Tàu khu trục phòng không lớp Hobart, Hải quân Australia (tưởng tượng) |
Từ sau khi tàu khu trục lớp Perth chiếc cuối cùng nghỉ hưu vào năm 2001, lực lượng tác chiến trên biển của Australia, một nước lớn châu Á-Thái Bình Dương do 6 tàu tàu khu trục tên lửa lớp Adelaide và 10 tàu hộ vệ lớp Anzac đảm nhiệm.
Nhưng, hai loại tàu hộ vệ này có trọng tải hạn chế, năng lực tác chiến biển xa rất có hạn, khó mà đáp ứng được nhu cầu đồng thời duy trì hiện diện quân sự ở cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của Quân đội Australia. Đặc biệt, những năm gần đây, Australia thường xuyên phối hợp với Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự ở nước ngoài, những hạn chế về năng lực hải quân của họ càng nổi bật hơn.
Tăng cường năng lực phòng không
Để sớm lấp đi lỗ hổng sức chiến đấu, Bộ Quốc phòng Australia năm 2003 thực hiện phương án hiện đại hóa hải quân mang tên "Hải dương-4000", trong đó nói rõ cấp vốn 7,179 tỷ đô la Úc mua 3 tàu khu trục phòng không lớp Hobart, tức là "dự án AWD". Dự án này tiến hành theo 5 giai đoạn, hiện đã bước vào giai đoạn thứ tư (giai đoạn chế tạo).
Theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Australia, biên chế thủy thủ của tàu lớp Hobart khoảng 180 người, tàu này áp dụng phiên bản "Cơ bản 7.1" của hệ thống tác chiến Aegis Mỹ - phiên bản cao nhất Mỹ cung cấp cho đồng minh. Có nguồn tin tiết lộ, Mỹ sẵn sàng cung cấp hệ thống Aegis phiên bản cao cho Australia, thực chất là đang thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng thủ châu Á-Thái Bình Dương của họ.
Tàu khu trục phòng không lớp Hobart, Hải quân Australia (tưởng tượng) |
Được biết, hệ thống Aegis phiên bản "Cơ bản 7.1" lấy radar mảng pha số hóa AN/SPY-1D (V) hoàn toàn mới làm hạt nhân, radar này cũng được gọi là "radar tác chiến biển gần", ngoài giữ vững năng lực tác chiến biển xa của dòng radar AN/SPY-1 vốn có, nó thích hợp sử dụng hơn với môi trường biển gần bờ, có thể đồng thời theo dõi/bám theo 200 mục tiêu, năng lực dò tìm và bám theo đối với tên lửa hành trình nhỏ hơn, nhanh hơn, bay lướt biển được tăng cường rất lớn, đồng thời có năng lực dò tìm và đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Điều quan trọng hơn là, radar này có thể tương thích với "tên lửa phòng không Sea Sparrow phiên bản cải tiến" và tên lửa phòng không khu vực SM-2 của Mỹ, làm cho 2 loại tên lửa này có thể sử dụng trên cùng một tàu chiến, từ đó tăng cường tính đàn hồi và sự lựa chọn cho tác chiến.
Tuy Bộ Quốc phòng Australia tạm thời chưa xem xét tăng thêm chức năng dò tìm tên lửa đạn đạo cho radar AN/SPY-1D (V), nhưng trong tương lai một khi tác chiến có nhu cầu, việc lắp thêm và nâng cấp sẽ rất tiện lợi. Trên thực tế, Aegis "Cơ bản 7.1" sử dụng rất nhiều phần cứng thương mại, nâng cấp thuận lợi, chức năng mở rộng linh hoạt, có thể tập hợp bất cứ hệ thống tác chiến con nào, vì vậy rất tiết kiệm tiền cho Hải quân Australia.
Còn hệ thống tác chiến của tàu, người Australia đã sử dụng hệ thống hiển thị tổng hợp tiên tiến AN/UYQ-70 của Mỹ, hệ thống này không những có thể xử lý thông tin chiến trường, mà còn có thể cung cấp nhiều loại chức năng hỗ trợ cho chỉ huy tác chiến.
Tàu khu trục phòng không lớp Hobart, Hải quân Australia (tưởng tượng) |
Người Tây Ban Nha phụ trách đóng tàu
Căn cứ vào thông lệ bán vũ khí cho nước ngoài của Mỹ, nếu khách hàng đã lựa chọn hệ thống Aegis, thì việc mua thân tàu của nhà sản xuất vũ khí Mỹ, hoặc ít nhất là mua bản thiết kế sản xuất thân tàu hầu như là một việc đương nhiên.
