Học giả Mỹ: TQ dùng luật trong nước, ép các nước Biển Đông tuân theo

Giới quan sát quốc tế ngạc nhiên vì tuyên bố tham lam của Trung Quốc

11/01/2014 06:17
Đông Bình
(GDVN) - Bài báo cho rằng, quy định mới bất hợp pháp đưa ra của tỉnh Hải Nam là Trung Quốc có ý đồ dùng luật trong nước để ép các nước khác tuân theo trên Biển Đông.
Biên đội tàu sân bay Trung Quốc vừa "khuấy đục" Biển Đông
Biên đội tàu sân bay Trung Quốc vừa "khuấy đục" Biển Đông

 Trung Quốc vẫn đang sử dụng "cây gậy nhỏ"

Trang mạng tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 9 tháng 1 đăng bài viết nhan đề "Ngoại giao cây gậy nhỏ của Trung Quốc ở Biển Đông tái triển khai" của giáo sư James Holmes, Học viện Quân sự Hải quân Mỹ.

Trong một bài viết có liên quan đến việc Trung Quốc gần đây tìm cách kiểm soát mặt biển, phóng viên hãng AP Mỹ Christopher Bodin viết, Bắc Kinh đang tăng cường "quyền cảnh sát" Biển Đông.

Tháng 11 năm 2013, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc biểu quyết thông qua quy định, yêu cầu ngư dân nước ngoài phải có giấy phép mới có thể hoạt động ở khoảng 2/3 khu vực Biển Đông (quy định này là bất hợp pháp, vô hiệu, trái với luật pháp quốc tế).

Beale Goetz của mạng "Washington Free Beacon" đã cung cấp một bản đồ, đã vẽ phạm vi khu vực bị ảnh hưởng. Điều đáng chú ý là, khu vực này hoàn toàn không kéo dài toàn bộ vùng biển trong "đường lưỡi bò", trong khi đó Bắc Kinh tuyên bố toàn bộ vùng biển trong "đường lưỡi bò" có "chủ quyền không thể tranh cãi" (tuyên bố này bất hợp pháp và vô hiệu, là tham lam vô độ).

Năm 2013, Hạm đội Nam Hải cùng các hạm đội lớn khác cảu Hải quân Trung Quốc liên tiếp "khuấy đục" Biển Đông
Năm 2013, Hạm đội Nam Hải cùng các hạm đội lớn khác cảu Hải quân Trung Quốc liên tiếp "khuấy đục" Biển Đông

Dưới đây là một số quan điểm của tác giả đối với vấn đề này. Thứ nhất, các nhà quan sát trong và ngoài khu vực không cảm thấy quá kinh ngạc về động thái này. Những đòi hỏi chủ quyền (bất hợp pháp, tham lam vô độ) của Trung Quốc đối với chủ quyền Biển Đông có thể truy tới vài chục năm trước.

Chẳng hạn, bản đồ "đường lưỡi bò" xuất hiện trước năm 1949 (thực ra là năm 1948 do Trung Hoa Dân Quốc đưa ra, nhưng bản đồ không có giá trị gì theo luật pháp quốc tế). Năm 1974, Quân đội Trung Quốc đã tấn công Quân đội VNCH trên quần đảo Hoàng Sa (thực chất là tận dụng cơ hội Việt Nam đang mải chiến tranh chống Mỹ để xâm chiếm lãnh thổ ngoài khơi của Việt Nam).

Cho đến hiện nay, xung đột trên biển giữa lực lượng vũ trang của Trung Quốc và các nước láng giềng - có lúc xảy ra xung đột gay gắt, nhưng có nhiều lúc chỉ xảy ra xung đột nhỏ (chủ yếu là do Trung Quốc gây ra, các nước nhỏ hơn không bao giờ tự ý hành động). Hiện nay, các bước đã nhanh hơn.

Thứ hai, tác giả đã hình dung về "quyền cảnh sát". Căn cứ vào định nghĩa của luật sư, "quyền cảnh sát" có nghĩa là "duy trì trị an trong phạm vi lãnh thổ quốc gia", như vậy, quy định mới áp dụng (bất hợp pháp) trên Biển Đông của Trung Quốc thích hợp với nghĩa này, tức là ý nghĩa thông thường của từ "cảnh sát" (Đây chính là hành động khẳng định chủ quyền "bất hợp pháp" của tỉnh Hải Nam, mưu đồ hiện thực hóa "đường lưỡi bò" bất hợp pháp).

Năm 2013, Trung Quốc biên chế 8 tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải - ưu tiên hơn so với Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải nhiều, nhất là ưu tiên biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, loại tàu được cho là có khả năng săn ngầm.
Năm 2013, Trung Quốc biên chế 8 tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải - ưu tiên hơn so với Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải nhiều, nhất là ưu tiên biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, loại tàu được cho là có khả năng săn ngầm.

Theo bài báo thì Trung Quốc tìm cách thực hiện luật pháp trong nước đối với các vùng biển và đảo mà họ tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp), giống như "vấn đề chủ quyền đã được giải quyết".

Hơn nữa, Trung Quốc đã sử dụng "tài sản phi quân sự", chứ không phải là Quân đội Trung Quốc, nhằm nhấn mạnh "quyền tư pháp của Trung Quốc không tồn tại thách thức tính hợp pháp" (quyền tư pháp này là bất hợp pháp, không ai cho phép).

Theo bài báo, đây chính là "ngoại giao cây gậy nhỏ" đã nói cách đây mấy năm. Trên rất nhiều phương diện, cây gậy nhỏ của Trung Quốc gồm cảnh sát biển và các công cụ chấp pháp khác "tốt hơn" cả quân đội các nước Đông Nam Á (?).

