Nguy cơ phá sản ngành mía đường. Đó là phát ngôn của Hiệp hội mía đường Việt Nam sau khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đề xuất tạm nhập 30.000 tấn đường để chế biến xuất sang Trung Quốc.
Các diễn đàn cũng lập tức nóng lên bởi phản ứng của hàng chục doanh nghiệp mía đường trong nước. Vì sao lại có sự phản ứng gay gắt đến như vậy? Ngành mía đường đang phải đối mặt với những khó khăn như thế nào?
Lý giải nguyên nhân các doanh nghiệp trong nước lại tỏ ra e ngại và phản ứng gay gắt trước việc nhập khẩu đường của HAGL, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng: “Việc HAGL tạm nhập tái xuất 30.000 tấn đường, trong khi sản lượng đường và tiêu thụ của chúng ta lên đến 1,6 triệu tấn/năm. Chỉ riêng tồn kho của đường hàng năm của chúng ta là vài trăm ngàn tấn. Do đó, về mặt số lượng là không đáng lo ngại.
TS Vũ Đình Ánh cho rằng, thứ nhất là vấn đề trực diện, khi chúng ta đang phải xử lý với lượng đường tồn kho thông qua xuất khẩu tiểu ngành sang Trung Quốc. Do đó, việc tạm nhập tái xuất đồng thời là xuất tiểu ngành qua phía Trung Quốc của HAGL có thể tạo ra một đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tuy nhiên, lý do sâu xa hơn là thông qua việc này một lần nữa bộc lộ những yếu kém có thể nói là toàn diện của ngành mía đường chúng ta trong những năm qua.
Trước vấn đề giá thành được cho là một yếu tố khiến doanh nghiệp trong nước lo ngại, TS Ánh khẳng định: “Đây chính là một yếu tố rất quan trọng cho thấy ngành mía đường của chúng ta bộc lộ nhiều tồn tại yếu kém. Dù chúng ta được khá nhiều ưu đãi, thậm chí bảo hộ”.
Thứ nhất, hàng năm chúng ta vẫn nhập khẩu (tuy nhiên là nhập lậu) tới hàng trăm ngàn tấn đường. Ước tính, một ngày chúng ta nhập khẩu lậu đường từ Thái Lan tới 1.000 tấn, với giá thấp hơn từ 1.000 – 3.000 đồng/kg. Các giá khác liên quan tới giá mía của chúng ta nếu so sánh trực diện với giá mía của HAGL thì giá của chúng ta cao gấp 2,5 – 3 lần. Giá đường cũng tương tự như vậy nếu chúng ta so sánh trực diện với giá đường của HAGL. Như vậy có thể nói, cạnh tranh về giá là rất cao và mức chênh lệch rất lớn.
“Nó như là một giọt nước mà theo tôi cho rằng cũng không thể làm tràn ly. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một cái cớ, hay một bằng chứng cho thấy nó bộc lộ những yếu kém của ngành mía đường chúng ta. Từ khâu sản xuất mía cho đến khâu tinh luyện đường, hay những vấn đề liên quan đến nhập lậu, giá thành. Đây là lý do cơ bản và chủ yếu nhất”, TS Ánh cho biết.
Về vấn đề giá mía đường trong nước của chúng ta cao hơn giá đường của các nước khác trong khu vực dù chúng ta đã được bảo hộ, TS Ánh lý giải: Việc chúng ta bảo hộ mía đường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện để làm sao cho ngành mía đường của chúng ta phát triển và tăng sức cạnh tranh. Để đến khi chúng ta hết bảo hộ đối với ngành mía đường chúng ta có đủ năng lực cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình bảo hộ rất dài thời gian qua, thứ nhất là mía của chúng ta năng suất chỉ được hơn một nửa so với năng suất bình quân trên thế giới. Chất lượng mía hay trữ đường của chúng ta bình quân hiện nay cũng được khoảng 10 trữ đường. Trong khi đó, trên thế giới dao động từ 13 – 16 trữ đường. Sản lượng đường/ha mía của chúng ta cũng thấp. Kéo theo đó, chi phí sản xuất của chúng ta khá cao. Do đó, giá đường của chúng ta trong nước là cao hơn so với thế giới.
“Thậm chí trong bối cảnh là giá thu mua mía cao như vậy, thì ngay bản thân người nông dân không phải lúc nào họ cũng có lãi. Có khá nhiều trường hợp họ đã bị lỗ”, TS Ánh khẳng định.