Nhưng, người Australia lại không mua tất cả như vậy, do cho rằng chi phí đóng tàu của Mỹ quá cao, nghiệp vụ đóng tàu của công ty Mỹ quá đầy, Bộ Quốc phòng Australia quyết định tìm kiếm nguồn cung cấp khác. Trải qua cân nhắc nhiều lần, Canberra cuối cùng quyết định lựa chọn công ty Navantia, Tây Ban Nha tiến hành chế tạo thân tàu.
Ủy ban an ninh quốc phòng Australia cho rằng, Tây Ban Nha lấy tàu hộ vệ Aegis Project F-100 của họ làm bản gốc, chế tạo kiểu “phóng to” thân tàu cơ bản cho tàu khu trục lớp Hobart, cho dù hoàn toàn không phải tất cả chỉ tiêu kỹ thuật đều phù hợp với yêu cầu của tàu Aegis quân Mỹ, nhưng các thông số tính năng quan trọng của nó hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của Quân đội Australia. Điều quan trọng hơn là, chi phí mua 3 tàu của Tây Ban Nha rẻ hơn 1,07 tỷ đô la Úc so với mua tàu chiến cùng loại của Mỹ, lại có thể giao hàng trước.
Điều cần nhấn mạnh là, do đang ở trong khủng hoảng kinh tế, Tây Ban Nha nóng lòng có được đơn đặt hàng của Australia, vì vậy khi bắt đầu chế tạo tàu khu trục lớp Hobart, Tây Ban Nha đã mời quân đội và công ty Australia tham gia, đưa ý định thậm chí yêu cầu tác chiến của Hải quân Australia gắn chặt với quá trình chế tạo, giảm tối đa rủi ro của công trình.
Tàu hộ vệ Aegis F-100 Tây Ban Nha |
Được biết, thân tàu của tàu khu trục lớp Hobart được chia làm 31 mô đun chức năng, lần lượt do công ty Navantia hoàn thành chế tạo, sau đó vận chuyển đến nhà máy đóng tàu của công ty tàu ngầm Australia nằm ở Osborne để tiến hành lắp ráp.
Vũ khí trang bị chu đáo
Về vũ khí trang bị, Australia lần đầu tiên nhập khẩu 8 hệ thống phóng thẳng đứng tên lửa MK41 của Mỹ với 48 ống phóng, để tương thích các tên lửa hạm đối không khác nhau, nó được thiết kế thành 2 mô đun - kiểu chiến thuật và kiểu tự vệ, độ dài và trọng lượng của chúng khác nhau.
Nói một cách cụ thể, về mặt vũ khí tấn công tầm xa, Hải quân Australia chuẩn bị trang bị cho tàu chiến này tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk do Mỹ chế tạo (tầm bắn trên 2.000 km), có thể tiến hành tấn công đối với vùng trung tâm đất liền của kẻ thù, hơn nữa tên lửa này có thể điều chỉnh đường tấn công sau khi phóng để tấn công mục tiêu mới.
Về phòng không, tàu khu trục lớp Hobart chủ yếu dựa vào tên lửa hạm đối không SM-2. Tên lửa này có tầm phóng 74 - 170 km, độ cao tối đa khi bắn trên 24.000 m, tốc độ gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh, không chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ phòng không tầm xa, mà còn có thể tiến hành đánh chặn "va chạm" với tên lửa lướt biển cự ly gần, thậm chí khi cần thiết được sử dụng như tên lửa chống hạm.
Tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk Mỹ |
Nhìn vào sơ đồ chế tạo, ở giữa tàu khu trục lớp Hobart còn lắp 2 giá 4 ống phóng tên lửa chống hạm MK141, dùng để nhồi 8 quả tên lửa chống hạm Harpoon Project RGM-84L Block 2.
Pháo chính của tàu này là pháo cỡ nòng 127 mm MK45 Mod4 của Công ty BAE Systems Anh, nó trang bị tháp pháo tàng hình, có thể sử dụng nhiều loại đạn dược cải tiến. Ở hai mạn tàu ống khói phía sau còn lắp ống phóng ngư lôi MK32 Mod 9, có thể phóng ngư lôi săn ngầm MU90 do công ty ngư lôi châu Âu phát triển.
Kho máy bay trực thăng của tàu khu trục lớp Hobart có thể mang theo một máy bay trực thăng MH-60R, thực hiện nhiệm vụ chống hạm và chống tàu ngầm. Australia từng có kế hoạch triển khai máy bay trực thăng tấn công Tiger của châu Âu cho tàu này để thực hiện tác chiến đổ bộ.
Được biết, Hải quân Australia đặt tên 3 tàu Aegis này là Hobart (DDGH-39), Brisbane (DDGH-41) và Sydney (DDGH-42). Chúng sẽ lần lượt đưa vào hoạt động từ năm 2017 đến năm 2019.
Tàu khu trục Chungmugong Yi Sunshin (DDH 975) của Hải quân Hàn Quốc phóng tên lửa hạm đối không SM-2MR BlockIIIA (ảnh minh họa) |