Trước thông tin Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) xin phép Chính phủ được nhập 30.000 tấn đường thô sản xuất tại nhà máy đường Hoàng Anh Attapeu tại Lào (công ty con trực thuộc HAGL) sau đó tinh luyện đường tinh xuất sang Trung Quốc, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã liên tục lên tiếng phản đối.
Theo lý giải của VSSA, nếu Chính phủ đồng ý cho HAGL nhập đường đồng nghĩa với việc sẽ “bóp chết” ngành mía đường trong nước vốn đang trong lúc khó khăn. Đồng thời làm ra tăng lượng đường dư thừa trong nước.
Trong khi đó, lên tiếng về việc tạm nhập đường của HAGL, một vị lãnh đạo trong ban giám đốc Công ty CP Đường Biên Hòa cho biết: Kể từ năm 1990 tới nay, năm nào đơn vị này cũng nhập đường thô để tinh chế rồi sau đó xuất đi. Khi đó nhu cầu xã hội lên cao, thị trường trong nước không chỉ có nhu cầu đường đỏ mà còn đòi hỏi đường trắng, đó cũng là lúc Đường Biên Hòa bắt tay vào việc nhập đường thô gia công thành đường tinh luyện để cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu.
“Chúng tôi thường nhập đường thô từ nước ngoài như Braxin, Úc, Thái lan, tùy theo thị trường nào giá hợp lý, có lời chúng tôi sẽ nhập. Việc nhập đường thô theo sự cho phép của Chính phủ, sau đó chúng tôi sẽ chế biến để cung ứng thị trường trong nước hoặc xuất khẩu tùy theo quy định của Chính phủ chứ không phải năm nay chúng tôi mới có ý định nhập đường thô để tinh luyện”, vị lãnh đạo này cho biết.
“Thật ra thì các nhà máy trong nước họ không làm đường thô. Gần như không có ai làm làm đường thô bán cho chúng tôi. Các doanh nghiệp đường khác họ làm đường là nhu cầu thị trường nên chủ yếu làm đường trắng. Doanh nghiệp đường trong nước trước nay bán đường thô để Biên Hòa tinh luyện thực chất là đường trắng nhưng do dư thừa để lâu không tiêu thụ được nên họ đành bán lại cho chúng tôi dạng đường thô để chúng tôi tinh luyện lại”, vị lãnh đạo Công ty CP Đường Biên Hòa cho biết thêm.
Từ thực tế sản xuất đó, theo vị lãnh đạo Đường Biên Hòa, việc ký kết hợp tác mua bán nhập đường thô của HAGL với Đường Biên Hòa cũng giống như việc nhập đường từ các đối tác khác. "Bản chất là như nhau. Đối với Đường Biên Hòa, việc mua của HAGL hay mua ở doanh nghiệp nước ngoài không quan trọng, Đường Biên Hòa là doanh nghiệp nên ở đâu có giá cạnh tranh chúng tôi sẽ lựa chọn khách hàng đó”, vị lãnh đạo Đường Biên Hòa nói.
Về lo ngại của VSSA việc sau khi tinh luyện 30.000 tấn đường thô nhập từ HAGL sẽ có một phần bán trong nước ảnh hưởng doanh nghiệp mía đường khác và làm tăng lượng đường tồn kho trong nước, vị lãnh đạo Đường Biên Hòa cho rằng, việc nhập đường thô về chế biến, tinh luyện rồi bán ở đâu từ trước đến nay của Đường Biên Hòa đều chấp hành theo quy định và cấp phép của Chính phủ.
Hiện Đường Biên Hòa đang tiến hành hoạt động sản xuất: Thứ nhất nhập đường thô về chế biến tinh luyện để tiêu thụ thị trường trong nước hoặc xuất khẩu theo quy định và cấp phép của Chính phủ. Thứ hai là nhận gia công cho tập đoàn nước ngoài để hưởng chênh lệch là như nhau. “Họ đưa cho tôi 1kg đường thô, tôi làm cho họ 1kg đường tinh luyện và họ trả cho tôi mấy đồng đó là xong và họ mua bán như thế nào là việc của họ”, vị lãnh đạo Đường Biên Hòa nêu ví dụ.
Liên quan khó khăn của ngành mía đường, vị lãnh đạo Đường Biên Hòa cho biết đặc thù của ngành mía đường là tính thời vụ. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra lại tiêu thụ dàn trải trong cả năm. Cụ thể ngành mía đường vào thời vụ tháng 11, từ tháng 9, 10,11 các nhà máy đường hoạt động hết công xuất. Đến tháng 3 và tháng 4 năm sau là ngưng. Đến tháng 6,7,8 mà nếu anh không bán được đường thì lượng đường đó biến chất.
