Tính đến tháng 11/2013 địa bàn tỉnh Nam Định có 902 trường học và cơ sở giáo dục, với 26.406 cán bộ, giáo viên, nhân viên và trên 360 nghìn học sinh, sinh viên (HSSV). Thực hiện Kế hoạch liên ngành số 07/2012/KHLN giữa Sở GD và ĐT, Công an tỉnh về phối hợp đẩy mạnh phong trào “An toàn trường học”, những năm qua, Sở GD và ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống ma tuý (PCMT) xâm nhập học đường, tạo môi trường an toàn, lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng, giáo dục toàn diện.
Trong khi đó với khẩu hiệu “Nói không với ma túy học đường”, ngành GD&ĐT tỉnh Phú Thọ cũng đã phối hợp với các ngành, đoàn thể và các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy xâm nhập học đường. Các đơn vị trường học đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống ma túy trong nhà trường. 100% các trường tổ chức cho học sinh ký cam kết không tham gia vào tệ nạn ma túy.
Hàng năm, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về các loại ma túy, biện pháp để phòng, chống ma túy trong học đường cho giáo viên, đồng thời tổ chức các chiến dịch ra quân phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh. Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương về quản lý giáo dục học sinh được chú trọng, giúp phát hiện sớm những trường hợp có nghi vấn liên quan đến ma túy.
Xác định công tác PCMT và các tệ nạn xã hội trong nhà trường hai tỉnh Nam Định và Phú Thọ không chỉ là đấu tranh ngăn chặn mà còn giáo dục văn hóa, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống và khả năng tự bảo vệ cho HSSV, vào đầu các năm học Sở GD và ĐT đều xây dựng và triển khai kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT xâm nhập học đường.
Các tỉnh lâm đồng thời gian qua được sự chỉ đạo kịp thời cụ thể của ban chỉ đạo phòng chống ma túy tỉnh Lâm Đồng, của Thành ủy, UBND thành phố Đà lạt; Sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo công an thành phố; Sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể và chính quyền cơ sở … chính là nhân tố quan trọng đem lại sự thành công cho công tác đấu tranh phòng chống ma túy.
Đấu tranh phòng chống ma túy có hiệu quả phải phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong triển khai thực hiện cần quán triệt phương châm “ Lấy phòng ngừa là chính. Tuyên truyền giáo dục nêu cao nhận thức là cơ bản. Lấy dân làm gốc, gia đình làm tế bào, xã phường thôn ấp, cơ quan xí nghiệp, đơn vị, trường học làm điểm tựa, lưc lương công an làm nòng cốt ”.
Như vậy tính đến hiện nay tại ba tỉnh Lâm Đồng - Phú Thọ - Nam Định không phát hiện tình trạng cán bộ, giáo viên, học sinh mắc vào tệ nạn ma túy, đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh.
Ảnh minh họa |
Trong khi đó với khẩu hiệu “Nói không với ma túy học đường”, ngành GD&ĐT tỉnh Phú Thọ cũng đã phối hợp với các ngành, đoàn thể và các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy xâm nhập học đường. Các đơn vị trường học đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống ma túy trong nhà trường. 100% các trường tổ chức cho học sinh ký cam kết không tham gia vào tệ nạn ma túy.
Hàng năm, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về các loại ma túy, biện pháp để phòng, chống ma túy trong học đường cho giáo viên, đồng thời tổ chức các chiến dịch ra quân phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh. Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương về quản lý giáo dục học sinh được chú trọng, giúp phát hiện sớm những trường hợp có nghi vấn liên quan đến ma túy.
Xác định công tác PCMT và các tệ nạn xã hội trong nhà trường hai tỉnh Nam Định và Phú Thọ không chỉ là đấu tranh ngăn chặn mà còn giáo dục văn hóa, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống và khả năng tự bảo vệ cho HSSV, vào đầu các năm học Sở GD và ĐT đều xây dựng và triển khai kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT xâm nhập học đường.
Các tỉnh lâm đồng thời gian qua được sự chỉ đạo kịp thời cụ thể của ban chỉ đạo phòng chống ma túy tỉnh Lâm Đồng, của Thành ủy, UBND thành phố Đà lạt; Sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo công an thành phố; Sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể và chính quyền cơ sở … chính là nhân tố quan trọng đem lại sự thành công cho công tác đấu tranh phòng chống ma túy.
Đấu tranh phòng chống ma túy có hiệu quả phải phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong triển khai thực hiện cần quán triệt phương châm “ Lấy phòng ngừa là chính. Tuyên truyền giáo dục nêu cao nhận thức là cơ bản. Lấy dân làm gốc, gia đình làm tế bào, xã phường thôn ấp, cơ quan xí nghiệp, đơn vị, trường học làm điểm tựa, lưc lương công an làm nòng cốt ”.
Như vậy tính đến hiện nay tại ba tỉnh Lâm Đồng - Phú Thọ - Nam Định không phát hiện tình trạng cán bộ, giáo viên, học sinh mắc vào tệ nạn ma túy, đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh.
Thùy Anh (tổng hợp)