Tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bị radar tàu hộ vệ Trung Quốc ngắm bắn |
Tân Hoa xã ngày 29 tháng 12 dẫn hãng tin Kyodo, Nhật Bản đã bình chọn 10 sự kiện lớn của quan hệ Trung-Nhật năm 2013. 10 sự kiện lớn này vừa phản ánh cục diện nghiêm trọng của quan hệ Trung-Nhật hiện nay, đó là tình hình đối đầu Trung-Nhật xoay quanh vấn đề đảo Senkaku vẫn đang tiếp diễn, từ sau khi hai nước có nguyên thủ khóa mới đến nay, vẫn chưa tiến hành hội đàm chính thức;
đồng thời cũng cho thấy mối quan tâm của dư luận đối với sự trượt dốc về kim ngạch thương mại và số lượng du khách của hai bên Trung-Nhật, thậm chí lo ngại hai nước xảy ra tình huống bất trắc.
10 sự kiện lớn này cho thấy, quan hệ Trung-Nhật đã bước vào "thời kỳ băng giá", đối mặt với tình trạng lạnh giá nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến nay. Hãng Kyodo cho rằng, tới gần cuối năm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni cũng gây thêm mối lo ngại cho quan hệ hai nước.
Tháng 11 năm 2013, Trung Quốc tuyên bố lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông. |
Không có đầu mối để phá vỡ cục diện bế tắc
4 sự kiện đầu trong 10 sự kiện lớn của quan hệ Trung-Nhật do hãng Kyodo bình chọn đã làm nổi bật mức độ căng thẳng của quan hệ song phương, trong đó bao gồm: Lãnh đạo cấp cao hai nước Nhật Bản và Trung Quốc chỉ tiếp xúc ngắn ngủi sau khi hai nước có Ban lãnh đạo mới, chưa tiến hành hội đàm chính thức;
Trung Quốc thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, Nhật Bản và Trung Quốc liên tiếp diễn tập trên biển; Thủ tướng Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, Trung Quốc đưa ra phản đối; và sự thay đổi về chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản gây lo ngại cho Trung Quốc.
Theo bài báo, tháng 12 năm 2012, "chính trị gia phe bảo phủ" Shinzo Abe lần thứ hai bước lên vị trí Thủ tướng Nhật Bản. Thông qua Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và kỳ họp "Lưỡng hội", Trung Quốc đã hoàn thành công tác bàn giao Ban lãnh đạo khóa mới.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc và tàu tuần tra Nhật Bản quần nhau trên vùng biển đảo Senkaku (tháng 9 năm 2013) |
Nhưng, nhìn vào quan hệ Trung-Nhật, từ khi có ban lãnh đạo khóa mới đến nay, trao đổi cấp cao giữa hai nước trên thực tế luôn ở trạng thái gián đoạn. Nhật Bản luôn phản đối "gác lại tranh chấp" và lập trường của Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku.
Ông Shinzo Abe một mặt cho biết “cánh cửa lớn” đối thoại với Trung Quốc luôn mở, nhưng mặt khác lại ra sức thúc đẩy chuyển đổi chính sách bảo đảm an ninh Nhật Bản, tăng tốc thiết lập Hội đồng An ninh Quốc gia, thông qua "Luật bảo vệ bí mật đặc biệt", mặc dù ông Shinzo Abe và ông Tập Cận Bình có "nói chuyện đứng" bên lề Hội nghị cấp cao G-20, nhưng hội đàm chính thức giữa lãnh đạo hai nước đến nay vẫn chưa tiến hành.
Ông Shinzo Abe đã nhấn mạnh đến các mối đe dọa an ninh đến từ Trung Quốc như: đầu năm 2013 Trung Quốc đã dùng radar của tàu chiến nước này ngắm bắn tàu hộ vệ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản; ngày 23 tháng 11, Trung Quốc (đơn phương) tuyên bố lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông.
Trung Quốc cho máy bay trinh sát điện tử Tu-154 (trên) và máy bay ném bom chiến lược H-6 (dưới) liên tục áp sát Nhật Bản |
Theo đó, ngày 17 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua 3 văn kiện quan trọng liên quan đến chính sách an ninh quốc gia như "Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia", "Đại cương kế hoạch phòng vệ" mới và "Kế hoạch chỉnh đốn Lực lượng Phòng vệ trung hạn".