“Với doanh nghiệp sản xuất đường từ mía, việc không tiêu thụ được đường đồng nghĩa với lượng đường tồn kho sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi đó với những đơn vị sản xuất đường từ việc tinh luyện đường thô sẽ gặp khó khăn nếu không có đơn hàng mới. Do vậy việc nhà máy đường ngưng hoạt động, công nhân nghỉ dài là chuyện thường ngày”, vị lãnh đạo này cho hay.
Theo lý giải của VSSA, nếu Chính phủ đồng ý cho HAGL nhập đường đồng nghĩa với việc sẽ “bóp chết” ngành mía đường trong nước vốn đang trong lúc khó khăn. Đồng thời làm ra tăng lượng đường dư thừa trong nước.
Bảng các nhà cung cấp nguyên liệu cho Công ty CP Đường Biên Hòa. |
Trong khi đó, lên tiếng về việc tạm nhập đường của HAGL, một vị lãnh đạo trong ban giám đốc Công ty CP Đường Biên Hòa cho biết: Kể từ năm 1990 tới nay, năm nào đơn vị này cũng nhập đường thô để tinh chế rồi sau đó xuất đi. Khi đó nhu cầu xã hội lên cao, thị trường trong nước không chỉ có nhu cầu đường đỏ mà còn đòi hỏi đường trắng, đó cũng là lúc Đường Biên Hòa bắt tay vào việc nhập đường thô gia công thành đường tinh luyện để cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu.
“Chúng tôi thường nhập đường thô từ nước ngoài như Braxin, Úc, Thái lan, tùy theo thị trường nào giá hợp lý, có lời chúng tôi sẽ nhập. Việc nhập đường thô theo sự cho phép của Chính phủ, sau đó chúng tôi sẽ chế biến để cung ứng thị trường trong nước hoặc xuất khẩu tùy theo quy định của Chính phủ chứ không phải năm nay chúng tôi mới có ý định nhập đường thô để tinh luyện”, vị lãnh đạo này cho biết.
Bầu Đức: "VSSA đang nhầm lẫn hay có cá nhân nào không thích tôi"
Phía sau câu chuyện HAGL tạm nhập, tái xuất 30.000 tấn đường
Bầu Đức: Cáo buộc HAGL nhập khẩu đường, VSSA không hiểu vấn đề
Theo vị lãnh đạo này, việc nhập đường thô về tinh của Đường Biên Hoà là bình thường.“Thật ra thì các nhà máy trong nước họ không làm đường thô. Gần như không có ai làm làm đường thô bán cho chúng tôi. Các doanh nghiệp đường khác họ làm đường là nhu cầu thị trường nên chủ yếu làm đường trắng. Doanh nghiệp đường trong nước trước nay bán đường thô để Biên Hòa tinh luyện thực chất là đường trắng nhưng do dư thừa để lâu không tiêu thụ được nên họ đành bán lại cho chúng tôi dạng đường thô để chúng tôi tinh luyện lại”, vị lãnh đạo Công ty CP Đường Biên Hòa cho biết thêm.
Từ thực tế sản xuất đó, theo vị lãnh đạo Đường Biên Hòa, việc ký kết hợp tác mua bán nhập đường thô của HAGL với Đường Biên Hòa cũng giống như việc nhập đường từ các đối tác khác. "Bản chất là như nhau. Đối với Đường Biên Hòa, việc mua của HAGL hay mua ở doanh nghiệp nước ngoài không quan trọng, Đường Biên Hòa là doanh nghiệp nên ở đâu có giá cạnh tranh chúng tôi sẽ lựa chọn khách hàng đó”, vị lãnh đạo Đường Biên Hòa nói.
Về lo ngại của VSSA việc sau khi tinh luyện 30.000 tấn đường thô nhập từ HAGL sẽ có một phần bán trong nước ảnh hưởng doanh nghiệp mía đường khác và làm tăng lượng đường tồn kho trong nước, vị lãnh đạo Đường Biên Hòa cho rằng, việc nhập đường thô về chế biến, tinh luyện rồi bán ở đâu từ trước đến nay của Đường Biên Hòa đều chấp hành theo quy định và cấp phép của Chính phủ.
Hiện Đường Biên Hòa đang tiến hành hoạt động sản xuất: Thứ nhất nhập đường thô về chế biến tinh luyện để tiêu thụ thị trường trong nước hoặc xuất khẩu theo quy định và cấp phép của Chính phủ. Thứ hai là nhận gia công cho tập đoàn nước ngoài để hưởng chênh lệch là như nhau. “Họ đưa cho tôi 1kg đường thô, tôi làm cho họ 1kg đường tinh luyện và họ trả cho tôi mấy đồng đó là xong và họ mua bán như thế nào là việc của họ”, vị lãnh đạo Đường Biên Hòa nêu ví dụ.
Liên quan khó khăn của ngành mía đường, vị lãnh đạo Đường Biên Hòa cho biết đặc thù của ngành mía đường là tính thời vụ. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra lại tiêu thụ dàn trải trong cả năm. Cụ thể ngành mía đường vào thời vụ tháng 11, từ tháng 9, 10,11 các nhà máy đường hoạt động hết công xuất. Đến tháng 3 và tháng 4 năm sau là ngưng. Đến tháng 6,7,8 mà nếu anh không bán được đường thì lượng đường đó biến chất.
