Ngày 21 tháng 11 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố: Tàu khu trục Zumwalt sẽ triển khai ở Thái Bình Dương. |
DDG-1000 tham gia "tái cân bằng quân sự châu Á-Thái Bình Dương"
Ngày 21 tháng 11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố, tàu DDG-1000 là tàu khu trục lớn nhất do Hải quân Mỹ chế tạo, sẽ phát huy vai trò quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tàu sày sẽ được triển khai ở căn cứ hải quân San Diego sau khi được biên chế năm 2016.
Để "hưởng ứng" sự trỗi dậy về sức mạnh quân sự và kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tàu này sẽ trở thành một phần của quân Mỹ triển khai ở khu vực này, giúp họ tăng cường năng lực tác chiến.
Ông nói: "Tàu này sẽ đóng góp to lớn giúp chúng tôi duy trì cân bằng quân sự và tài sản có liên quan ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ không rút quân ở bất cứ nơi nào trên thế giới".
Tàu DDG-1000 có kế hoạch tổ chức lễ đặt tên vào mùa xuân năm 2014. So với tàu khu trục hiện có, tàu DDG-1000 có lượng giãn nước lớn hơn, sẽ dùng để chi viện hỏa lực cho bờ biển, trên tàu trang bị 2 pháo 155 mm, có thể phóng đạn pháo tăng tầm, đồng thời còn trang bị tên lửa và vũ khí khác.
Do chú trọng thiết kế tàng hình, đồng thời kiến trúc tầng trên sử dụng vật liệu composite, nhằm giảm diện tích phản xạ radar. Mức độ tự động hóa của tàu chiến rất cao, số lượng thủy thủ chỉ bằng 1 nửa tàu khu trục hiện có. Tổ máy phát điện trên tàu có thể cung cấp điện 78 megawatt, nhờ đó, trong tương lai, tàu này có thể mang theo vũ khí trang bị tiên tiến hơn.
Chi phí chế tạo tàu DDG-1000 cao tới 3,5 tỷ USD, vì vậy Hải quân cuối cùng quyết định cắt giảm số lượng chế tạo tàu lớp này xuống 3 chiếc.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000, chiếc đầu tiên của lớp Zumwalt |
Một phần của kế hoạch “tàu khu trục thế kỷ 21”
Liên quan đến tàu khu trục lớp Zumwalt, tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 6 tháng 11 cũng có bài viết cho rằng, tàu khu trục lớn nhất hiện nay Zumwalt DDG-1000 hạ thủy tại bang Maine vào ngày 28 tháng 10. Trong khi đó, Mỹ có kế hoạch triển khai 3 tàu khu trục lớp này ở khu vực Thái Bình Dương trong 3 năm tới để theo dõi lực lượng hải quân trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc.
Theo bài báo, tàu khu trục Zumwalt có thể tích khổng lồ: dài 185 m, diện tích đường băng trên 1.000 m2, lượng giãn nước 14.564 tấn, dài hơn tàu khu trục hiện có của Hải quân Mỹ 30 m. Mặc dù thể tích rất lớn, nhưng dây ăng ten bí mật và kết cấu nghiêng không dễ bị radar phát hiện của nó làm cho tàu Zumwalt trở thành tàu khu trục tàng hình, có hỏa lực rất mạnh.
Hệ thống pháo tiên tiến của tàu này có tầm bắn trên 100 km, gấp 3 lần tầm bắn của pháo tàu khu trục hiện có, hơn nữa rất chính xác. Năng lực cung cấp điện quy mô lớn của nó dự kiến có thể đảm bảo cho vũ khí laser trong tương lai.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 |
Nhưng, tàu chiến quy mô chưa từng có này tồn tại một vấn đề: các kỹ sư cho biết, một cơn sóng lớn đánh trúng đuôi tàu sẽ có thể đánh chìm tàu. Đây là do tàu này áp dụng thiết kế mới khác với tàu khu trục truyền thống, điều này giúp nó có khả năng tàng hình khi hoạt động, nhưng không ổn định lắm.
Loại tàu khu trục này có điều gây tranh cãi là không chỉ có thân tàu có những điểm yếu chí tử, mà còn có chi phí chế tạo cao - là tàu khu trục đắt nhất của Hải quân Mỹ hiện nay.
Khát vọng chế tạo tàu khu trục lớp Zumwalt của Mỹ có từ thập niên 90 của thế kỷ 20, được gọi là một phần của kế hoạch "tàu khu trục thế kỷ 21" được đưa ra vào năm 1991. Vào thập niên 1990, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố muốn chế tạo 32 tàu khu trục lớp mới, kế hoạch này ban đầu được gọi là DD21, sau đổi thành DD (X).