Ba văn kiện này nhấn mạnh đặc biệt tới các mối đe dọa từ Trung Quốc, đồng thời đề xuất một loạt chủ trương, biện pháp bảo đảm an ninh, tập trung vào đối phó với Trung Quốc. Ngoài ra, ngày 26 tháng 12, ông Shinzo Abe thăm đền Yasukuni cũng đã vấp phải sự phản đối của một số nước như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo đổ lỗi của báo Trung Quốc, một loạt hành động của ông Shinzo Abe trong năm qua cuối cùng đã làm cho quan hệ chính trị Trung-Nhật rơi vào "thời kỳ băng giá", trong khi đó, việc làm thế nào để phá vỡ cục diện bế tắc này hiện vẫn chưa có đầu mối.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được Trung Quốc coi là "Tổng tư lệnh" quân đội nước này. |
Các nhân tố tiêu cực và tích cực đều tồn tại
Trong 10 sự kiện lớn còn có số lượt du khách đến thăm lẫn nhau của hai nước Trung Quốc và Nhật Bản trượt dốc, lưu học sinh Trung Quốc cứu em bé rơi xuống nước của Nhật Bản, người phụ trách cơ quan bảo vệ môi trường của Bắc Kinh và Tokyo cùng bàn về vấn đề phòng chống PM2.5, tỷ lệ người dân Nhật Bản có thiện cảm với Trung Quốc trượt dốc và có nhân sĩ hai bên kêu gọi tránh xung đột và cải thiện quan hệ...
Những sự kiện này không chỉ đã phản ánh ảnh hưởng to lớn của nhân tố chính trị Trung-Nhật đối với quan hệ kinh tế thương mại và quan hệ địa phương, nhân dân giữa hai bên, mà còn cho thấy trọng điểm hợp tác để cải thiện và phát triển quan hệ song phương trong tương lai.
Năm 2013, kim ngạch thương mại Nhật-Trung tuy xuất hiện xu thế khôi phục vào nửa cuối năm, nhưng thương mại song phương từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2013 tổng cộng đã giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo số liệu của Cục du lịch quốc gia Nhật Bản, khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản từ tháng 9 trở đi tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, nhưng từ tháng 1 đến tháng 11 du khách Trung Quốc có khoảng 1.218.000 người, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 26 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, gây phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. |
Trong "vòng vây" của lượng lớn thông tin tiêu cực, lưu học sinh Nghiêm Tuấn cứu em bé gặp nạn người Nhật đã được Chính phủ Nhật Bản và địa phương Osaka ban thưởng.
Ngoài ra, xét tới vấn đề ô nhiễm sương mù của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, hội nghị Bộ trưởng môi trường Trung-Nhật-Hàn tháng 5 đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại về vấn đề PM2.5. Người phụ trách cơ quan bảo vệ môi trường của Bắc Kinh và Tokyo tổ chức hội thảo chuyên đề vào tháng 10 tại Tokyo, đã triển khai đối thoại về hợp tác công nghệ phòng chống ô nhiễm không khí PM2.5.
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, mặc dù ông Shinzo Abue liên tục thúc đẩy thực hiện chính sách bảo thủ, nhưng cải thiện quan hệ song phương, phát triển hợp tác hữu nghị vẫn là "tiếng lòng" chung của nhân sĩ trí thức hai nước Trung-Nhật.
"Diễn đàn Bắc Kinh-Tokyo" lần thứ 9 với sự tham dự của giới chính trị, thương mại và truyền thông hai nước đã tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 10, hai bên ra tuyên bố "Đồng thuận Bắc Kinh" kêu gọi hai nước không nên dùng các biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề.
Nhật Bản đưa ra các chiến lược và kế hoạch mới tập trung vào tăng cường phòng thủ các hòn đảo ở tây nam trước sức ép quân sự từ Trung Quốc. |
Trong tháng 10, hơn 100 học giả vấn đề Trung Quốc của Nhật Bản cũng đã thành lập "Hội học giả nghiên cứu quan hệ Nhật-Trung mới", đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ và nhân dân hai nước vượt qua "chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi".