Kim Jong-un thị sát biên giới hai miền Triều Tiên. |
Đài Tiếng nói nước Nga ngày 24/11 dẫn một số phân tích của chuyên gia Konstantin Asmolov từ Sở nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga và cộng sự bình luận xung quanh sự kiện Bắc Triều Tiên xử tử Jang Song-thaek và phản ứng của Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Một số hãng truyền thông Hàn Quốc đưa tin, có khoảng 70 quan chức cấp cao Triều Tiên là tay chân thân tín của Jang Song-thaek đã chạy sang Trung Quốc lánh nạn, trong khi một số nguồn tin khác từ Seoul phủ nhận điều này. Bắc Kinh, với tư cách một bên liên quan trực tiếp thì im lặng tuyệt đối.
Trung Quốc cũng không hé nửa lời về thông tin Bình Nhưỡng triệu hồi các nhân viên của họ từ Trung Quốc về nước, những người này đều có liên hệ với Jang Song-thaek, người phụ trách quan hệ hợp tác kinh tế Triều - Trung.
Các chuyên gia Nga cho rằng, đằng sau tất cả các động thái này là những trò chơi chính trị của các bên, nhưng sau khi xử tử Jang Song-thaek, Kim Jong-un cũng đã lật ngửa con bài của mình.
Konstantin Asmolov nhận định, Kim Jong-un cần thực hiện 2 mục tiêu lớn, một là xây dựng quốc gia phồn vinh, hai là duy trì thể chế ổn định.
Từ khi xảy ra vụ thanh trừng Jang Song-thaek, Hồng Lỗi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ biết "hy vọng" Triều Tiên sớm ổn định tình hình, coi đó là "chuyện nội bộ" của Bình Nhưỡng và không đưa ra bất cứ bình luận nào. |
Trong khuôn khổ của Bắc Triều Tiên thì tham ô hủ bại đích thực là mối uy hiếp với sự tồn vong của chế độ, khi tình trạng tham ô hủ bại trầm trọng thì việc Kim Jong-un hành quyết một loạt quan chức "tập đoàn Jang Song-thaek" là một tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ đến các thành phần hủ bại khác trong đảng Lao động Triều Tiên.
Kim Jong-un đã lột mất quân bài của Seoul khi Hàn Quốc kỳ vọng Jang Song-thaek đóng một vai trò quan trọng cho cải cách kinh tế ở Triều Tiên, nhưng Hàn Quốc không thể lường được mâu thuẫn giữa Jang Song-thaek và Kim Jong-un lại lên đến mức đỉnh điểm khiến ông phải thanh trừng cả chú rể của mình.
Bây giờ thì Seoul đã rõ, không thể kỳ vọng hay trông đợi vào bất kỳ thế lực nào "cải cách" ở miền Bắc ngoài việc bắt tay với Kim Jong-un, dù họ chẳng ưa gì nhà lãnh đạo này, Konstantin Asmolov nhận xét.
Chuyên gia Nga cho rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhân vụ Kim Jong-un xử tử Jang Song-thaek để tăng đầu tư cho quân sự.
Giới chuyên gia Seoul và Tokyo hầu như đều cho rằng vụ thanh trừng Jang Song-thaek là "dấu hiệu" cho thấy Kim Jong-un sắp có "hành động khiêu khích không lường trước được" và buộc 2 nước láng giềng này phải tăng cường phòng thủ.
Được cho là đồng minh thân cận nhất của Bắc Triều Tiên, nhưng vụ xử tử Jang Song-thaek dường như Trung Quốc không nắm được chuyện gì đang xảy ra khiến ông Ngoại trưởng Vương Nghị phải gọi điện tham vấn người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. |
Trong khi đó suốt quá trình diễn biến của vụ thanh trừng Jang Song-thaek, Bắc Kinh dường như vẫn im lặng. Konstantin Asmolov nhận định, chính Trung Quốc mới "bị thương nặng nhất" trong sự kiện này.
Jang Song-thaek là quan chức hàng đầu Triều Tiên thân Bắc Kinh nhất. Trung Quốc hy vọng Jang Song-thaek có thể trở thành "lãnh tụ cải cách" ở Bình Nhưỡng theo mô hình của Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, vụ lật đổ Jang Song-thaek như một cái tát mạnh của Bắc Tiều Tiên nên khó có thể nói rằng giới chức lãnh đạo Bắc Kinh có thể có cảm tình với Bình Nhưỡng.