Giá thành sản xuất đang là điểm yếu của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước. Vì thực tế, nó là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt hệ lụy. Từ vấn đề là đường nhập lậu, khó xuất khẩu, cuối cùng là tồn kho. Giá thành cao đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước giảm xuống. Sau cả chục năm bảo hộ thì các doanh nghiệp trong nước vẫn không phát huy được lợi thế mà thậm chí còn đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Trong khi áp lực ngành mía đường vẫn chưa được giải quyết, nội tại ngành mía đường vẫn còn hạn chế. Theo đại diện Hiệp hội mía đường, công nghệ chế biến một số nhà máy đường của nước ta đã cũ kỹ, lạc hậu, làm cho chi phí tăng cao, năng xuất trồng mía trên 1 ha còn thấp, nên đường nước ta không thể cạnh tranh về giá so với đường Thái Lan.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết: “Trong khi chi phí nguyên liệu tại Thái Lan là trên dưới 6.000 đồng/kg đường, thì chi phí của chúng ta là trên dưới 10.000 đồng/kg. Riêng về nguyên liệu, giá thành của chúng ta đã cao hơn khoảng 3.000 đồng. Trong môi trường cạnh tranh, con số 3.000 đồng là rất lớn”.
Theo hiệp định khu mậu dịch tự do ASEAN, đến năm 2015 thuế xuất nhập khẩu đường sẽ bằng 0, TS Ánh cho rằng: Khi hàng rào bảo hộ mía đường không còn nữa, thì các doanh nghiệp mía đường của chúng ta, cũng như bà con nông dân sẽ phải đối mặt với các nguyên tắc cạnh tranh thực sự trên thị trường. Khi đó sẽ phải đối mặt với nguy cơ sống còn trong thời gian tới./.
Các diễn đàn cũng lập tức nóng lên bởi phản ứng của hàng chục doanh nghiệp mía đường trong nước. Vì sao lại có sự phản ứng gay gắt đến như vậy? Ngành mía đường đang phải đối mặt với những khó khăn như thế nào?
TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế (Ảnh: Internet) |
Lý giải nguyên nhân các doanh nghiệp trong nước lại tỏ ra e ngại và phản ứng gay gắt trước việc nhập khẩu đường của HAGL, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng: “Việc HAGL tạm nhập tái xuất 30.000 tấn đường, trong khi sản lượng đường và tiêu thụ của chúng ta lên đến 1,6 triệu tấn/năm. Chỉ riêng tồn kho của đường hàng năm của chúng ta là vài trăm ngàn tấn. Do đó, về mặt số lượng là không đáng lo ngại.
TS Vũ Đình Ánh cho rằng, thứ nhất là vấn đề trực diện, khi chúng ta đang phải xử lý với lượng đường tồn kho thông qua xuất khẩu tiểu ngành sang Trung Quốc. Do đó, việc tạm nhập tái xuất đồng thời là xuất tiểu ngành qua phía Trung Quốc của HAGL có thể tạo ra một đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tuy nhiên, lý do sâu xa hơn là thông qua việc này một lần nữa bộc lộ những yếu kém có thể nói là toàn diện của ngành mía đường chúng ta trong những năm qua.
Trước vấn đề giá thành được cho là một yếu tố khiến doanh nghiệp trong nước lo ngại, TS Ánh khẳng định: “Đây chính là một yếu tố rất quan trọng cho thấy ngành mía đường của chúng ta bộc lộ nhiều tồn tại yếu kém. Dù chúng ta được khá nhiều ưu đãi, thậm chí bảo hộ”.
Thứ nhất, hàng năm chúng ta vẫn nhập khẩu (tuy nhiên là nhập lậu) tới hàng trăm ngàn tấn đường. Ước tính, một ngày chúng ta nhập khẩu lậu đường từ Thái Lan tới 1.000 tấn, với giá thấp hơn từ 1.000 – 3.000 đồng/kg. Các giá khác liên quan tới giá mía của chúng ta nếu so sánh trực diện với giá mía của HAGL thì giá của chúng ta cao gấp 2,5 – 3 lần. Giá đường cũng tương tự như vậy nếu chúng ta so sánh trực diện với giá đường của HAGL. Như vậy có thể nói, cạnh tranh về giá là rất cao và mức chênh lệch rất lớn.
