Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở đảo Cù Lao Chàm (Đà Nẵng) đã có gió giật mạnh cấp 8; Ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Tp.Đà Nẵng và Thuận An (Huế) đã có gió giật mạnh cấp 7. Ở quần đảo Hoàng Sa đã có gió giật mạnh cấp 11; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 7. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa vừa đến mưa to; lượng mưa phổ biến tính đến 7 giờ sáng nay (10/11) khoảng 20 – 40mm, một số lớn hơn như Nam Đông (Huế) 82mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 45mm.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, đi song song bờ biển các tỉnh Trung Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35km. Đến 19 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 106,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Bình – Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Đường đi và vị trí cơn bão Haiyan |
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa và ven biển Bắc Bộ. Đến 07 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 105,9 độ Kinh Đông, trên khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc Đông Bắc và Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp. Đến 07 giờ ngày 12/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư, các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Trị (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12 - 13, giật cấp 14, cấp 15. Vùng biển quần đảo Hoàng Sa và vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Đà Nẵng -Quảng Ngãi sáng nay còn có gió giật mạnh cấp 6 – 8, sau đó gió yếu dần. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8 - 9, giật cấp 10, cấp 11. Ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Thanh Hóa từ chiều tối nay (10/11) gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11 – 12.
Ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, sau đó vùng mưa sẽ mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, nhiều nơi có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Quảng Trị - Quảng Bình cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 2,5 – 3,5 m. Khu vực ven biển từ Hà Tĩnh – Hải Phòng cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 3,0 – 4,5 m. Sóng biển 2 – 4m, vùng gần tâm bão 4 - 6m.
Bão hủy diệt Haiyan: Đã có 35 người thương vong
Tờ VTC dẫn nguồn tin cho biết Tuy bão chưa đổ bộ vào nhưng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong ngày 9/11 đã có 2 người chết. Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Hoa (57 tuổi, ở phường Hòa Thuận, TP.Tam Kỳ). Ông Hoa bị tử vong khi đang trèo chặt tỉa cây phòng bão, không may bị ngã.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hiền (thôn Mỹ An, xã Đại Quang, Đại Lộc) tử vong do bị rơi từ mái nhà khi đang chèn chống phòng tránh bão.
Đã có hơn 30 người bị thương phải nhập viện điều trị cũng do bất cẩn ngã từ mái nhà. Nặng nhất là trường hợp anh Phan Sỹ Tình (27 tuổi, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ), bị rơi từ mái nhà với độ cao gần 5m xuống dưới đất lúc 10h sáng 9/11 bị chấn thương nặng ở đầu.
Chiều 9/11, gần 2.000 người dân xã Tam Thanh, Tam Tiến chủ yếu là người già, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em đã được UBND Thành phố Tam Kỳ sơ tán tránh bão tại trường Đại học Quảng Nam và trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật.
Tính đến 5h ngày 10/11, các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên đã thực hiện sơ tán, di dời 174.582 hộ/602.838 người. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Ninh Bình dự kiến sáng nay 10/11 sẽ tổ chức di dời. Các tỉnh, thành phố Nam Định, Hải Phòng họp Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong sáng 10/11 và quyết định phương án di dời dân.
Theo tờ tuổi trẻ đưa tin, sáng 10-11, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết đến thời điểm này một số nơi ở miền Trung đã bị mất điện do ảnh hưởng của cơn bão Haiyan.
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, mất điện một phần thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch, một phần huyện Quảng Ninh. Tại tỉnh Quảng Nam, mất điện xã Tam Nghĩa, cụm công nghiệp Chu Lai và huyện Núi Thành. Tỉnh Quảng Ngãi: mất điện xã Bình Đông, Bình Nguyên, Bình Trung, thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn), mất điện xã Bình Thuận và Cảng Dung Quất. Còn tại tỉnh Bình Định: mất điện thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Phú Phong.
Theo Tổng công ty Điện lực miền Trung hiện đã phân công các nhóm công tác với đầy đủ phương tiện chỉ huy, thông tin liên lạc sẵn sàng xuất phát tham gia chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lụt tại các khu vực dự kiến sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với Công ty Lưới điện cao thế miền Trung và các đơn vị liên kết là các Công ty ổ phần thủy điện tăng cường kiểm tra công trình, hồ, đập, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thủy văn, mưa lũ, lượng nước về hồ, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa, vùng hạ du./.
Bão hủy diệt Haiyan: Đã có 35 người thương vong
Tờ VTC dẫn nguồn tin cho biết Tuy bão chưa đổ bộ vào nhưng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong ngày 9/11 đã có 2 người chết. Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Hoa (57 tuổi, ở phường Hòa Thuận, TP.Tam Kỳ). Ông Hoa bị tử vong khi đang trèo chặt tỉa cây phòng bão, không may bị ngã.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hiền (thôn Mỹ An, xã Đại Quang, Đại Lộc) tử vong do bị rơi từ mái nhà khi đang chèn chống phòng tránh bão.
Rất nhiều người dân bị thương trong quá trình chặt tỉa cành cây, chèn chống nhà cửa. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam |
Đã có hơn 30 người bị thương phải nhập viện điều trị cũng do bất cẩn ngã từ mái nhà. Nặng nhất là trường hợp anh Phan Sỹ Tình (27 tuổi, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ), bị rơi từ mái nhà với độ cao gần 5m xuống dưới đất lúc 10h sáng 9/11 bị chấn thương nặng ở đầu.
Chiều 9/11, gần 2.000 người dân xã Tam Thanh, Tam Tiến chủ yếu là người già, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em đã được UBND Thành phố Tam Kỳ sơ tán tránh bão tại trường Đại học Quảng Nam và trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật.
Tính đến 5h ngày 10/11, các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên đã thực hiện sơ tán, di dời 174.582 hộ/602.838 người. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Ninh Bình dự kiến sáng nay 10/11 sẽ tổ chức di dời. Các tỉnh, thành phố Nam Định, Hải Phòng họp Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong sáng 10/11 và quyết định phương án di dời dân.
Theo tờ tuổi trẻ đưa tin, sáng 10-11, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết đến thời điểm này một số nơi ở miền Trung đã bị mất điện do ảnh hưởng của cơn bão Haiyan.
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, mất điện một phần thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch, một phần huyện Quảng Ninh. Tại tỉnh Quảng Nam, mất điện xã Tam Nghĩa, cụm công nghiệp Chu Lai và huyện Núi Thành. Tỉnh Quảng Ngãi: mất điện xã Bình Đông, Bình Nguyên, Bình Trung, thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn), mất điện xã Bình Thuận và Cảng Dung Quất. Còn tại tỉnh Bình Định: mất điện thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Phú Phong.
Theo Tổng công ty Điện lực miền Trung hiện đã phân công các nhóm công tác với đầy đủ phương tiện chỉ huy, thông tin liên lạc sẵn sàng xuất phát tham gia chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lụt tại các khu vực dự kiến sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với Công ty Lưới điện cao thế miền Trung và các đơn vị liên kết là các Công ty ổ phần thủy điện tăng cường kiểm tra công trình, hồ, đập, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thủy văn, mưa lũ, lượng nước về hồ, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa, vùng hạ du./.
Đỗ Tuyết (tổng hợp)