“Với doanh nghiệp sản xuất đường từ mía, việc không tiêu thụ được đường đồng nghĩa với lượng đường tồn kho sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi đó với những đơn vị sản xuất đường từ việc tinh luyện đường thô sẽ gặp khó khăn nếu không có đơn hàng mới. Do vậy việc nhà máy đường ngưng hoạt động, công nhân nghỉ dài là chuyện thường ngày”, vị lãnh đạo này cho hay.
Theo đó, việc nhận những đơn hàng hoặc nhập đường thô để tinh luyện như việc hợp tác với HAGL lúc này là có lợi cho doanh nghiệp.
Theo ông Đoàn Nguyên Đức, việc nhập đường của HAGL không những không có hại cho thị trường mà còn có lợi khi tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động cũng như tăng xuất khẩu trong nước. |
Cũng liên quan đến việc đồng ý hay không đồng ý HAGL nhập đường được doanh nghiệp này sản xuất tại Lào, tờ Vietnamnet có bài viết cho rằng Bộ Công thương đồng ý chập thuận HAGL nhập 30.000 tấn đường.
Cụ thể bài viết có tựa đề “Bộ Công Thương ‘bật đèn xanh’ cho bầu Đức nhập đường” thông tin cho biết, Bộ Công thương vừa có văn bản gửi tới 4 bộ, gồm NN-PTNT, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Ngoại giao trong đó nêu rõ "cho phép Công ty cổ phần Đường Biên Hòa được xuất khẩu (sang Trung Quốc - PV) qua cửa khẩu Bản Vược, Bát Xát, Lào Cai, tương tự như hiện nay vẫn cho phép đường sản xuất trong nước được xuất khẩu qua cửa khẩu này. Đường được sản xuất, gia công từ nguồn đường thô nhập khẩu của Công ty cổ phần HAGL sản xuất tại Attapeu, Lào.
Đồng thời, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa phải đảm bảo tận dụng công suất dư thừa, nhập khẩu đường thô sản xuất, gia công sau đó xuất khẩu toàn bộ lượng đường này, không để thẩm lậu đường vào thị trường nội địa ảnh hường đến thị trường, giá cả mặt hàng đường trong nước và đời sống của nông dân trông mía".
Trong khi đó nêu quan điểm của mình với Thanh Niên về vấn đề nhập đường của HAGL, chuyên gia phát triển chiến lược Robert Trần cho rằng, hiện nhiều DN bị buộc phải ngưng sản xuất vì không có đơn hàng, hàng làm ra tồn kho nhiều, công nhân mất việc, nạn thất nghiệp tràn lan thì việc một DN tìm được đơn hàng tạo công ăn việc làm cho công nhân, tạo hoạt động cho nhà máy trong thời gian này là điều đáng khích lệ.
Cụ thể bài viết có tựa đề “Bộ Công Thương ‘bật đèn xanh’ cho bầu Đức nhập đường” thông tin cho biết, Bộ Công thương vừa có văn bản gửi tới 4 bộ, gồm NN-PTNT, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Ngoại giao trong đó nêu rõ "cho phép Công ty cổ phần Đường Biên Hòa được xuất khẩu (sang Trung Quốc - PV) qua cửa khẩu Bản Vược, Bát Xát, Lào Cai, tương tự như hiện nay vẫn cho phép đường sản xuất trong nước được xuất khẩu qua cửa khẩu này. Đường được sản xuất, gia công từ nguồn đường thô nhập khẩu của Công ty cổ phần HAGL sản xuất tại Attapeu, Lào.
Đồng thời, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa phải đảm bảo tận dụng công suất dư thừa, nhập khẩu đường thô sản xuất, gia công sau đó xuất khẩu toàn bộ lượng đường này, không để thẩm lậu đường vào thị trường nội địa ảnh hường đến thị trường, giá cả mặt hàng đường trong nước và đời sống của nông dân trông mía".
Trong khi đó nêu quan điểm của mình với Thanh Niên về vấn đề nhập đường của HAGL, chuyên gia phát triển chiến lược Robert Trần cho rằng, hiện nhiều DN bị buộc phải ngưng sản xuất vì không có đơn hàng, hàng làm ra tồn kho nhiều, công nhân mất việc, nạn thất nghiệp tràn lan thì việc một DN tìm được đơn hàng tạo công ăn việc làm cho công nhân, tạo hoạt động cho nhà máy trong thời gian này là điều đáng khích lệ.
“Chúng ta đang ủng hộ gia công những đơn hàng giá rẻ để giúp nhà máy sản xuất khỏi phải ngưng hoạt động do nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng mà”, ông Robert Trần nói.
Hoàng Lực