Bộ Công thương "bật đèn xanh" cho bầu Đức, Đường Biên Hòa nói gì?
Phía sau câu chuyện HAGL tạm nhập, tái xuất 30.000 tấn đường
Bầu Đức: "VSSA đang nhầm lẫn hay có cá nhân nào không thích tôi"
Với sản lượng là 30.000 tấn đường được nhập khẩu sang Trung Quốc, trong khi nhu cầu của Trung Quốc có thể nhập khẩu lên tới hàng trăm tấn đường. Tại sao con số nhỏ như vậy có thể tác động đến ngành mía đường? TS Ánh lý giải: Con số này ngay từ phía cung của chúng ta về đường cũng như phía cầu của thị trường Trung Quốc là không đáng kể.“Nó như là một giọt nước mà theo tôi cho rằng cũng không thể làm tràn ly. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một cái cớ, hay một bằng chứng cho thấy nó bộc lộ những yếu kém của ngành mía đường chúng ta. Từ khâu sản xuất mía cho đến khâu tinh luyện đường, hay những vấn đề liên quan đến nhập lậu, giá thành. Đây là lý do cơ bản và chủ yếu nhất”, TS Ánh cho biết.
Về vấn đề giá mía đường trong nước của chúng ta cao hơn giá đường của các nước khác trong khu vực dù chúng ta đã được bảo hộ, TS Ánh lý giải: Việc chúng ta bảo hộ mía đường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện để làm sao cho ngành mía đường của chúng ta phát triển và tăng sức cạnh tranh. Để đến khi chúng ta hết bảo hộ đối với ngành mía đường chúng ta có đủ năng lực cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình bảo hộ rất dài thời gian qua, thứ nhất là mía của chúng ta năng suất chỉ được hơn một nửa so với năng suất bình quân trên thế giới. Chất lượng mía hay trữ đường của chúng ta bình quân hiện nay cũng được khoảng 10 trữ đường. Trong khi đó, trên thế giới dao động từ 13 – 16 trữ đường. Sản lượng đường/ha mía của chúng ta cũng thấp. Kéo theo đó, chi phí sản xuất của chúng ta khá cao. Do đó, giá đường của chúng ta trong nước là cao hơn so với thế giới.
“Thậm chí trong bối cảnh là giá thu mua mía cao như vậy, thì ngay bản thân người nông dân không phải lúc nào họ cũng có lãi. Có khá nhiều trường hợp họ đã bị lỗ”, TS Ánh khẳng định.
Giá thành sản xuất đang là điểm yếu của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước. Vì thực tế, nó là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt hệ lụy. Từ vấn đề là đường nhập lậu, khó xuất khẩu, cuối cùng là tồn kho. Giá thành cao đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước giảm xuống. Sau cả chục năm bảo hộ thì các doanh nghiệp trong nước vẫn không phát huy được lợi thế mà thậm chí còn đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Trong khi áp lực ngành mía đường vẫn chưa được giải quyết, nội tại ngành mía đường vẫn còn hạn chế. Theo đại diện Hiệp hội mía đường, công nghệ chế biến một số nhà máy đường của nước ta đã cũ kỹ, lạc hậu, làm cho chi phí tăng cao, năng xuất trồng mía trên 1 ha còn thấp, nên đường nước ta không thể cạnh tranh về giá so với đường Thái Lan.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết: “Trong khi chi phí nguyên liệu tại Thái Lan là trên dưới 6.000 đồng/kg đường, thì chi phí của chúng ta là trên dưới 10.000 đồng/kg. Riêng về nguyên liệu, giá thành của chúng ta đã cao hơn khoảng 3.000 đồng. Trong môi trường cạnh tranh, con số 3.000 đồng là rất lớn”.
Theo hiệp định khu mậu dịch tự do ASEAN, đến năm 2015 thuế xuất nhập khẩu đường sẽ bằng 0, TS Ánh cho rằng: Khi hàng rào bảo hộ mía đường không còn nữa, thì các doanh nghiệp mía đường của chúng ta, cũng như bà con nông dân sẽ phải đối mặt với các nguyên tắc cạnh tranh thực sự trên thị trường. Khi đó sẽ phải đối mặt với nguy cơ sống còn trong thời gian tới./.
Hồng Anh (Nguồn VTV)