Vì vậy, tác giả bài viết cho rằng, Trung Quốc sử dụng lực lượng phi quân sự (cây gậy nhỏ) thay cho quân đội (cây gậy lớn) tốt hơn nhiều, từng bước biến hoạt động "cảnh sát" này trên Biển Đông thành một trạng thái bình thường, thường xuyên.

Thứ ba, tác giả khẳng định, quy định do cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam đưa ra hầu như "sẽ không gây thách thức cho tự do hàng hải khu vực". Trong khi đó, Mỹ công khai tuyên bố, tự do hàng hải ở khu vực này là lợi ích quốc gia của họ.

Người phát ngôn Trung Quốc thì khẳng định áp đặt quy định mới sẽ "không tạo ra thách thức" loại này. Ngăn cản (trái phép) tàu cá nước khác đi vào khu vực tự áp đặt có nghĩa là ép buộc chính phủ các nước có liên quan "chấp nhận luật pháp Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp" (Đây chính là một mục đích đen tối cần cảnh giác, phản bác, đáp trả).

Trung Quốc đã mua tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga từ lâu và từng tập trận với Nga về khoa mục săn ngầm, lấy tàu lớp Kilo làm "quân xanh"
Trung Quốc đã mua tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga từ lâu và từng tập trận với Nga về khoa mục săn ngầm, lấy tàu lớp Kilo làm "quân xanh"

(Như vậy, có kẻ đang tự cho mình đã lớn mạnh, đã đủ sức, đủ thủ đoạn để thích làm gì thì làm, không coi "vương pháp" quốc tế ra gì, cố đấm ăn xôi hiện thực hóa tham vọng "đường lưỡi bò" theo "giấc mơ" hão huyền trên Biển Đông).

Thứ tư, tác giả bài viết cho rằng, Biển Đông rộng lớn mênh mông, không dễ "quản lý, giám sát". Bodin dự đoán, diện tích vùng biển "áp dụng" của "quy định mới" (tỉnh Hải Nam) là 2 triệu km2. Trung Quốc có đủ cảnh sát để "chấp pháp" đối với 2/3 Biển Đông là điều đáng nghi ngờ.

Điều này có nghĩa là, hoạt động chấp pháp (bất hợp pháp) của Trung Quốc sẽ có "tính tùy ý" (tức tùy tiện, thích làm gì thì làm). Quân đội Trung Quốc (cây gậy lớn) có thể "buộc phải tham gia chấp pháp". Một khi như vậy sẽ gây ra phản kháng trên phạm vi lớn.

Tác giả cho rằng, rất khó tưởng tượng được, có chính phủ quốc gia Đông Nam Á nào "có quan hệ lợi hại" với sự việc này lại chấp nhận cách làm của Bắc Kinh (!). Nếu Trung Quốc đã đưa ra những bộ luật "không ai tuân thủ" thì sẽ xuất hiện tình hình như thế nào? Tác giả cho rằng: "Hãy cứ nhìn mà xem".

Tàu quét mìn Hải quân Trung Quốc
Tàu quét mìn Hải quân Trung Quốc

Như vậy, qua đây, chúng ta thêm hiểu về tham vọng, âm mưu và thủ đoạn liên quan đến "đường lười bò" của nước khác trên Biển Đông. Bất cứ một hành động, một sự kiện, một hoạt động, một động thái... nào liên quan trên Biển Đông của họ đều là một sự sắp đặt, triển khai chủ động, có sự điều khiển thống nhất của cùng một chủ thể.

Họ lúc dùng "cây gậy nhỏ" (phi quân sự), lúc dùng "cây gậy lớn" (quân đội), lúc dùng "chấp pháp", lúc thì dùng kinh tế, du lịch, lập pháp, ngoại giao... Dù thủ đoạn nào, ở lĩnh vực gì, trên phương diện nào thì chúng đều nhằm vào tham vọng "đường lưỡi bò" phi pháp. Mỗi thủ đoạn có tác dụng riêng, nhưng đều phi pháp, đều vô hiệu và lộ rõ bản chất của kẻ tham lam vô độ.

 Trung Quốc biên chế tàu Hải cảnh cỡ lớn mới trên Biển Đông

Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 10 tháng 1 năm 2014 cho biết, ngày 10 tháng 1 năm 2014, tàu Hải cảnh 3401 Trung Quốc đã hoàn thành chế tạo và chính thức gia nhập Tổng đội Nam Hải, Hải giám Trung Quốc.

Tàu Hải cảnh-3401 Trung Quốc vừa biên chế cho Tổng đội Nam Hải ngày 10 tháng 1 năm 2014, báo hiệu Biển Đông sẽ "nổi sóng".
Tàu Hải cảnh-3401 Trung Quốc vừa biên chế cho Tổng đội Nam Hải ngày 10 tháng 1 năm 2014, báo hiệu Biển Đông sẽ "nổi sóng".

Tàu Hải cảnh 3401 Trung Quốc là tàu chấp pháp biển mới đa năng, lớp 4.000 tấn đầu tiên hoàn thành chế tạo và chính thức biên chế kể từ khi Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc được tổ chức lại cho đến nay.

Tàu này được cho là có tính năng ưu việt, lắp thiết bị chấp pháp tiên tiến, có thể đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tàu này biên chế sẽ phát huy vai trò “quan trọng” trong “tăng cường tiến hành quản lý, kiểm soát có hiệu quả vùng biển chủ trương” (bất hợp pháp) của Trung Quốc.

Ngày 10/1/2014, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

"Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”.

 
Đông Bình