Nhưng, chi phí chế tạo những tàu khu trục rất cao, vì vậy Lầu Năm Góc đã giảm số lượng tàu khu trục mới theo kế hoạch. Năm 2003, Lầu Năm Góc cho biết, họ sẽ mua 16 tàu khu trục mới, sau đó lại nói 7 chiếc.
Đến năm 2008, chỉ còn 3 chiếc. Năm 2009, số lượng này hầu như giảm thành con số 0, bởi vì chi phí mỗi tàu khu trục trên 5 tỷ USD. Hiện nay, để đảm bảo kế hoạch này tiếp tục thực hiện, quan chức Bộ Quốc phòng giảm chi phí của tàu khu trục lớp Zumwalt đầu tiên xuống 3,3 tỷ USD, chi phí tàu khu trục tiếp theo giảm xuống khoảng 2,5 tỷ USD.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 |
Theo bài báo, chi phí chế tạo mỗi chiếc tàu khu trục lớp Arleigh Burke mới nhất hiện có của Hải quân Mỹ khoảng 1,8 tỷ USD. Sau khi hoàn thành chế tạo 3 tàu khu trục lớp Zumwalt, Hải quân Mỹ dự kiến sẽ lại chế tạo tàu khu trục rẻ hơn.
3 chiếc tàu khu trục lớp Zumwalt này gồm có USS Zumwalt (1000), USS Michael A. Monsoor (1001) và USS Lyndon B. Johnson (1002) - dự kiến sẽ triển khai ở căn cứ San Diego ở bờ biển phía tây nước Mỹ, phụ trách bảo vệ an toàn cho khu vực Thái Bình Dương.
Tờ "Thời báo Washington" cho rằng, tàu khu trục lớp Zumwalt chiếc đầu tiên sẽ bàn giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2015. Tàu khu trục USS Zumwalt đã hạ thủy, nhưng hoàn toàn chưa sẵn sàng chiến đấu. Trong vài tháng tới, Công ty Bath Iron Works sẽ tiếp tục hoàn thành công tác lắp thiệt bị cho tàu khu trục này.
Tàu khu trục này vốn có kế hoạch tổ chức lễ đặt tên vào đầu tháng 10, nhưng đã bị trì hoãn vì Chính phủ Mỹ "đóng cửa". Tàu khu trục này được đặt tên theo tên của Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Elmo R Zumwalt đầu thập niên 1970. Công lao của ông gồm có xóa bỏ sự kỳ thị chủng tộc trong nội bộ Hải quân và cho phép phụ nữ làm việc trên tàu chiến.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 Mỹ |
Trần Hổ: tàu khu trục lớp Zumwalt là tàu thử nghiệm công nghệ
Tân Hoa xã, TQ ngày 1 tháng 11 đăng bài viết của Thiếu tướng Trần Hổ, chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, tàu khu trục lớp Zumwalt đầu tiên đã nhận được sự hỗ trợ ngân sách đầy đủ, có lượng giãn nước 15.000 tấn, là tàu khu trục lớn nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ tin rằng, đại pháo, ngoại hình tàng hình và các tính năng tiên tiến khác sẽ làm cho tàu khu trục này trở thành một cỗ máy chiến tranh gây khiếp sợ cho kẻ thù.
Theo bài báo, còn tàu này được mệnh danh là tàu chiến tiên tiến nhất, mạnh nhất trên thế giới, được phổ biến cho là tiêu chuẩn mới của tàu chiến mặt nước hải quân trong tương lai.
Trước hết, tàu chiến mặt nước thế hệ mới tương lai của Mỹ hiện nay chủ yếu có 3 loại: Một là tàu sân bay USS Gerald R. Ford mới hạ thủy cách đây không lâu. Hai là tàu tuần duyên hiện đã bắt đầu chế tạo hàng loạt. Ba là tàu khu trục lớp Zumwalt DDG-1000.
So sánh kế hoạch chế tạo 3 loại tàu chiến này sẽ phát hiện, tàu tuần duyên đã bắt đầu chế tạo hàng loạt, dự kiến chế tạo trên 50 chiếc; tàu sân bay Gerald R. Ford tuy cũng mới hạ thủy, nhưng kế hoạch chế tạo tiếp theo đã bắt đầu được thúc đẩy mạnh. Trong khi đó, các tàu sân bay hiện có của Hải quân Mỹ đều là lớp Nimitz, trong tình hình như vậy, Mỹ vẫn muốn chế tạo tàu sân bay lớp Ford, cho thấy Mỹ có lòng tin với loại tàu sân bay này.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 |
So với kế hoạch chế tạo tàu tuần duyên và tàu sân bay lớp Ford, Mỹ hầu như "keo kiệt" với tàu khu trục lớp Zumwalt. Kế hoạch chế tạo chỉ 3 chiếc không đủ để tạo thành nmột loại tàu cốt lõi của tàu chiến mặt nước tương lai của Mỹ, rõ ràng Hải quân Mỹ chỉ coi tàu DDG-1000 là một tàu thử nghiệm; còn tàu sân bay và tàu tuần duyên mới phù hợp hơn với quy hoạch tác chiến trên biển của Mỹ.
Trước đây, trong nghiên cứu chế tạo tàu chiến mnới, Hải quân Mỹ cũng để xảy ra tình hình tương tự, điển hình nhất là tàu ngầm lớp Seawolf America Mỹ. Sau đó, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia đã hạ thấp tiêu chuẩn công nghệ, đương nhiên cũng giảm mạnh chi phí chế tạo. Do đó, tàu khu trục lớp Zumwalt rất có thể trở thành "Seawolf thứ hai".
Nhìn vào tàu khu trục DDG-1000 mới hạ thủy, hai loại trang bị gồm pháo điện từ và pháo laser vốn có kế hoạch trang bị đã không được lắp cho con tàu này, thay thế vào đó là pháo siêu xa 155 mm.
Cấu hình kỹ thuật của tàu này đã được "co lại" lớn như vậy cho thấy Mỹ đang ở trong trạng thái mang tính quá độ, tức là Mỹ đang chờ có vũ khí trang bị cho tàu chiến thế hệ mới có sự đột phá toàn diện thì mới đạt chỉ tiêu kỹ thuật dự kiến ban đầu.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 |
Theo bài báo, người Mỹ có thể rất coi trọng hiệu quả sử dụng số tiền bỏ ra. Từ tàu hộ vệ lớp Perry chi phí thấp được sản xuất sớm nhất có thể thấy được điều này, việc chế tạo tàu tuần duyên cũng cân nhắc đến chi phí... Nhưng, việc kiểm soát chi phí tàu DDG-1000 e rằng rất khó khăn, muốn nó sản xuất hàng loạt và trở thành lực lượng cốt lõi của tàu chiến Hải quân Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với Mỹ về kinh tế.
Trước đây, có một câu nói nổi tiếng là: "Tàu chiến bị kinh phí bắn chìm nhiều hơn nhiều tàu chiến bị bắn chìm trong chiến tranh trên biển". Tàu DDG-1000 trong tương lai rất có thể sẽ đối mặt với tình cảnh khó khăn như vậy.
Bài báo cho ràng, nếu thoát khỏi sự yểm trợ của tàu sân bay, năng lực thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển có mối đe dọa cao của tàu khu trục DDG-1000 không hề lạc quan. Nhưng nếu đem nó sử dụng vào các nhiệm vụ hỗ trợ ở những vùng biển ít nguy hiểm thì lại lãng phí. Vì vậy, sự ra đời của tàu DDG-1000 hoàn toàn không làm thay đổi cơ cấu lực lượng hải quân Mỹ với hạt nhân là tàu sân bay.
Tàu khu trục DDG-1000 phần nhiều thích hợp với thực hiện nhiều nhiệm vụ thông dụng ở các vùng biển có mối đe dọa vừa phải. Nhìn vào góc độ này, biên chế tàu DDG-1000 có thể hoàn toàn không thực sự có ích đối với Hải quân Mỹ hiện nay, nếu muốn thực hiện nhiệm vụ cấp thấp, tàu tuần duyên đã đủ để giành thắng lợi, hơn nữa rẻ hơn nhiều.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 |
Nếu chỉ để hộ tống cho tàu sân bay thì hỏa lực đối đất của nó rõ ràng là quá "dư thừa". Huống hồ, khi thực hiện nhiệm vụ phòng không hạm đội, tàu DDG-1000 cũng hoàn toàn không có ưu thế mang tính đột phá gì so với tàu khu trục Aegis trước đây. Cho nên, hiện nay, môi trường và đối tượng tác chiến của tàu DDG-1000 đều không rõ nét lắm.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Trần Hổ cho rằng, bản thân tàu DDG-1000 có rất nhiều đột phá công nghệ. Chẳng hạn nó là loại tàu mới, hệ thống radar sóng ngắn đôi, pháo kiểu mới, hệ thống đẩy điện hoàn toàn... Những công nghệ này đều đã đại diện cho xu thế phát triển của hải quân tương lai, đương nhiên không thể coi thường.
Trần Hổ kết luận cho rằng, người Mỹ luôn giỏi đi trước một bước. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang ra khỏi giai đoạn "bắt chước", tập trung vào nghiên cứu phát triển trang bị tương lai, muốn tiến hành tự chủ sáng tạo. Trung Quốc cần căn cứ vào nhu cầu, yêu cầu chiến lược tác chiến trên biển và đối thủ tác chiến để lựa chọn tàu chiến và trang bị kỹ thuật sử dụng thích hợp nhất trong tương lai.Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 tiến hành tác chiến trên biển (tưởng tượng) |