Máy bay chiến đấu J-15 cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh |
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 16 tháng 1 đưa tin, ngày 26 tháng 9 năm 2012, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh Trung Quốc chính thức bàn giao hải quân, khẳng định sức mạnh quốc gia của Trung Quốc, là sự kiện cột mốc tăng cường sức chiến đấu của Hải quân Trung Quốc.
Cùng với việc bàn giao tàu Liêu Ninh, Trung Quốc bước vào hàng ngũ những nước có tàu sân bay. Nhưng tàu này để có được khả năng tác chiến thì cần phải có thời gian, bởi vì Trung Quốc thiếu kinh nghiệm về công nghệ, huấn luyện và sử dụng tàu chiến mặt nước cỡ lớn như vậy, cần có một quá trình nghiên cứu và tìm tòi.
Cụm tác chiến tàu sân bay là một lực lượng răn đe chiến lược toàn cầu của một quốc gia, là một trong những tiêu chí của hải quân tầm xa; là lợi khí bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển, tấn công các mục tiêu trên biển, trên không và trên đất liền của nước bị TQ cho là thù địch.
Biên đội tàu sân bay có 5 khả năng tác chiến sau: khả năng tác chiến đối không, khả năng tác chiến đối hải, khả năng tác chiếm săn ngầm, khả năng tác chiến đối đất, khả năng tác chiến điện tử.
Các tàu chiến, máy bay trong biên đội tàu sân bay kết hợp hữu cơ, hình thành một thể tấn công-phòng thủ đa tầng, lập thể, cự ly xa, có khả năng tác chiến và khả năng chỉ huy tác chiến liên hợp.
Mô hình tác chiến của cụm tác chiến tàu sân bay hiện đại là mô hình tác chiến hệ thống có ý nghĩa điển hình, là mô hình tác chiến trên biển mang tính tổng hợp có nhiều khả năng tấn công-phòng thủ: lấy hình thức biên đội tiến hành tác chiến hiệp đồng, đối kháng giữa các hệ thống, kết hợp hữu cơ giữa các loại vũ khí mũi nhọn trên biển, trên không, trên vũ trụ, dưới mặt biển.
Tàu Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, mô hình tác chiến của nó khác về bản chất với mô hình tác chiến của tàu chiến và biên đội tàu chiến trước đây của Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh |
Sự bố trí điển hình của cụm tác chiến tàu sân bay thường khoảng 10 tàu chiến, ngoài tàu sân bay còn có vài tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu chi viện nhanh và tàu ngầm tấn công hạt nhân.
Đội hình và trật tự hoạt động khi tuần tra trên biển là, lấy tàu sân bay làm trung tâm, hai tàu ngầm tấn công hạt nhân chạy trước biên đội, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm tàu ngầm cự ly xa ngoại vi của cụm tác chiến tàu sân bay; 6 tàu khu trục, hộ vệ chạy cùng với tàu sân bay, thực hiện nhiệm vụ phòng không khu vực và tìm kiếm tàu ngầm tầm trung và gần; một tàu chi viện tốc độ nhanh đi theo phía sau biên đội tàu sân bay, biên chế của cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trong tương lai cơ bản cũng sẽ áp dụng mô hình như vậy.
Cụm tác chiến tàu sân bay hàng năm tới lui tuần tra có nhiệm vụ thực hiện trực tác chiến trên biển, phạm vi hoạt động là tất cả các vùng biển trừ vùng địa cực.
Điều kiện khí tượng thuỷ văn trên biển phức tạp, môi trường tác chiến biên đội ác liệt, tiếp tế hậu cần khó khăn, vì vậy có yêu cầu ngặt nghèo đối với tàu chiến trong biên đội.
Chủ yếu có hai phương diện, một là đáp ứng nhu cầu tác chiến, tức là tàu chiến trong biên đội đáp ứng nhu cầu tác chiến của cụm tác chiến tàu sân bay về khả năng tác chiến, như khả năng phòng không khu vực, khả năng săn ngầm cần đáp ứng chỉ tiêu tác chiến đã định của cụm tác chiến tàu sân bay; hai là yêu cầu về tính năng tổng thể như chỉ tiêu về tốc độ nhanh, chỉ tiêu máy móc hoạt động tốt, khả năng chạy liên tục và chỉ tiêu khả năng tự lực đều phải hết sức tiếp cận với tàu sân bay, đáp ứng đặc thù hoạt động của biên đội tàu sân bay trong tình hình biển xấu, tốc độ cơ động cao, cố gắng giảm nhu cầu đối với tiếp tế hậu cần, đây cũng chính là nguyên lý cố gắng giảm bớt "hiệu ứng yếu kém" trong cái gọi là "học thuyết thùng gỗ".
Tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương Type 051C, Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc |
Các tàu chiến thuộc biên đội - cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh có thể kết hợp tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 09III, tàu khu trục Type 051C, tàu khu trục Type 052C, tàu khu trục Type 052D, tàu hộ vệ Type 054A và tàu tiếp tế tổng hợp lớp gần 50.000 tấn đang chế tạo (tin đồn).
Đương nhiên, đây là một mô hình không cố định thông thường, cùng với sự khác nhau về nhiệm vụ, quy mô biên đội và kiểu loại tàu chiến phối thuộc cũng sẽ tiến hành điều chỉnh tương ứng; hơn nữa, cùng với việc đưa tàu khu trục cỡ lớn 055, tàu hộ vệ săn ngầm mới và tàu ngầm tấn công hạt nhân mới vào hoạt động trong tương lai, cũng sẽ đem lại sự thay đổi nhất định cho biên chế của cụm tác chiến tàu sân bay Hải quân Trung Quốc.
Hơn nữa, theo đó, cũng có yêu cầu tương ứng đối với khả năng chỉ huy, kiểm soát của tàu Liêu Ninh, cần có khả năng chỉ huy kiểm soát hơn 10 chiếc, thậm chí vài chục chiếc tàu chiến.
Trong quan hệ chỉ huy tác chiến, chỉ huy tàu sân bay Liêu Ninh không phụ trách chỉ huy nhiệm vụ tác chiến của toàn bộ cụm tác chiến, chỉ huy tác chiến của cụm tác chiến tàu sân bay do chỉ huy tác chiến biên đội đảm nhiệm.
Trung tâm của biên đội tàu sân bay là tàu sân bay, trung tâm của tàu sân bay là máy bay tàu sân bay, khả năng tác chiến của máy bay tàu sân bay ngoài tính năng tự thân của máy bay, chủ yếu thể hiện ở khả năng bảo đảm của tàu sân bay đối với máy bay, thể hiện ở một số chỉ tiêu kết hợp tàu sân bay-máy bay như tỷ lệ điều động và tỷ lệ "thu về" của máy bay tàu sân bay.
Tàu khu trục Aegis Hải Khẩu số hiệu 171, Type 052C trong biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Những chỉ tiêu này chủ yếu có: thời gian cần thiết cho mỗi lượt điều động, thời gian cần thiết cho mỗi lượt "thu về"; khả năng điều động tối đa, đó là có thể bảo đảm bao nhiêu lượt thứ tự cất cánh, có thể bảo đảm bao nhiêu lượt tốp cách nhau cất cánh; khả năng "thu hồi" tối đa, tức là loạt chiếc "thu hồi" trong hàng phút, có thể liên tục "thu hồi" mấy loạt; khả năng liên tục điều động-thu hồi, thường dùng một ngày bay làm chỉ tiêu đánh giá, tức là một ngày bay có thể liên tục điều động và thu hồi bao nhiêu loạt máy bay, thời gian cách nhau giữa các loạt máy bay, thời gian điều động tiếp theo...
Đoạn đường băng cất cánh chếch lên dài 55 của tàu Varyag làm cho điều hành máy bay trên đường băng tồn tại vấn đề cố hữu mang tính bản chất.
Khả năng tác chiến của tàu sân bay chắc chắn chủ yếu đến từ máy bay tàu sân bay, khả năng điều động và thu hồi trong đơn vị thời gian của máy bay tàu sân bay rất quan trọng, do thiết kế đường băng cất cánh chếch lên vốn có của tàu Liêu Ninh, khả năng điều hành máy bay trên đường băng kém hơn tàu sân bay kiểu đường băng bằng phẳng, do đó, mở rộng kho chứa máy bay mang theo nhiều máy bay tàu sân bay hơn cũng có ý nghĩa, mang theo 24 máy bay chiến đấu J-15 là sự bố trí hợp lý nhất.
Ngoài ra, còn trang bị máy bay trực thăng cảnh báo sớm, máy bay trực thăng săn ngầm và máy bay trực thăng cảnh giới phục vụ.
Tàu khu trục tên lửa mới Type 052D của Hải quân Trung Quốc |
Hiệu quả tác chiến của cụm tác chiến tàu sân bay thể hiện ở 5 phương hướng tác chiến như đối không, đối hải, đối ngầm, đối đất và chiến tranh điện tử, gồm hai phương diện là khả năng nhận biết và khả năng tấn công, hình thành trận địa cảnh giới và tấn công vươn ra bên ngoài, lấy tàu sân bay Liêu Ninh làm trung tâm.
