Ngoại trưởng Mỹ phản đối việc đơn phương thành lập ADIZ ở Hoa Đông của Trung Quốc. |
"Khu vực này không cần và Trung Quốc nên ngưng áp đặt tương tự, hành động đơn phương ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông," ông Kerry nói tại một cuộc họp báo ở Manila.
Nhận định trên được ông Kerry đưa ra sau khi Philippines cảnh báo hồi tháng trước rằng Trung Quốc có thể sẽ thành lập "khu nhận diện phòng không" (ADIZ) ở Biển Đông, tương tự như ở Hoa Đông nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã tuyên bố chủ quyền trên vùng lãnh hải thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei ở Biển Đông.
"Hôm nay, tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc về tuyên bố thiết lập ADIZ trên Hoa Đông của Trung Quốc", ông Kerry nói khi đề cập đến cuộc hội đàm của ông tại Manila với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
"Tôi đã nói với Ngoại trưởng (Philippines) rằng Mỹ không công nhận ADIZ (ở Hoa Đông) và không chấp nhận nó", ông Kerry nói thêm.
Trong chuyến thăm hai ngày ở Philippines, ông Kerry đã kêu gọi Manila tham gia một "hiệp ước đồng minh quan trọng".
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đã tăng trong những năm gần đây như Bắc Kinh trở nên thẳng thắn hơn trong việc khẳng định tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông.
Chuyến thăm Philippines lần này của ông John Kerry được cho là nhằm mục đích thúc đẩy thỏa thuận mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia này như một phần của chiến lược hướng tới châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama.
Ngoại trưởng Mỹ tại Philippines. |
Chuyến thăm của ông Kerry dự kiến sẽ như một chất xúc tác cho sự thay đổi, John Blaxland, một nhà phân tích an ninh quốc phòng tại trường Đại học Quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương của Úc, nói với AFP.
"Mỹ cam kết hợp tác với Philippines để giải quyết những thách thức an ninh cấp bách nhất của nó", ông Kerry nói tại cuộc họp báo ở Manila. "Đó là lý do tại sao chúng tôi đang đàm phán một hiệp định khung mạnh mẽ và lâu dài nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng trong liên minh của chúng tôi, kể cả thông qua một sự tăng hiện diện luân phiên ở Philippines".
Cả hai bên đều đang trong giai đoạn cuối cùng của một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ triển khai thêm tàu chiến, máy bay và lực lượng đồn trú luân phiên tại Philippines, nơi các căn cứ cuối cùng của Mỹ đã bị đóng cửa trong năm 1992.
Các thỏa thuận về hỗ trợ nhân đạo, ứng phó với thảm họa và hợp tác về các vấn đề khu vực cũng nằm trong chương trình nghị sự của ông Kerry. Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho biết việc gia tăng hỗ trợ nhân đạo và ứng phó với thảm họa cho Manila có thể đem lại thêm nhiều sự hỗ trợ cho hiệp ước quân sự giữa hai nước. "Sự hỗ trợ ngay lập tức, lớn và hào phóng của Mỹ cho Manila để khắc phục hậu quả của Siêu bão Haiyan cũng có thể đẩy nhanh tiến độ đàm phán về việc triển khai quân đội Mỹ trở lại Philippines," ông nói. Sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực cũng như tần số ngày càng tăng của thiên tai chết người ở Philippines đã "nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của liên minh với Washington Manila", Storey nói.
- Hậu Jang Song-thaek TQ lực bất tòng tâm, Vương Nghị gọi hỏi Lavrov
- Từ đầu Kim Nhật Thành đã không muốn Jang Song-thaek làm con rể
- Triều Tiên, Trung Quốc chặn các đường đào thoát hậu Jang Song-thaek
- Cháu Kim Jong-un xóa dấu vết tránh bị truy lùng sau vụ Jang Song-thaek
- Vợ Jang Song-thaek xuất hiện để giữ "ổn định chính trị"
- Cô ruột Kim Jong-un phải ly hôn 1 ngày trước khi xử tử Jang Song-thaek
- Ảnh Ngoại trưởng Mỹ thăm Cà Mau: Thật tuyệt vời khi được ở đây
- Học giả TQ: Cô ruột Kim Jong-un đồng ý để cháu tử hình Jang Song-thaek
- Jang Song-thaek có thể bị tra tấn trước phiên tòa
- Video: Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng vụ Jang Song-thaek khi đang ở Cà Mau
Nguyễn Hường (nguồn CNA)