Ngày 22/11/2013, truyền thông Nga cho biết, Tư lệnh Không quân Nga, Trung tướng Victor Bondalev đã mổ xẻ tỉ mỉ về "những vũ khí mới nào sẽ trang bị cho Không quân Nga trong thời gian tới".
Máy bay tiếp dầu IL-78 Nga |
Kế hoạch trang bị mới phòng không của Không quân Nga
Theo trang mạng "Tuần báo người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga ngày 20 tháng 11, Trung tướng Victor Bondalev cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đã chọn thiết kế và thử nghiệm máy bay tiếp dầu mới, công tác nghiên cứu liên quan sẽ kết thúc vào năm 2015.
Sau khi tài liệu thiết kế đầy đủ, thử nghiệm hoàn thành, máy bay tiếp dầu rất có triển vọng này có thể trang bị cho Không quân Nga. Còn về quy mô mua sắm, trong quy hoạch phát triển vũ khí trước năm 2020 có quy định rõ. Máy bay tiếp dầu YL-78 hiện có sẽ được cải tạo, nâng cấp, thời gian hoạt động của chúng sẽ hết hạn vào cuối năm 2030.
Trung tướng Bondalev cho biết, hiện nay, máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm do Trung tâm thử nghiệm bay Chkalov quốc gia nằm ở Akhtubinsk, bang Astrakhan đang nghiên cứu chế tạo thuộc giai đoạn kiểm tra ở nhà máy, tất cả đều tiến hành theo kế hoạch. Cuối năm 2013, máy bay mẫu sẽ được kiểm tra.
Ông cho biết, máy bay tương lai của lực lượng hàng không tiền tuyến Nga được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở thiết kế thử nghiệm và căn cứ vào quy hoạch phát triển vũ khí trước năm 2020 của quốc gia, máy bay mẫu sẽ được kiểm tra quốc gia trong thời gian không ít hơn 3 năm, để đánh giá nó có thể đạt yêu cầu kỹ chiến thuật đã đặt ra hay không, sau đó có thể trang bị cho quân đội.
Máy bay chiến đấu Su-30SM Nga |
Hiện nay, vũ khí tiên tiến không quân đã được Nga trang bị gồm có: Các máy bay chiến đấu Su-30SM, Su-35S và các máy bay trực thăng K-52, Mi-28N. Máy bay chiến lược Tu-160 và Tu-95MS đang được cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra còn có máy bay cảnh báo sớm radar tầm xa A-50U, máy bay trực thăng vận tải-nhảy dù hiện đại các loại (trong đó có máy trực thăng huấn luyện Ansat-U), máy bay huấn luyện Yak-130.
Vũ khí dùng để phòng không của Nga cụ thể có:
Các hệ thống tên lửa phòng không S-400, Pantsir mới nhất và radar Nebo-M. Hiện nay, hệ thống tên lửa phòng không Vityaz và trạm radar dò tìm "vượt đường chân trời" đang đưa được tiến hành kiểm tra, thử nghiệm.
Ông cho biết, hệ thống tên lửa phòng không S-500 vẫn đang được tiến hành nghiên cứu chế tạo, có kế hoạch trang bị trước năm 2020. Còn thời gian bàn giao và quy mô còn phải xem tình hình nhu cầu.
Trung tướng Bondalev còn cho biết, trong khuôn khổ mua sắm quốc phòng, Nga có kế hoạch mua 2.000 máy bay và trực thăng, từ đó làm cho trang bị hàng không hiện đại chiếm tỷ trọng đến 70% trong Không quân Nga vào năm 2020.
Hiện nay có hơn 100 máy bay kiểu mới và 300 máy bay trực thăng mới trang bị cho Không quân Nga. Ngoài ra, công tác nâng cấp, cải tạo đối với các máy bay MiG-31, Su-25, Tu-95MS, Tu-160 và Tu-22MZ còn đang tiếp tục.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga |
Thành lập phi đội nhào lộn Yak-130
Cũng liên quan đến Không quân Nga, tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 19 tháng 11 dẫn hãng tin RIA Novosti cho biết, Không quân Nga bắt đầu công tác thành lập phi đội biểu diễn (nhào lộn) máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 mới, dự kiến phi đội này sẽ tham gia duyệt binh trên không vào ngày Chiến thắng tại quảng trường Đỏ vào năm tới, tức ngày 9 tháng 5 năm 2014.
Theo bài báo, máy bay Yak-130 là máy bay huấn luyện chiến đấu được Nga phát triển để phi công tiến hành huấn luyện tác chiến cơ bản và cao cấp. Máy bay này đã áp dụng công nghệ khí động học tiên tiến, thiết bị điện tử thế hệ mới, hệ thống bay và động lực mới nhất.