Khả năng nhận biết là khả năng dò tìm của các trang thiết bị thuộc cụm tác chiến tàu sân bay và tích hợp toàn diện khả năng chỉ thị bên ngoài cụm tác chiến tàu sân bay; khả năng tấn công là sự kết hợp khả năng tấn công xa nhất và khả năng tấn công lớn nhất của vũ khí trang bị trong cụm tác chiến tàu sân bay.
Trong năng lực tác chiến của cụm tác chiến tàu sân bay, khả năng tác chiến điện tử kết hợp với 4 loại khả năng tác chiến khác, cùng tạo nên thủ đoạn tấn công tác chiến cứng-mềm.
Trong 4 mô hình tác chiến, máy bay tàu sân bay là thủ đoạn tấn công tầm xa ngoại vi chủ yếu nhất, vũ khí trên tàu chủ yếu dùng để đánh chặn và tấn công tầm gần và tầm trung. Trong việc sử dụng các loại mô hình tác chiến và vũ khí, thông thường cũng đan xen và trùng lặp.
Hệ thống phóng thẳng đứng tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 của tàu khu trục Type 052C |
Khả năng dò tìm đối không của cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh được hình thành bởi radar cảnh báo sớm tầm xa trên tàu sân bay, máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-18 trên tàu sân bay, máy bay trực thăng cảnh giới phiên bản cải tiến Z-9, khoảng cách dò tìm từ 450-500 km.
Sau khi tiến hành chia sẻ thông tin chỉ thị mục tiêu với các thiết bị dò tìm ngoài cụm tàu sân bay như vệ tinh, máy bay cảnh báo sớm, phạm vi dò tìm có thể mở rộng tới nghìn km, thậm chí vài nghìn km.
Vũ khí đánh chặn, tấn công đối không của cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh gồm có máy bay chiến đấu J-15, tên lửa phòng không tầm xa và vũ khí phòng thủ tầm gần trên tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu J-15 được sao chép từ máy bay chiến đấu Su-33, chỉ tiêu cơ bản tương đương với Su-33, như số Mach tối đa là 2,17, bán kính tác chiến tối đa 1.270 km, lượng tải đạn tối đa 6,5 tấn. Máy bay J-15 là lực lượng phòng không ngoại vi, khoảng cách đánh chặn trên 1.200 km, có khả năng tác chiến đối không tầm xa khá mạnh.
Máy bay trực thăng thông dụng hạng trung Z-20 Trung Quốc vừa bay thử |
Tên lửa phòng không tầm xa của biên đội hộ tống tạo được hỏa lực phòng không tầng thứ hai trong khoảng cách trên 200 km. Nhiệm vụ phòng không-phòng thủ tên lửa tầm gần và tầm trung do tên lửa đối không tầm gần và trung thực hiện, có thể đánh chặn mục tiêu bay tối đa trên 30 km.
Mạng lưới bảo vệ phòng không, phòng thủ tên lửa cuối cùng là hệ thống vũ khí phòng thủ tên lửa tầm gần trên tàu sân bay.
Phương thức hình thành thủ đoạn dò tìm đối hải của cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh cơ bản tương đồng với phương thức dò tìm đối không, tạo thành bởi radar trên tàu sân bay và máy bay trực thăng trên tàu sân bay, khoảng cách dò tìm 450-500 km.
Thủ đoạn tấn công tác chiến cũng được tạo nên bởi máy bay và vũ khí trên tàu sân bay, khi sử dụng máy bay J-15 tiến hành tấn công đối hải, khoảng cách tấn công tối đa gần 1.000 km; còn khi sử dụng tên lửa chống hạm ngoài tầm nhìn trên tàu tiến hành tấn công, khoảng cách tấn công tối đa trên 250 km, cùng với việc nghiên cứu chế tạo thành công tên lửa chống hạm mới và sự tiến bộ của hệ thống chỉ thị mục tiêu tầm xa, khoảng cách tấn công tối đa, độ chính xác và uy lực tấn công cũng sẽ được cải thiện.
Trên phương diện năng lực tác chiến đối với tàu ngầm, chủ yếu sử dụng máy bay trực thăng săn ngầm Z-8 và tàu ngầm tấn công hạt nhân làm thủ đoạn chính trong săn ngầm tầm xa, phạm vi tìm kiếm và tấn công tàu ngầm trên 200 km, hình thành mạng lưới săn ngầm tầm xa ngoại vi;
ở khoảng cách trung bình, sử dụng máy bay trực thăng săn ngầm và thiết bị dò tìm săn ngầm trên tàu, ngư lôi có tên lửa hỗ trợ, có thể tạo thành mạng lưới săn ngầm trong phạm vi 60 km; trong khi đó, săn ngầm tầm gần do vũ khí bom sâu và hệ thống vũ khí ngư lôi trang bị trên tàu thực hiện.
