ứng dụng OTT đã khiến người dùng thêm phần “tuyệt vọng”. Tiếng nói và quyền lợi của khách hàng đã bị “bỏ qua” trước khoảng doanh thu hàng ngàn tỉ đồng.
Vậy ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ? Rất nhiều ý kiến cho rằng cần thành lập Cục điều tiết viễn thông, tương tự Cục điều tiết điện lực, để quản lí giá và giám sát chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, đó cũng là bài toán lâu dài. Để có thể giải quyết những “búc xúc trước mắt” của người dùng, họ chỉ còn cách trông chờ vào những giải pháp tình thế từ các cơ quan bộ ban ngành hiện có hoặc là “lương tâm” của chính nhà mạng. Mà phải trông chờ đến bao giờ?./.
Trước khi chính thức tăng 40% cước 3G kể từ tháng 11, các nhà mạng đã nhiều lần lên tiếng việc họ chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng bởi các dịch vụ nhắn tin miễn phí (OTT). Và vì thế, việc tăng cước 3G được coi như một cách để bù đắp nguồn thu. Tuy nhiên, sau khi tăng cước 3G thành công, người dùng một lần nữa thêm “lao đao” trước thông tin nhà mạng chặn dịch vụ miễn phí.
Các ứng dụng nghe, gọi, nhắn tin miễn phí đang được người dùng điện thoại ưa chuộng. Ảnh: Thái Nguyên (Thanh Niên) |
Trên rất nhiều diễn đàn, thậm chí các báo chính thống cũng đăng tải nhiều ý kiến phàn nàn của người dùng về việc sử dụng OTT gặp trục trặc như gọi khó, nhắn tin chậm hoặc gửi đi nhưng không tới… Điều này làm dấy lên nghi án các dịch vụ OTT đang bị bóp băng thông từ phía các nhà mạng.
Khi được hỏi, hầu hết các nhà mạng đều cho rằng họ không chặn các dịch vụ nhắn tin miễn phí nhưng với dự kiến khách hàng phải sử dụng các gói cước chuyên biệt mới được dùng OTT thì có thể đoán được điều gì đang xảy ra.
Việc tăng mạnh giá cước 3G đi kèm với nghi án bóp băng thông các dịch vụ miễn phí, nhiều ý kiến cho rằng nhà mạng đang tung “liên hoàn cước” với túi tiền của người dùng trong thời buổi kinh tế khó khăn. Câu hỏi được khá nhiều người đặt ra là tại sao họ phải trả tiền thêm cho các dịch vụ OTT trong khi đã phải thanh toán chi phí 3G đắt đỏ cho nhà mạng để được sử dụng tất cả các dịch vụ miễn phí trên Internet?
Ai sẽ bảo vệ quyền lợi khách hàng?
Những hành động của nhà mạng trong thời gian qua đã gây không ít bức xúc cho dư luận. Với người dùng di động, ngoài việc sử dụng 3G để đọc báo mạng, lướt facebook thì nhắn tin, gọi điện miễn phí với các ứng dụng OTT đang là một trào lưu mới. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, người dân phải “thắt lưng buộc bụng” thì sự ra đời của các OTT giúp giảm thiểu cước liên lạc được xem như một thành tựu hữu ích của công nghệ.
Chỉ cần dạo nhanh qua các trang tin công nghệ, diễn đàn, Facebook là có thể bắt gặp vô vàn ý kiến bày tỏ quan điểm bất đồng tình với cách hành xử của nhà mạng với khách hàng.
“Lý do đưa ra có vẻ hợp lý khi so sánh với giá cước của nước bạn, tuy nhiên nhìn lại chất lượng băng thông, 3G xài toàn chữ E không thì người dùng có hài lòng với giá tiền 70 ngàn một tháng hay không? Hay phải chăng là vì app nhắn tin gọi điện miễn phí phát triển bành trướng ảnh hưởng đến doanh thu mà các nhà mạng tăng giá, lén lút chặn viber, tango, zalo,… vậy thì tiếng nói của người dùng ở đâu khi giá cả không đi kèm với chất lượng, có phải không công bằng với hàng triệu user mobile của VN khi không được sử dụng app OTT một cách bình thường không?” - Bạn Hoàng Nga ở Hà Nội bức xúc bày tỏ quan điểm trên báo ICTNews.
Mặc cho những bức xức, kêu ca của người dùng từ phía người dùng từ vụ tăng mạnh cước 3G, nghi án chặn ứng dụng OTT đã khiến người dùng thêm phần “tuyệt vọng”. Tiếng nói và quyền lợi của khách hàng đã bị “bỏ qua” trước khoảng doanh thu hàng ngàn tỉ đồng.
Những bức xúc đã nhận được sự đồng cảm lớn từ phía cộng đồng. |
Vậy ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ? Rất nhiều ý kiến cho rằng cần thành lập Cục điều tiết viễn thông, tương tự Cục điều tiết điện lực, để quản lí giá và giám sát chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, đó cũng là bài toán lâu dài. Để có thể giải quyết những “búc xúc trước mắt” của người dùng, họ chỉ còn cách trông chờ vào những giải pháp tình thế từ các cơ quan bộ ban ngành hiện có hoặc là “lương tâm” của chính nhà mạng. Mà phải trông chờ đến bao giờ?./.
Lan Phương