Phi đội máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 Nga |
Trì hoãn đổi mới máy bay ném bom Tu-160
Ngoài ra, có nguồn tin cho biết, kế hoạch đổi mới máy bay ném bom Tu-160 của Không quân Nga lại bị trì hoãn. Kế hoạch đổi mới ban đầu dự định hoàn thành vào năm 2017, nhưng hiện có khả năng phải lùi đến năm 2019 hoặc lâu hơn.
Kế hoạch này gặp trở ngại trong vấn đề thay thế bộ phận/mô đun cần thiết được sản xuất từ thời Liên Xô cũ, ngoài ra chưa đạt được thỏa thuận với Công ty chế tạo động cơ hàng không Mỹ (ODK) về vấn đề tài chính.
Được biết, công tác thiết kế, thử nghiệm và lắp ráp nguyên mẫu đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Nhưng, hiện nay, trên máy bay này vẫn có rất nhiều mô đun cần thay thế, trong khi những mô đun này hiện đã ngừng sản xuất hoặc không thể tiếp tục sử dụng. Chỉ có đạt được thỏa thuận với khách hàng thì chi tiết và thời gian biểu của kế hoạch này mới có thể xác định.
Hai máy bay ném bom chiến lược Tu-160 xuất hiện ở Venezuela gần đây chỉ là đang thực hiện kế hoạch thử nghiệm mô đun.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Nga |
Truyền thông Nga từng cho biết, trong kho 16 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 hiện có, chỉ có 4 chiếc có thể tham gia kế hoạch tác chiến, nguyên nhân chính là động cơ NK-23 đã hết tuổi thọ.
Trong mười mấy năm qua, Cục thiết kế Kuznetsov (OKB) và nhà máy sản xuất MPO hoàn toàn không sản xuất bất cứ động cơ mới nào và năng lực chế tạo hiện nay cũng rất có hạn.
Máy bay tuần tra Nga không xâm phạm không phận Nhật Bản
Về việc máy bay tuần tra Tu-142 Nga tuần tra ở vùng trời quốc tế xung quanh Nhật Bản, ngày 18 tháng 11, người phát ngôn Không quân Nga, Thượng tá Igor Klimov cho biết, máy bay Không quân Nga bay trên bầu trời Bắc Cực, Đại Tây Dương, Biển Đen, vùng biển quốc tế Thái Bình Dương đều tiến hành theo quy định của quốc tế, không xâm phạm lãnh thổ của nước khác.
Trước đó, ngày 16 tháng 11, Bộ Tham mưu liên quân, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, họ phát hiện 2 máy bay tuần tra Tu-142 của Quân đội Nga cùng ngày từ biển Okhotsk bay qua quần đảo Nam Kuril (Nhật gọi là Bốn hòn đảo phía bắc) đến Thái Bình Dương, bay dọc xuống khu vực phía đông đảo Okinawa, sau đó quay trở về. Nhật Bản đã khẩn cấp điều máy bay chiến đấu cất cánh để ứng phó, nhưng họ đồng thời cho biết, máy bay Nga không xâm phạm không phận Nhật Bản.
Máy bay tuần tra săn ngầm Tu-142 Nga, do Nhật Bản chụp được. |
Nhưng, theo hãng Kyodo, Nhật Bản, máy bay Nga trong năm 2013 đã 2 lần xâm phạm không phận Nhật Bản, tháng 3 năm 2013 còn bay quanh quần đảo Nhật Bản 1 tuần. Do quần đảo Nam Kuril không có sự kiểm soát hiệu quả của Nhật Bản, nên cho dù bay trên bầu trời quần đảo này cũng không xâm phạm không phận Nhật Bản.
Theo Klimov, máy bay Nga trước và nay đều tuân thủ chặt chẽ quy định quốc tế về sử dụng bầu trời quốc tế trên biển, không xâm phạm lãnh thổ nước khác. Theo tài liệu Không quân Nga, 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS cất cánh từ căn cứ không quân Ukrainka, bang Amur, khu vực Viễn Đông, Nga, thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không theo kế hoạch, đường bay đến vùng biển quốc tế Thái Bình Dương.
Trên một số đoạn đường bay, máy bay chiến đấu F-15J và F-4J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã bay theo đội bay tầm xa Nga. Được biết, thời gian bay liên tục là khoảng 15 giờ, trong thời gian đó, tổ lái máy bay Tu-95MS đã tiến hành huấn luyện kỹ năng bay trong điều kiện thiếu định vị địa hình, đồng thời tiến hành huấn luyện tiếp dầu trên không với máy bay tiếp dầu IL-78.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Nga |
Máhy bay trực thăng tấn công trinh sát Ka-52 Nga |
Máy bay trực thăng vũ trang Mi-28N Havoc Nga |
Máy bay cảnh báo sớm phiên bản cải tiến A-50 Nga |
Tên lửa phòng không tầm xa S-400 Nga |
Hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S Nga |
Máy bay MiG-31BM Nga |
Máy bay cường kích Su-25 Nga |
Máy bay ném bom Tu-22M3 Nga |