Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Nhật Bản vào tháng 12 năm 2013. |
Trong cuộc "đánh cờ" ba nước Trung-Mỹ-Nhật xoay quanh Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông cách đây không lâu, lập trường của Mỹ và Nhật Bản đã xuất hiện tình hình “không ăn nhịp”.
Theo bài báo, từ khi Trung Quốc công bố (đơn phương) lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông đến nay, sự tin cậy của Tokyo đối với Washington không phải đã tăng lên, mà là giảm đi, Trung Quốc có thể thông qua chủ động tấn công để "làm suy yếu và tan rã" đồng minh quân sự Mỹ-Nhật.
Cuộc "đánh cờ" tam quốc (3 nước) này, trước hết cho thấy vai trò ảnh hưởng của Nhật Bản đối với chính sách Trung Quốc của Mỹ giảm mạnh. Tokyo thiếu đòn bẩy hiệu quả buộc Washington ủng hộ yêu cầu của họ đối với Trung Quốc, càng thiếu khả năng áp ý kiến của họ cho Mỹ.
Hội nghị về an ninh "2+2" giữa Mỹ-Nhật có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước vào ngày 3 tháng 10 năm 2013, nhất trí mở rộng liên minh quân sự. |
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu Mỹ-Nhật hợp tác ép Trung Quốc tuân thủ khuôn phép, huỷ bỏ Khu nhận biết phòng không, nhưng Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Trung-Nhật cần xây dựng "cơ chế kiểm soát khủng hoảng và kênh trao đổi hiệu quả". Có thể nói, trong vấn đề Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, không nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào Tokyo có thể chi phối Washington.
Điều quan trọng hơn của cuộc "đánh cờ" này thể hiện mối quan tâm của Mỹ đối với lợi ích tự thân cao hơn nhiều so với mối quan tâm đối với lợi ích của đồng minh.
Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, Washington rất khó chịu, cho nên trước tiên đem máy bay ném bom chiến lược B-52 xâm nhập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông.
Nhưng trong lòng Washington hiểu rõ, sự việc này đến khi đó không thể leo thang và đe dọa quan hệ Trung-Mỹ. Cho nên, chính sách cứng rắn muốn đối chọi với Trung Quốc của Nhật Bản rõ ràng đi ngược lại chủ trương "thấy tốt thì lui"của Mỹ.
Mỹ-Nhật diễn tập liên hợp trên biển (ảnh tư liệu) |
Mỹ hoàn toàn không muốn bị người khác kéo mũi, cho nên đã áp dụng cách làm khuyến khích công ty hàng không Mỹ giao kế hoạch bay cho Trung Quốc, kêu gọi Trung-Nhật tăng cường liên lạc, làm cho đòi hỏi lợi ích của chính khách Nhật Bản không được chính quyền Obama quan tâm.
Báo Trung Quốc khoe rằng, đối với Trung Quốc, thu hoạch chiến lược lớn nhất của Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông là để cho Nhật Bản chán ghét Mỹ. Trong lòng ông Shinzo Abe nghĩ thế nào thì không thể biết được, nhưng lẽ thường là ông sẽ tức giận Washington cố ý không phối hợp với Chính phủ Nhật Bản, thậm chí có thể nghĩ là bị Mỹ bán rẻ. Như vậy rõ ràng, Trung Quốc rất thích thú khi Mỹ và Nhật Bản chia rẽ quan hệ để Trung Quốc chiếm ưu thế trong cuộc đấu tại khu vực.
Bài báo còn nói thêm rằng, Quốc hội Nhật Bản đã tiến hành bỏ phiếu thông qua nghị quyết đa số yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông. Bài báo coi đây xem như là nhằm vào Trung Quốc, nhưng bài báo khẳng định nghị quyết này đã thể hiện sự không hài lòng với Mỹ.
Mỹ đã, đang và sẽ triển khai rất nhiều vũ khí trang bị tiên tiến nhất ở Nhật Bản và khu vực. Trong hình là máy bay tuần tra săn ngầm mới nhất P-8A Poseidon của Mỹ vừa được triển khai lần đầu tiên ở nước ngoài - tại căn cứ Kadena, Okinawa, Nhật Bản ngày 2 tháng 12 năm 2013. |
Bài báo tự tin cho rằng, Trung Quốc có “tiềm năng to lớn” trong việc gây ảnh hưởng đến "vận mệnh" tương lai của đồng minh quân sự Mỹ-Nhật.
Nhật Bản càng không có cảm giác an toàn với Mỹ, thì lòng tin chính trị của đồng minh quân sự Mỹ-Nhật sẽ ngày càng suy yếu. Trong tương lai, Bắc Kinh có thể không ngừng tạo điều kiện để Tokyo mất đi lòng tin với Washington.
Chính khách cánh hữu Nhật Bản trong lòng không tin Mỹ sẽ hy sinh để bảo vệ lợi ích của Nhật Bản trong bất cứ điều kiện nào. Để ngăn chặn rủi ro bị Mỹ vứt bỏ, nhiều năm qua, họ luôn tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ, đưa Nhật Bản trở thành một "quốc gia bình thường" thực sự, sửa đổi Hiến pháp Hòa bình chính là để mở đường "pháp lý" thực hiện "giấc mơ cường quốc" này của Nhật Bản.
Theo bài báo, theo lý lẽ này, làm suy yếu lòng tin chính trị Mỹ-Nhật, từ đó làm “tan rã” đồng minh quân sự Mỹ-Nhật “hoàn toàn không phải là một việc không làm được”.
Bắc Kinh nếu tiếp tục hành động trong mấy năm tới, thực hiện các chương trình và biện pháp tương tự như Khu nhận biết phòng không để đối phó Nhật Bản, một mặt củng cố "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, mặt khác không ngừng làm cho Washington "có cơ hội" ghét Nhật Bản hơn, từ đó sẽ không ngừng làm suy yếu lòng tin của Nhật Bản đối Mỹ.
Nhật Bản có kế hoạch mua nhiều loại vũ khí trang bị quân sự tiên tiến nhất của Mỹ như máy bay chiến đấu F-35, máy bay do thám không người lái Global Hawk, máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey, xe chiến đấu đổ bộ AAV7...; xây dựng "Quân đoàn đổ bộ" (tương tự Thủy quân lục chiến), triển khai tên lửa chốt chặn eo biển Miyako; tăng cường năng lực phòng vệ trên biển-trên không ở hướng tây nam, tăng cường liên minh, liên kết, xuất khẩu vũ khí... đối phó Trung Quốc. |
Những người hiểu lịch sử quan hệ quốc tế đều biết, quan hệ đồng minh vững chắc hơn nữa cũng không thể chịu được cuộc khủng hoảng lòng tin vài lần liên tiếp, huống hồ Bắc Kinh hiện nay vẫn “có không ít thủ đoạn” hiệu quả, có thể hành động có trật tự, vừa "đấu mà không phá" với Washington, vừa làm cho Tokyo từng bước thất vọng với Washington, từng bước làm suy giảm lòng tin chính trị Mỹ-Nhật.