Cách đây vài năm, các ứng dụng OTT nói chung bao gồm Viber, Yahoo Messenger, Youtube, Skype… phát triển khá mạnh nhưng chưa được các hãng viễn thông quan tâm nhiều vì lượng smartphone ít, số lượng người dùng trên điện thoại không nhiều. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi trong hơn một năm gần đây.
Cùng với sự bùng nổ của thị trường smartphone giá rẻ, số lượng thuê bao 3G cũng tăng mạnh lên gần 19 triệu vào cuối năm 2013. Đi kèm với đó, các ứng dụng OTT ngoại tràn vào Việt Nam, đem đến một trào lưu mới dành cho người dùng di động. Với giới trẻ, SMS thông thường trở nên lạc hậu và kém hấp dẫn so với OTT bởi nó kết hợp được cả text, hình ảnh, thoại, sticker, thậm chí chơi game và hoàn toàn miễn phí (chỉ mất cước dữ liệu 3G cho nhà mạng).
Lúc này, các mạng di động đồng loạt lên tiếng về những thiệt hại nghìn tỷ đồng bởi OTT dù không có ai chứng minh được những con số đó được tính toán và kiểm chứng ra sao. Đi kèm với đó, việc quản lý chặt hay thu phí người dùng OTT cũng được đặt ra với mục đích cân bằng lợi ích giữa nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng. Chủ đề về OTT còn nóng hơn khi mà ban tổ chức Vietnam Telecomp 2013 (triển lãm lớn nhất trong năm về lĩnh vực CNTT và truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức) dành riêng một hội thảo quan trọng cho chủ đề này.
Tại hội thảo, Trưởng phòng Kinh doanh của Viettel – ông Nguyễn Việt Dũng cho biết: “Chưa áp dụng bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào để chặn OTT”. Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc tập đoàn Viettel khẳng định: “Hợp tác với OTT là lối thoát cho nhà mạng”. Lý do mà vị lãnh đạo này đưa ra là ngành viễn thông thế giới nói chung (trong đó có Việt Nam) đang đứng trước một thay đổi lịch sử khi mà 3G kết hợp với smartphone thì cước thoại, SMS sẽ gần như bằng 0. Trong bối cảnh đó, những doanh nghiệp viễn thông với doanh thu chính từ “Alo” sẽ phải chuyển nghề, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.
Trước đó, khi những tranh cãi xung quanh việc chặn, thu phí, hay quản lý chặt OTT còn nóng bỏng, một đoàn đàm phán của Việt Nam đang tham gia phiên họp bổ sung quan trọng cho Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) diễn ra tại Utah (Mỹ). Với một dịch vụ xuyên biên giới và có nhiều nhà cung cấp đến từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc như OTT (Youtube, iMessege, Skype, Yahoo Messenger, Facebook Messenger, Google Hangout , Line, Kakao Talk) việc đưa ra những tuyên bố hay biện pháp đi ngược với thông lệ hay quốc tế là một việc vô cùng nhạy cảm trong thời điểm đàm phán.
Một cựu quan chức của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) từng tham gia nhiều phiên đàm phán về WTO cho biết: “Thông thường, vào thời điểm đàm phán những hiệp định kinh tế quốc tế quan trọng, việc đưa ra các tuyên bố không tương đồng với nguyên tắc về tự do thương mại, hay đối xử bình đẳng ở những lĩnh vực nhạy cảm như tài chính, viễn thông sẽ khiến cho việc đạt tới một thỏa thuận thêm khó khăn. Cũng vì thế, ít cơ quan quản lý hay doanh nghiệp đưa ra các hành động đi ngược với cách hành xử trước đây ở những lĩnh vực nhạy cảm”.
Trong khi đó, một cựu lãnh đạo cấp cao của Bộ Thông tin và Truyền thông tiết lộ, không cần phải đợi đến TPP, chỉ với các thỏa ước của WTO và Luật cạnh tranh trong nước, các cơ quan quản lý hoặc doanh nghiệp viễn thông cũng không có quyền ngăn cản hay hạn chế sự phát triển của các ứng dụng OTT.
“Trước đây, các mạng di động vẫn cho Skype, Yahoo Messenger, Facebook, Viber… hoạt động bình thường thì tại sao bây giờ lại có thể ngăn cản hoặc thu tiền khi người dân sử dụng dịch vụ miễn phí? Nếu điều này xảy ra, Việt Nam sẽ gặp phản ứng rất mạnh từ cộng đồng quốc tế. Ngay cả khi chưa có TPP mình đã không có quyền cản, giờ đàm phán tham gia mà lại hành động lạc hậu hơn xưa thì không được”, ông này nói.
Chuyên gia này phân tích, tương tự như Facebook trước đây, một số người có thể lo ngại về sự phát triển của ứng dụng này. Tuy nhiên, khi đó là một xu hướng công nghệ không thể ngăn cản được thì việc mở cửa và tận dụng cơ hội sẽ tốt hơn nhiều đóng kín cửa sợ hãi.
“OTT cũng tương tự. Không ai cản được xu thế công nghệ đang hình thành đem lại lợi ích lớn cho hàng trăm triệu người dùng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nếu lo ngại về doanh thu của nhà mạng mà quên đi lợi ích của hàng chục triệu người dùng Việt Nam, và cam kết hội nhập quốc tế thì đó sẽ là một kết cục buồn cho ngành CNTT và viễn thông nước nhà”, chuyên gia này bình luận./.