Tàu khu trục tên lửa thế hệ thứ tư Type 055 Quân đội Trung Quốc (tưởng tượng) |
Mục đích tác chiến đối đất của cụm tác chiến tàu sân bay thường chia làm 2 loại, một là nhiệm vụ đoạt lấy quyền kiểm soát trên không và trên biển ở chiến trường khi tác chiến đổ bộ, cung cấp chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ; hai là nhận lệnh tiến hành nhiệm vụ tấn công mang tính uy hiếp và trả thù đối với mục tiêu cụ thể hoặc mục tiêu có giá trị cao trong lãnh thổ của nước đối phương.
Trong tác chiến tấn công đối đất, thông tin chỉ thị mục tiêu tầm xa có thể do máy thăm dò ngoài biên đội cung cấp, cũng có thể do máy bay trực thăng cảnh báo sớm trên tàu cung cấp hoặc áp dụng phương thức xác định sẵn tọa độ cố định. Thủ đoạn tấn công chủ yếu là máy bay J-15 hoặc sử dụng tên lửa hành trình tấn công đối đất trang bị cho tàu nổi hoặc tàu ngầm.
Khi sử dụng máy bay J-15 tiến hành tác chiến tấn công đối đất, khoảng cách tác chiến tối đa gần 800 km; tên lửa hành trình tấn công đối đất của tàu nổi, tàu ngầm tiến hành nghiên cứu chế tạo theo nhu cầu chiến lược của quốc gia, tiến hành trang bị theo nhu cầu tác chiến.
Dáng dấp của cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đã xuất hiện, nhưng hình thành khả năng tác chiến, thực hiện nhiệm vụ trực ban, sẵn sàng chiến đấu còn cần thời gian nhất định.
Thử nghiệm nghiên cứu khoa học của bản thân tàu Liêu Ninh còn chưa hoàn thành, hơn nữa số lượng máy bay tàu sân bay hiện nay cũng chưa thể đáp ứng cho biên đội, số lượng phi công đạt tiêu chuẩn của tàu sân bay cũng chưa đáp ứng nhu cầu, cần tiếp tục đào tạo.
Tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương Type 054A trang bị cho Hạm đội Nam Hải năm 2013 |
Tuy tàu Liêu Ninh đã tiến hành thử nghiệm và huấn luyện 37 ngày ở Biển Đông trong năm 2013, đã tiến hành thử nghiệm và huấn luyện biên đội, nhưng nhìn vào thời gian, còn lâu mới đủ.
Việc huấn luyện cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh là một quá trình phức tạp, vừa có huấn luyện tàu đơn lẻ, vừa có huấn luyện kết hợp giữa tàu và máy bay, vừa có huấn luyện hiệp đồng biên đội, điều này cũng cần thời gian vài năm.
Lực lượng hải quân TQ hiện nay chỉ mạnh về "lượng" nhưng về "chất" vẫn chưa bằng Nhật, đó là chưa nói về kinh nghiệm tác chiến trên biển! chính vì vậy TQ mới sử dụng chiêu "tâm lý chiến" của Tôn Võ Tử hòng "lòe" thiên hạ và áp đảo tinh thần đối phương bằng cách "tập trận", rồi lâu lâu gỉa vờ tung hê những "vũ khí mới" ( thực chất sao chép),riêng chất lượng phải đặt dấu chấm hỏi? họ áp dụng chiêu "hư hư thực thực",vừa thăm dò vừa rình cơ hội thông qua diễn tập! với chiến thuật này TQ tung hỏa mù để che đậy "ý đồ thực sự"của họ, khiến đối phương không biết đâu mà lần! thực ra hiện nay họ đang ráo riết gia tốc sản xuất tàu chiến, đặc biệt "tàu sân bay" với hy vọng áp đảo đối phương theo tỉ lệ 10-1, lúc đó họ sẽ "bất ngờ" ra tay chớp nhoáng. TQ đang sử dụng hết công suất các phương tiện truyền thông như mạng Hòan Cầu,...trước là tuyên truyền với người dân trong nước rằng "lãnh thổ của họ do lịch sử để lại đang bị Việt Nam,Nhật Bản chiếm đóng.." hầu dọn đường cho tham vọng bành trướng, mặt khác muốn "rung cây nhát khỉ" khiến các nước láng giềng "run sợ" trước sức mạnh quân sự ghê gớm của họ.- Nguyễn Khải