Xe tăng Nhật Bản (ảnh nguồn hãng Kyodo) |
Hãng Kyodo, Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc ghi rõ trong Đại cương Phòng vệ mới là họ sẽ triển khai 300 "xe tăng cơ động" có trang bị đại pháo và có thể chạy tốc độ cao.
Theo bài báo, loại xe chiến đấu này do Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành nghiên cứu phát triển, do nhẹ hơn xe tăng truyền thống, có thể vận chuyển bằng đường không, sẽ được dùng để "tăng cường năng lực phòng vệ trên hướng đảo Senkaku".
"Xe tăng cơ động" được các phương tiện truyền thông công bố vào tháng 10 năm 2013. Sau khi dùng thử thực tế, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất vào năm 2016. Bề ngoài của xe này tương tự với xe bọc thép và xe tăng truyền thống, bánh xe cũng có lốp xe như xe thông thường, tốc độ cao nhất có thể đạt 100 km.
Đồng thời, hiện nay, 740 xe tăng đã triển khai của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất sẽ từng bước cắt giảm trong 10 năm, bắt đầu từ năm 2014, sẽ cắt giảm còn 300 chiếc.
Tàu hộ vệ JDS Yuudachi DD-103 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh minh họa) |
Nhật Bản muốn có thêm 10 tàu hộ vệ tăng cường phòng vệ đảo
Trong khi đó, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 11 tiếp tục có bài viết với giọng điệu chỉ trích cho rằng, nhà cầm quyền Nhật Bản luôn "tạo bầu không khí căng thẳng", coi "hoạt động biển xa bình thường" của Hải quân Trung Quốc là mối đe dọa.
Đài truyền hình NHK Nhật Bản ngày 21 tháng 11 cho biết, là chỉ nam hành động triển khai phòng vệ trong giai đoạn tới của Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ hoàn thành phương án sửa đổi "Đại cương Kế hoạch Phòng vệ" trong năm 2013.
Trong bối cảnh hoạt động trên biển của Trung Quốc không ngừng phô trương, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch ghi rõ vào phương án sửa đổi Đại cương Phòng vệ mới, đó là, trên cơ sở 48 tàu hộ vệ hiện nay của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, tiếp tục tăng thêm 10 tàu hộ vệ, tăng cường thế phòng thủ đảo.
Tàu hộ vệ Aegis Nhật Bản có hệ thống phòng thủ tiên tiến (theo chinadaily) |
Theo bài báo, Chính phủ Nhật Bản hiện nay đang tiến hành công tác sửa đổi "Đại cương Kế hoạch Phòng vệ", Bộ Quốc phòng Nhật hy vọng trước khi họp nội các Nhật Bản vào tháng 12, xác định tính phương hướng của thể chế Lực lượng Phòng vệ.
Xét theo đó, trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng hoạt động trên biển, để tiếp tục tăng cường phòng vệ đảo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch, trên nền tảng 48 tàu hộ vệ hiện có, tăng thêm 10 tàu hộ vệ, chủ yếu là để ứng phó với tàu ngầm và thủy lôi của nước địch, đồng thời sẽ ghi rõ kế hoạch này trong phương án sửa đổi Đại cương Phòng vệ.
Đồng thời, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn có kế hoạch giảm mạnh số lượng xe tăng, từ 700 xe tăng hiện nay cắt giảm còn 300 chiếc, đồng thời từ bỏ triển khai ở Honshu để tiến hành triển khai có hiệu quả và hợp lý "khi có sự cố".
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ còn triển khai khoảng 200 xe tăng cơ động mới, tiếp tục nâng cao tính năng cơ động cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.
Ngoài ra, trên phương diện điều chỉnh cơ cấu của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tăng thêm Bộ tư lệnh "lực lượng trên bộ", hệ thống mệnh lệnh chỉ huy thống nhất cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, đồng thời xác định gần như nửa số lực lượng của sư đoàn Lực lượng Phòng vệ Mặt đất hiện nay là "sư đoàn cơ động" để tiến hành triển khai nhanh khi các hòn đảo tây nam gặp sự cố khẩn cấp.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang tiến hành phối hợp cuối cùng với đảng cầm quyền và cơ quan có liên quan về kế hoạch nói trên.
Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập tên lửa đất đối hạm ở Okinawa, kiềm chế Trung Quốc. |
Báo Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản thực ra đang "cố ý tuyên truyền mối đe dọa bên ngoài" để phát triển sức mạnh quân sự, thoát khỏi sự trói buộc của trật tự quốc tế sau Chiến tranh. Những động thái của Nhật Bản luôn được Trung Quốc coi là "đi ngược lại trào lưu thế giới", khuyên "cộng đồng quốc tế cần phải cảnh giác".
Trong khi đó, qua kênh ngoại giao và truyền thông, Trung Quốc luôn tuyên truyền họ là người "đi con đường phát triển hòa bình", "người bảo vệ hòa bình thế giới và khu vực", "vĩnh viễn không xưng bá". Nhưng điều phải chú ý là tại sao Trung Quốc lại phải tuyên truyền nhiều như vậy?
Báo Trung Quốc nghi ngờ vai trò “lãnh đạo an ninh châu Á” của Nhật Bản
Đối mặt với “mối đe dọa Trung Quốc” không ngừng tăng lên, theo tờ “Nhân Dân” Trung Quốc, gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công khai tuyên bố Nhật Bản hứa hẹn làm lãnh đạo trong lĩnh vực an ninh châu Á, đối đầu với Trung Quốc ở châu Á.
Ông Shinzo Abe nhận định, Trung Quốc có khả năng sử dụng vũ lực để làm thay đổi hiện trạng (đối với các vùng biển xung quanh như biển Hoa Đông - đảo Senkaku, Biển Đông). Ông Abe còn nhấn mạnh, Trung Quốc đang "phá hoại hòa bình" của Nhật Bản, Trung Quốc sẽ không trỗi dậy hòa bình.
Theo bài báo, chỉ trong thời gian nửa tháng, ông Shinzo Abe đã liên tiếp đưa ra một loạt tuyên bố như "mối đe dọa" từ Trung Quốc, "chủ nghĩa hòa bình tích cực", "tranh thủ làm lãnh dạo châu Á chống Trung Quốc".
Song song với thái độ cứng rắn, Nhật Bản đã tổ chức một cuộc diễn tập quân sự liên hợp 3 quân chủng quy mô lớn ở các hòn đảo tây nam, triển khai tên lửa chống hạm ở đảo Miyako – được truyền thông cho là phong tỏa tuyến đường biển – eo biển Miyako, ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương khi cần thiết. Ngoài ra, Hạ viện Nhật còn thông qua dự luật sửa đổi Luật Lực lượng Phòng vệ.
Lực lượng "át chủ bài" Nhật Bản tiến hành diễn tập đoạt đảo (ảnh tư liệu) |
Nhưng, nhà nghiên cứu Mã Quân, Viện Khoa học quân sự Trung Quốc bình luận rất hậm hực cho rằng, “không nước châu Á nào nghe theo Nhật Bản”.
Mã Quân cũng cho rằng, "Nhật Bản đang tìm cớ để tăng cường sức mạnh quân sự. Nhật Bản ngoài tạo dư luận còn có hành động cụ thể, qua đó để có được sự ủng hộ của Quốc hội và người dân. Nhật Bản liên tiếp áp dụng một loạt hành động, tìm phương hướng cho chiến lược phát triển quân sự của Nhật Bản, tìm lý do để tranh thủ ngân sách quốc phòng, mở rộng quân bị của Lực lượng Phòng vệ".