Tàu ngầm diesel Hà Nội lớp Kilo của Việt Nam đã về nước bảo vệ chủ quyền (ảnh minh họa) |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 6 tháng 1 đăng bài viết "5 chiêu phá vỡ cục diện tranh chấp Biển Đông: Cùng khai thác tài nguyên dầu khí gặp khó khăn" của Tiết Lực, phó chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược quốc tế, Viện nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Sau đây là nội dung chính của bài viết, mời độc giả tham khảo:
Ông Tiết Lực đánh giá rằng: So với năm 2012, tình hình Biển Đông năm 2013 "tương đối ổn định", xu thế kiểm soát bất đồng, thúc đẩy hợp tác giữa các nước chủ trương chủ quyền đang phát triển.
Nói một cách tổng thể, "giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông, từ dễ đến khó, bắt tay từ một số lĩnh vực chức năng, thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông" đã trở thành đồng thuận của các bên. Về những điểm đột phá có thể xuất hiện trong tương lai, một số phương diện dưới đây có thể hứa hẹn đạt được tiến triển trước:
Một là, khai thác tài nguyên dầu khí. Trên cơ sở một số nước chủ trương chủ quyền của ASEAN đều đã khai thác dầu khí ở khu vực Biển Đông (bài viết tuyên truyền là có tranh chấp), theo bài báo thì Trung Quốc cần xem xét "dùng (thủ đoạn) đơn phương khai thác (bất hợp pháp) để thúc đẩy cùng khai thác" ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho rằng đây là một loại chủ trương của giới nghiên cứu Trung Quốc.
Tàu ngầm Hà Nội, Hải quân Việt Nam |
Bài viết cho rằng, thủ đoạn trên hiện nay vẫn chưa "lỗi thời", nhưng có sự lựa chọn khác: Trung Quốc và Brunei cùng khai thác tài nguyên dầu khí ở "vùng biển tranh chấp song phương", Trung Quốc và Việt Nam cùng khai thác tài nguyên dầu khí ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Trong khi đó, “lựa chọn một khu vực chồng lấn chủ trương của nhiều bên để tiến hành cùng khai thác, độ khó tuy lớn, nhưng một khi thực hiện sẽ thúc đẩy rõ rệt việc giải quyết tranh chấp Biển Đông”. Ngoài ra, "Tổ chức khai thác năng lượng Nam Sa" (Trường Sa của Việt Nam) cũng là một phương án.
Thứ hai, Hiệp định nghề cá nhiều bên. Bài viết tuyên truyền cho rằng, "do đánh bắt quá mức, dùng phương thức bất hợp pháp để bắt cá, mật độ tài nguyên nghề cá Biển Đông trong hơn 10 năm qua giảm mạnh. Nhiều nước xung quanh Biển Đông đều muốn ký hiệp định nghề cá nhiều bên", "6 nước 7 bên" có triển vọng thực hiện mục tiêu này trong tương lai không xa.
Thứ ba, cơ chế an toàn vận tải đường biển. Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải chủ yếu nhất của quốc tế, nhưng có nhiều đá ngầm và bãi cạn, thuộc khu vực nhiều bão, cộng với hoạt động cướp biển liên tiếp, bản đảm an toàn hàng hải phù hợp với lợi ích của các nước sử dụng tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
Tàu ngầm Hà Nội, Hải quân Việt Nam |
Dựa vào mô hình thành công của "Trung tâm chia sẻ thông tin Hiệp định hợp tác chống cướp biển hoặc cướp tàu vũ trang khu vực châu Á", lấy các nước chủ trương chủ quyền ở Biển Đông làm chính, thiết lập "Cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển và tấn công tội phạm xuyên quốc gia trên biển" là điểm tập trung và khả thi trong thúc đẩy hợp tác Biển Đông.
Thứ tư, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường biển. Chẳng hạn hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như khảo sát tính đa dạng sinh học, bảo vệ loài sắp tuyệt chủng và đá san hô, tương đối dễ dàng được các bên tranh chấp chấp nhận, cũng là trọng điểm được các bên thúc đẩy. Bước tiếp theo có thể xây dựng tổ chức như "Ủy ban điều phối nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường Biển Đông".
Thứ năm, thiết lập Công viên hải dương. Là một biện pháp có hiệu quả bảo vệ sự ổn định của khu vực Biển Đông, bảo vệ môi trường và tài nguyên, một số chuyên gia đề xuất "cùng không khai thác". Toàn bộ Biển Đông đều không khai thác rõ ràng không thực tế, nhưng biến một số vùng biển vẫn chưa khai thác thành Công viên hải dương là có thể.
Quan trọng là thúc đẩy nó vào "vùng biển Trường Sa" được bài viết tuyên truyền là chồng lấn chủ trương nhiều bên. Trong khi đó, trên thực tế, đó là biển đảo của Việt Nam.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh, Hải quân Việt Nam. |
Bài viết kết luận: mặc dù giải quyết tranh chấp Biển Đông là một quá trình lâu dài, nhưng tìm điểm chung của các bên, thông qua hợp tác các lĩnh vực chức năng thúc đẩy hợp tác Biển Đông ngày càng thể hiện rõ sự cần thiết, đồng thời có tính khả thi để thực hiện.