Nga tăng cường triển khai quân sự ở Bắc Cực |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng 12 dẫn bài viết "Trục Trung-Nga có thể lật đổ Mỹ không?" của tác giả J. Michael Cole.
Bài viết cho rằng, những năm gần đây, chiến tranh Iraq và Afghanistan, kinh tế suy yếu đã làm cho nguyên khí của Mỹ bị tổn thất lớn, đồng thời tạo không gian (cơ hội) cho Trung Quốc.
Trong thời điểm Mỹ vất vả ứng phó, Bắc Kinh đang thu được lợi ích, phát triển kinh tế, giải quyết tranh chấp lãnh thổ, củng cố quan hệ khu vực...
Vì vậy, khi Bắc Kinh bắt đầu thò "cơ bắp" ra biển, hoàn toàn không bị sự “chuyển hướng” sang châu Á của Mỹ dọa được. Rõ ràng, tuy Washington rất quan tâm đối với Đông Á, nhưng hoàn toàn không có ý bố trí đầy đủ nguồn lực tới đây để làm cho chiến lược "chuyển hướng" trở thành sự đối kháng với Trung Quốc.
Trung Quốc đơn phương thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông |
Báo Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, chính như Bắc Kinh nhận thấy, "tái cân bằng" phần nhiều là mong muốn và lý thuyết, chứ không phải là chiến lược thực tế, chưa nói đến thực hiện.
Theo bài báo, đến nay, thông qua "bắt tay hợp tác", Trung Quốc và Nga có thể bảo đảm sự chuyển hướng của Mỹ cho dù được thực hiện, vẫn sẽ có hiệu quả rất ít. Hai nước có thể ép buộc Mỹ mở rộng phạm vi trách nhiệm an ninh, từ đó làm cho nguồn lực quân sự vốn đã giảm đi của quân Mỹ tiếp tục căng thẳng.
Vài năm trước, có chuyên gia đề xuất "trục tạm thời thích nghi" để miêu tả quan hệ Trung-Nga. Ít nhất vào lúc này, Bắc Kinh và Moscow gác lại tranh chấp lãnh thổ, hợp tác ở cấp độ chiến lược, hy vọng dựa vào đó đẩy Mỹ ra khỏi châu Á.
Trung Quốc được cho là vừa bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới DF-41 |
Chiến lược ngăn chặn và Khu vực nhận biết phòng không do Trung Quốc đơn phương lập ra được dư luận đặc biệt quan tâm. Điều đang chú ý là, Nga đến nay đang tìm cách đuổi Mỹ ra khỏi "sân sau" của họ.
Điều có ý vị sâu xa là, sau khi Trung Quốc tuyên bố lập Khu vực nhận biết hòng không được 2 tuần, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ tăng cường hiện diện ở khu vực Bắc Cực. Trong tháng trước, Hải quân Nga tuyên bố, Bắc Cực sẽ là trọng tâm của năm 2014.
Có bài báo cho rằng, Nga đang triển khai lực lượng tác chiến điện tử và phòng không ở khu vực này. Đồng thời Quân đội Nga đã triển khai tên lửa chiến thuật ở biên giới của các nước thành viên NATO như Lithuania, Ba Lan, và biển Baltic.
Quân đội Nga hoạt động ngày càng thường xuyên ở Bắc Cực, chắc chắn sẽ thúc đẩy Mỹ áp dụng biện pháp đối phó. Nhưng, làm như vậy (gọi là "chuyển hướng Bắc Cực") sẽ tiếp tục gây căng thẳng cho ngân sách quân sự của Mỹ, từ đó giảm bớt nguồn lực dùng để "chuyển hướng" châu Á của Mỹ.
Nga răn đe Mỹ đáp trả hạt nhân |
Washington có thể tăng mạnh chi tiêu quân sự mà không làm cho đất nước phá sản là một câu hỏi. Mỹ sẽ không thể đồng thời đối phó với Trung Quốc phục hưng ở châu Á và Nga ngày càng mạnh ở Bắc Cực và biển Baltic. Hoặc là toàn lực đối phó với một nước, hoặc là tấn công trên toàn mặt trận.
Washington không có lựa chọn nào khác, chỉ có thể áp dụng cách làm sau (cùng triển khai trên nhiều mặt trận). Trong tình hình này, Trung Quốc và Nga sẽ cùng được lợi vì đối phó với một đối thủ bị phân tán về nguồn lực, bị kéo dài về chiến tuyến, có thể ép Mỹ chi tiêu quá mức, từ đó lật đổ họ - trừ phi Nhật Bản và các nước thành viên NATO đồng ý tăng mạnh chi tiêu quân sự, mà điều này hầu như không có khả năng lắm (?).
Mỹ phải chăng có quyền can thiệp vào "sân sau" của Trung Quốc và Nga, điều này tốt hơn có thể tìm kiếm đáp áp từ chỗ khác. Nhưng, rõ ràng, một nước Mỹ yếu đi - khả năng ứng phó với thách thức "trỗi dậy" của Trung Quốc đã bị nghi ngờ - đến nay hầu ngư đối mặt với nhiều thách thức của trục Trung-Nga. Trung Quốc và Nga đều đã nghiên cứu chi tiết sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và Mỹ cuối cùng làm thế nào để lật đổ Liên Xô. Ngày nay sau 20 năm, xem ra Moscow và Bắc Kim tìm cách "báo thù" Mỹ.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 Nhật Bản |
Nhật Bản sẽ tăng cường một phi đội máy bay chiến đấu F-15 cho căn cứ Naha, Okinawa. |
Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 nội địa của Nhật Bản. |
Nhật Bản sẽ tăng cường chế tạo tàu ngầm trong trung hạn |
Nhật Bản cũng tăng cường sức mạnh chiến đấu mặt nước |
Nhật Bản sẽ mua máy bay do thám không người lai Global Hawk của Mỹ |
Nhật Bản đặt mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ |
Nhật Bản muốn mua máy bay vận tải Osprey Mỹ |
Nhật Bản tăng mua xe chiến đấu đổ bộ Mỹ |