Cùng với sự bùng nổ của thị trường smartphone giá rẻ, số lượng thuê bao 3G cũng tăng mạnh lên gần 19 triệu vào cuối năm 2013. Đi kèm với đó, các ứng dụng OTT ngoại tràn vào Việt Nam, đem đến một trào lưu mới dành cho người dùng di động. Với giới trẻ, SMS thông thường trở nên lạc hậu và kém hấp dẫn so với OTT bởi nó kết hợp được cả text, hình ảnh, thoại, sticker, thậm chí chơi game và hoàn toàn miễn phí (chỉ mất cước dữ liệu 3G cho nhà mạng).
Các ứng dụng OTT nói chung bao gồm Viber, Yahoo Messenger, Youtube, Skype…là thành tựu hữu ích của công nghệ. |
Lúc này, các mạng di động đồng loạt lên tiếng về những thiệt hại nghìn tỷ đồng bởi OTT dù không có ai chứng minh được những con số đó được tính toán và kiểm chứng ra sao. Đi kèm với đó, việc quản lý chặt hay thu phí người dùng OTT cũng được đặt ra với mục đích cân bằng lợi ích giữa nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng. Chủ đề về OTT còn nóng hơn khi mà ban tổ chức Vietnam Telecomp 2013 (triển lãm lớn nhất trong năm về lĩnh vực CNTT và truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức) dành riêng một hội thảo quan trọng cho chủ đề này.
Tại hội thảo, Trưởng phòng Kinh doanh của Viettel – ông Nguyễn Việt Dũng cho biết: “Chưa áp dụng bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào để chặn OTT”. Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc tập đoàn Viettel khẳng định: “Hợp tác với OTT là lối thoát cho nhà mạng”. Lý do mà vị lãnh đạo này đưa ra là ngành viễn thông thế giới nói chung (trong đó có Việt Nam) đang đứng trước một thay đổi lịch sử khi mà 3G kết hợp với smartphone thì cước thoại, SMS sẽ gần như bằng 0. Trong bối cảnh đó, những doanh nghiệp viễn thông với doanh thu chính từ “Alo” sẽ phải chuyển nghề, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.
Trước đó, khi những tranh cãi xung quanh việc chặn, thu phí, hay quản lý chặt OTT còn nóng bỏng, một đoàn đàm phán của Việt Nam đang tham gia phiên họp bổ sung quan trọng cho Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) diễn ra tại Utah (Mỹ). Với một dịch vụ xuyên biên giới và có nhiều nhà cung cấp đến từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc như OTT (Youtube, iMessege, Skype, Yahoo Messenger, Facebook Messenger, Google Hangout , Line, Kakao Talk) việc đưa ra những tuyên bố hay biện pháp đi ngược với thông lệ hay quốc tế là một việc vô cùng nhạy cảm trong thời điểm đàm phán.
Một cựu quan chức của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) từng tham gia nhiều phiên đàm phán về WTO cho biết: “Thông thường, vào thời điểm đàm phán những hiệp định kinh tế quốc tế quan trọng, việc đưa ra các tuyên bố không tương đồng với nguyên tắc về tự do thương mại, hay đối xử bình đẳng ở những lĩnh vực nhạy cảm như tài chính, viễn thông sẽ khiến cho việc đạt tới một thỏa thuận thêm khó khăn. Cũng vì thế, ít cơ quan quản lý hay doanh nghiệp đưa ra các hành động đi ngược với cách hành xử trước đây ở những lĩnh vực nhạy cảm”.
Trong khi đó, một cựu lãnh đạo cấp cao của Bộ Thông tin và Truyền thông tiết lộ, không cần phải đợi đến TPP, chỉ với các thỏa ước của WTO và Luật cạnh tranh trong nước, các cơ quan quản lý hoặc doanh nghiệp viễn thông cũng không có quyền ngăn cản hay hạn chế sự phát triển của các ứng dụng OTT.
“Trước đây, các mạng di động vẫn cho Skype, Yahoo Messenger, Facebook, Viber… hoạt động bình thường thì tại sao bây giờ lại có thể ngăn cản hoặc thu tiền khi người dân sử dụng dịch vụ miễn phí? Nếu điều này xảy ra, Việt Nam sẽ gặp phản ứng rất mạnh từ cộng đồng quốc tế. Ngay cả khi chưa có TPP mình đã không có quyền cản, giờ đàm phán tham gia mà lại hành động lạc hậu hơn xưa thì không được”, ông này nói.
Chuyên gia này phân tích, tương tự như Facebook trước đây, một số người có thể lo ngại về sự phát triển của ứng dụng này. Tuy nhiên, khi đó là một xu hướng công nghệ không thể ngăn cản được thì việc mở cửa và tận dụng cơ hội sẽ tốt hơn nhiều đóng kín cửa sợ hãi.
“OTT cũng tương tự. Không ai cản được xu thế công nghệ đang hình thành đem lại lợi ích lớn cho hàng trăm triệu người dùng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nếu lo ngại về doanh thu của nhà mạng mà quên đi lợi ích của hàng chục triệu người dùng Việt Nam, và cam kết hội nhập quốc tế thì đó sẽ là một kết cục buồn cho ngành CNTT và viễn thông nước nhà”, chuyên gia này bình luận./.
Nguyên An